Áp dụng trách nhiệm hình sự

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trách nhiệm pháp lý của viên chức – qua thực tiễn Thành phố Hà Nội (Trang 79 - 84)

d) Giai đoạn từ năm 1992 đến nay

2.1.4. Áp dụng trách nhiệm hình sự

Ở nước ta, tiến trình phát triển của pháp luật hình sự có thể chia thành giai đoạn trước và sau khi Bộ luật hình sự đầu tiên được ban hành năm 1985. Trước năm 1985, thời kỳ 1945-1975, sau khi Cách mạng tháng Tám thành cơng, chính quyền nhân dân mới được thành lập đã phải đối mặt với những khó khăn chồng chất: nền kinh tế nước ta kiệt quệ lại phải cùng lúc đối phó với thù trong giặc ngoài, Đảng ta xác định nhiệm vụ tối thượng trong thời điểm này là giữ vững chính quyền nhân dân. Nhất là sau một số sự kiện đe doạ tới chính trị, kinh tế, nhà nước ta đặt ra nhiều quy định đối với đối tượng cán bộ, công chức, viên chức, đối tượng có chức vụ. Hàng loạt văn bản về hình sự được ban hành như: Sắc lệnh số 21/SL ngày 14/2/1946 quy định việc đưa ra tòa án quân sự xét xử, Sắc lệnh số 26/SL ngày 25/2/1946 trừng trị các tội phá hoại cộng sản, Sắc lệnh số 154/SL ngày 13/8/1946 trừng trị các tội làm bạc giả, lưu hành bạc giả, phá hủy tiền tệ, Sắc lệnh số 223/SL ngày 27/11/1946 quy định về tội hối lộ, Sắc lệnh số 200/SL ngày 08/7/1948 về việc coi công chức trong thời kỳ kháng chiến như bị trưng tập. Điều 1 Sắc lệnh 200/SL quy định: "...Trừ khi được lệnh trên cho phép nghỉ việc, các viên chức ấy đều phải giữ chức vụ mình ở nơi đang làm việc; và khi nào nhận được lệnh trên bổ dụng đầu tiên đi một nơi hoặc thuyên chuyển đi một nơi khác, thì phải đi nhận chức ngay ở nơi đó". Điều 3 của Sắc lệnh này lại xác định TNPL của viên chức như sau: "Tùy theo cấp hạng công chức và trường hợp phạm pháp, các viên chức phạm pháp sẽ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp, hoặc Chưởng lý Tòa thượng thẩm kỳ này, nay Giám đốc tư pháp liên khu ra lệnh truy tố, theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ sở quan (hoặc một viên chức cao cấp thuộc Bộ ấy), sau khi thỏa hiệp với Bộ trưởng Bộ Nội vụ hoặc Ủy ban kháng chiến hành chính liên khu". Các Thẩm phán hoặc viên chức khác thuộc Bộ Tư pháp sẽ do Bộ này truy tố. Một Nghị định liên Bộ Nội vụ, Tư pháp sẽ ấn định chi tiết về thủ tục truy tố.

Các viên chức trong thời kỳ này có nguy cơ phải gánh chịu TNPL nói chung và trách nhiệm hình sự nói riêng nặng hơn các chủ thể khác. Ví dụ, theo quy định tại Điều 4 Sắc lệnh số 200/SL ngày 08/7/1948 đối với một viên chức bỏ việc trong vùng tạm thời bị địch kiểm sốt, Tịa án bắt buộc phải phạt ít nhất là năm năm tù (trong khi mức hình phạt chung cho tất cả các chủ thể là từ một đến mười năm tù) hay năm năm khổ sai, không cho hưởng án treo (viên chức phạm tội không bao giờ được hưởng án treo); và phạt thêm tịch thu một phần hay tất cả gia sản của phạm nhân.

Thời kỳ từ năm 1975 - đất nước hồn tồn giải phóng tới trước khi Bộ luật hình sự đầu tiên được ban hành năm1985. Quy định và chế tài hình sự đối với các hành vi lợi dụng và lạm dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội ngày càng cụ thể và nghiêm khắc. Đó là: Sắc lệnh số 03/SL ngày 15/3/1976 của Hội đồng Chính phủ cách mạng lâm thời và Pháp lệnh trừng trị tội hối lộ năm 1981 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Pháp lệnh này quy định rõ tội hối lộ bao gồm: Nhận hối lộ, đưa hối lộ và mơi giới hối lộ. Hình phạt cao nhất Pháp lệnh này quy định là bị phạt tù đến 20 năm hoặc chung thân đối với trường hợp phạm tội hối lộ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng; người lợi dụng chức vụ cao để nhận hối lộ có thể bị phạt tù tới 15 năm.

Nhìn chung, trong giai đoạn trước khi có Bộ luật hình sự năm 1985, trách nhiệm hình sự của viên chức chưa được quy định có hệ thống và chủ yếu ở dạng các văn bản đơn hành; mức hình phạt được quy định trong từng tội phạm cụ thể tương đối nghiêm khắc, mức hình phạt cao nhất có thể đến tử hình.

