Giảm quán tính từ của rơle: cần phải sử dụng các sơ đồ đặc

Một phần của tài liệu Trang bị điện và điện tử trên ô tô Nguyễn Hoàng Việt BKĐN (Trang 63 - 64)

biết để gia tốc quá trình tăng giảm từ thông trong lõi thép của rơ le.

Phổ biến nhất hiên nay là sơ đồ dùng điện trở gia tốc (hình 2.69).

Hình 2.69. Sơ đồ rơ le điều chỉnh thế hiệu với điện trở gia tốc. a- Sơ đồ nguyên lý; b- Sơ đồ kết cấu.

Trong sơ đồ này: một đầu của cuộn dây từ hoá không đ−ợc nối trực tiếp với cực thứ hai của máy phát mà đ−ợc nối vào một điểm a nào đó giữa điện trở phụ và điện trở gia tốc.

Với cách nối nh− vậy, khi tiếp điểm KK' đóng, thế hiệu đặt lên cuộn dây từ hoá sẽ đ−ợc xác định theo biểu thức:

UU(đ) = Umf - iURgt, vì Rgt nhỏ nên:

( iU.Rgt≈ 0 và UU(đ)≈ Umf

Khi KK' bắt đầu mở, do hiện t−ợng tự cảm --> dòng kích thích vẫn giữ nguyên giá trị và h−ớng. Dòng điện này chạy qua điện trở gia tốc (vì KK' mở) cùng với dòng iU, làm tăng độ sụt thế trên nó và làm giảm thế hiệu đặt lên cuộn từ

hoá: UU(m) = Umf - (Ikt+iU)Rgt (

So sánh hai biểu thức (2.34) và (2.35) ta thấy rằng:

- Vào thời điểm tiếp điểm mở, thế hiệu trên cuộn dây từ hoá giảm đột ngột một l−ợng với b−ớc nhảy ΔUU=Ikt.Rgt;

- Phụ thuộc vào giá trị của Ikt và Rgt nó không chỉ thay đổi về giá trị mà còn có thể thay đổi cả về dấu (khi ΔUU>Umf).

Sự giảm đột ngột UU gây ra sự giảm đột ngột dòng iU và lực hút điện từ của cuộn dây và lõi thép. Do đó, tiếp điểm d−ới tác dụng của lực lò xo sẽ đóng lại nhanh hơn. Khi tiếp điểm đóng, thế hiệu đặt lên cuộn dây từ hoá tăng

Trang bị điện và điện tử trên ôtô Biên soạn : TS. Nguyễn Hoàng Việt

nhanh lên bằng thế hiệu máy phát nên tiếp điểm lại mở ra ngay. Nh− vậy khi có điện trở gia tốc, tần số đóng mở tiếp điểm tăng lên.

Biện pháp thứ hai để giảm quán tính từ của rơ le là dùng cuộn dây gia tốc.

Có nhiều cách đấu cuộn dây gia tốc khác nhau, nh−ng nguyên tắc chung là phải đấu sao cho: khi tiếp điểm mở Fđt của lõi thép giảm đột ngột một l−ợng đáng kể để tiếp điểm nhanh chóng đóng lại, còn khi tiếp điểm đóng lại thì Fđt lại tăng đột ngột để tiếp điểm nhanh chóng mở ra. ở đây ta chỉ phân tích loại sơ đồ thông dụng nhất là sơ đồ có cuộn dây gia tốc đ−ợc đấu song song với cuộn kích thích nh− trên hình 2.70.

Hình 2.70. Sơ đồ kết cấu và nguyên lý của RLĐCTH với cuộn dây gia tốc.

Khi KK' đóng lại: dòng điện đi từ cực d−ơng máy phát, qua tiếp điểm KK' đến điểm d rồi tách thành hai nhánh: một nhánh qua cuộn dây kích thích còn một nhánh qua cuộn dây gia tốc, rồi trở về cực âm máy phát:

(+)MF --> KK' --> d (-)MF

kt

Chiều dòng điện trong cuộn dây gia tốc trùng với chiều dòng điện trong cuộn dây từ hoá WU, làm cho lực hút điện từ của lõi thép tăng đột ngột --> tiếp điểm KK' mở ra ngay.

- Khi tiếp điểm mở ra: điện trở phụ đ−ợc đ−a vào mạch kích thich làm dòng kích thích giảm đột ngột và gây ra một SĐĐ tự cảm (etc). SĐĐ tự cảm

Một phần của tài liệu Trang bị điện và điện tử trên ô tô Nguyễn Hoàng Việt BKĐN (Trang 63 - 64)