Các sơ đồ điều chỉnh điện áp bán dẫn dùng transitor: 1 Các sơ đồ điều chỉnh điện áp bán dẫn có tiếp điểm:

Một phần của tài liệu Trang bị điện và điện tử trên ô tô Nguyễn Hoàng Việt BKĐN (Trang 152 - 154)

- Cuộ giữ Wg: quấn cùng chiều với cuộn Wnt, mắc song song với nguồn điện qua cặp tiếp điểm th−ờng mở K 2K'2 của rơle bảo vệ.

5.4.1. Các sơ đồ điều chỉnh điện áp bán dẫn dùng transitor: 1 Các sơ đồ điều chỉnh điện áp bán dẫn có tiếp điểm:

5.4.1.1. Các sơ đồ điều chỉnh điện áp bán dẫn có tiếp điểm:

Sơ đồ nguyên lý của BĐC điện áp bán dẫn có tiếp điểm (với hai cách nối cuộn dây kích thích khác nhau) nh− trên hình 5.28.

Cuộn dây kích thích của máy phát có thể đ−ợc nối ở mạch koléctơ (hình 5.28a) cũng nh− ở mạch emitơ của transitor (hình 5.28b).

Công suất mở tiếp điểm trong hai cách nối trên xấp xỉ nh− nhau. Tuy vậy hợp lý hơn là nối cuộn kích thích ở mạch emitơ. Bởi vì khi nối cực âm của máy phát với mát không cần phải cáhc điện vỏ của BĐC với transitor. Và nh− vậy, vỏ của BĐC có thể sử dụng nh− tấm dẫn nhiệt để điều kiện làm mát transitor tốt hơn.

Trên hình 5.29a là sơ đồ cấu tạo BĐC điện áp bán dẫn đơn giản nhất dùng với máy phát xoay chiều. Bộ điều chỉnh gồm: transitor (T) với điện trở

Trang bị điện và điện tử trên ôtô Biên soạn : TS. Nguyễn Hoàng Việt

tạo thiên áp (RB) và một rơle điện từ với cặp tiếp điểm KK'.

Nguyên lý làm việc của BĐC nh− sau:

+ Khi Umf < Uđm: thì KK' mở vì FWU < Flx. Cực gốc B của T lúc này đ−ợc nối với cực âm của nguồn qua RB, do đó xuất hiện dòng điều khiển (dòng cực gốc) IB chạy theo mạch:

(+)Bộ nắn dòng --> E --> B --> RB --> Mát --> (-) Bộ nắn dòng

Transitor lúc này mở --> cho dòng kích thích chạy qua:

(+)Bộ nắn dòng --> E --> K --> Wkt --> (-) Bộ nắn dòng

Hình 5.28. Sơ đồ nguyên lý của bộ điều chỉnh điện áp bán dẫn có tiếp điểm.

C ộ kí h hí h ối h K l b T h E i

Hình 5.29. Sơ đồ bộ điều chỉnh điện áp bán dẫn có tiếp điểm với máy phát xoay chiều.

a- Sơ đồ đơn giản; b- Sơ đồ hoàn thiện hơn.

Trang bị điện và điện tử trên ôtô Biên soạn : TS. Nguyễn Hoàng Việt

+ Khi Umf > Uđm: thì FWU > Flx --> KK' bị hút đóng lại, nối hai cực E và B với nhau. Dòng IB lúc này mất đi làm transitor đóng và dòng kích thích phải chạy qua Rf nên giá trị giảm xuống làm Umf giảm theo. Umf giảm làm FWU < Flx nên KK' mở ra. Quá trình trên cứ tiếp diễn theo chu kỳ đảm bảo cho Umf≈ Uđm.

Trong BĐC điện áp bán dẫn có tiếp điểm, dòng qua các tiếp điểm của rơle chỉ sử dụng để điều khiển transitor có giá trị rất nhỏ (không v−ợt quá 0,2A) nên khi tiếp điểm làm việc tia lửa sinh ra giảm và tuổi thọ tiếp điểm tăng lên.

Để giảm biên độ dao động của điện áp điều chỉnh và ảnh h−ởng của nhiệt độ đến giá trị của nó cũng nh− đến sự làm việc của transitor, để bảo vệ transitor khỏi h− hỏng do quá áp, ng−ời ta dùng sơ đồ phức tạp hơn nh− trên hình 5.29b có thêm một số linh kiện mới là Rgt (điện trở gia tốc), Rbt (điện trở bù nhiệt), Đht (điốt hồi tiếp đảm bảo cho transitor đóng tích cực), Đbv (điốt bảo vệ).

Một phần của tài liệu Trang bị điện và điện tử trên ô tô Nguyễn Hoàng Việt BKĐN (Trang 152 - 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)