Năm 1985, Bộ luật hình sự đầu tiên ra đời kế thừa và phát triển các quy định pháp luật hình sự của Nhà nước ta, tổng kết những kinh nghiệm đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm. Bộ luật hình sự 1985 đã tội phạm hóa một số hành vi vi phạm pháp luật của người có chức vụ, quyền hạn. Bộ luật hình sự năm 1985 đã dành một chương riêng quy định các tội phạm về chức vụ (chương IX). Đồng thời tội phạm về chức vụ còn được quy định ở một số

chương khác của Bộ luật hình sự, trong một số lĩnh vực cụ thể nhất định, như một số tội xâm phạm những quyền tự do dân chủ của công dân: Tội buộc người lao động thôi việc trái pháp luật (Điều 123), Tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân (Điều 127); một số tội xâm phạm hoạt động và trật tự quản lý kinh tế: Tội cố ý làm trái những nguyên tắc, chính sách, chế độ quản lý kinh tế của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 174), Tội lập quỹ trái phép (Điều 175)... Hình phạt quy định trong chương IX Bộ luật hình sự năm 1985 gồm: cảnh cáo, cải tạo khơng giam giữ và phạt tù có thời hạn, tù chung thân. Thời kỳ sau đó, tệ nạn tham nhũng có những diễn biến tinh vi, phức tạp; nhiệm vụ chống tham nhũng trở thành nhiệm vụ hàng đầu. Hội đồng Bộ trưởng và Chính phủ đã ban hành Quyết định số 240-HĐBT ngày 26/6/1990 về đấu tranh chống tham nhũng và Quyết định số 114-TTg ngày 21/11/1992 về những biện pháp cấp bách nhằm ngăn chặn và bài trừ tệ tham nhũng và buôn lậu. Hai Quyết định này đã đề ra yêu cầu, mục tiêu và biện pháp đấu tranh phịng, chống tham nhũng. Tiếp đó, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 1997 đã sửa đổi dấu hiệu pháp lý ở một số điều, tách các điều, khoản của Bộ luật hình sự 1985 và bổ sung nhiều hành vi mới đối với đối tượng có chức vụ, quyền han như: Tội tham ơ tài sản XHCN (Điều 133), Tội lợi dụng, chức vụ, quyền hạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản XHCN (Điều 134a), Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn sử dụng trái phép tài sản XHCN (Điều 137a), Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản của công dân (Đỉều 156)… Các quy định trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng hình phạt thích đáng đối với từng mức độ vi phạm cụ thể, khắc phục được tình trạng quy định quá chung với khung hình phạt quá rộng. Pháp lệnh chống tham nhũng năm 1998 (sửa đổi năm 2000) và sau này là Luật phòng chống tham nhũng năm 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2007) đã quy định cán bộ, công chức, viên chức là đối tượng điều chỉnh của Luật này; tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi và 12 hành vi tham nhũng được quy định tại Điều 3 Luật này.

Nhằm thể chế hóa chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn đổi mới, Bộ luật hình sự năm 1999 được xây dựng trên cơ sở sửa đổi, bổ sung, kế thừa những nội dung hợp lí, tích cực của Bộ luật hình sự năm 1985. Quy định về trách nhiệm hình sự của cơng chức có những thay đổi nhất định: Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản XHCN (Điều 137a Bộ luật hình sự năm 1985) đã trở thành tình tiết định khung ở Tội sử dụng trái phép tài sản (Điều 142 Bộ luật hình sự năm 1999); yếu tố "lợi dụng chức vụ, quyền hạn" trở thành tình tiết định khung tăng nặng của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139), tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 140)...

Khi xác định trách nhiệm hình sự của người có chức vụ quyền hạn nói chung và viên chức nói riêng quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999 cấu thành tội phạm của nhiều tội danh quy định mức tiền tối thiểu hoặc quy định các tình tiết "gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng" hoặc "đã bị xử phạt hành chính" và "đã bị xử lý kỷ luật" làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự. Điều này có nghĩa là nhiều hành vi nếu chưa chiếm đoạt đến mức tiền tối thiểu, hoặc không gây hậu quả nghiêm trọng hay chưa bị xử phạt hành chính hoặc xử lý kỷ luật thì khơng phải là tội phạm. Đó là các tội: Tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165), Tội lập quỹ trái phép (Điều 166), Tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (Điều 170), Tội tham ô tài sản (Điều 278), Tội nhận hối lộ (Điều 279), Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 280), Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi (Điều 283), Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi (Điều 291)... Tuy nhiên, các thuật ngữ "đã bị xử phạt hành chính", "đã bị xử lý kỷ luật" hoặc "gây hậu quả nghiêm trọng" lại chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể, gây khó khăn cho hoạt động của các cơ quan tố tụng. Mặc dù chưa chính thức có hiệu lực nhưng Bộ luật hình sự 2015 về cơ bản đã khắc phục được điểm bất cập này, Bộ luật hình sự 2015 cơ bản khơng cịn các dấu hiệu mang tính chất

định tính, các tình tiết "gây hậu quả nghiêm trọng", "gây hậu quả rất nghiêm trọng", "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng"… Ví dụ: Tội tham ơ tài sản đã bỏ tình tiết "gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 278 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009); Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 360 Bộ luật hình sự năm 2015) đã: 1) Thay thế dấu hiê ̣u cấu thành tô ̣i phạm "gây hâ ̣u quả nghiêm tro ̣ng" tại khoản 1 Điều 285 Bộ luật hình sự năm 1999 bằng các tình tiết đi ̣nh tô ̣i : a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 2) Thay thế tình tiết gây hâ ̣u quả rất nghiêm tro ̣ng, hâ ̣u quả đă ̣c biê ̣t nghiêm tro ̣ng ta ̣i khoản 2 Điều 285 Bộ luật hình sự 1999 bằng các tình tiết: a) Làm chết 02 người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. 3) Thay thế tình tiết hâ ̣u quả đă ̣c biê ̣t nghiêm tro ̣ng ta ̣i khoản 2 Điều 285 Bộ luật hình sự năm 1999 bằng các tình tiết : a) Làm chết 03 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

Có thể thấy rằng, Bộ luật hình sự năm 2015 đã cụ thể hố các tình tiết định tính bằng các tình tiết được định lượng cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng pháp luật trên thực tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trách nhiệm pháp lý của viên chức – qua thực tiễn Thành phố Hà Nội (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)