Bộ chia điện

Một phần của tài liệu Trang bị điện và điện tử trên ô tô Nguyễn Hoàng Việt BKĐN (Trang 103 - 107)

- Cuộn dây thứ cấp 13 có rất nhiều vòng (W2=19000 2

3.3.4.2. Bộ chia điện

Bộ chia điện là một thiết bị quan trọng trong hệ thống đánh lửa. Nó có nhiệm vụ: tạo nên những xung điẹn ở mạch sơ cấp và phân phối điện cao thé đến các xi lanh theo thứ tự nổ của động cơ vào đúng thời điểm quy định.

Bộ chia điẹn gồm ba bộ phận chính t−ơng ứng với các chức năng của nó là: bộ phận tạo xung điện, bộ phận chia (phân phối) điện cao thế và các cơ cấu điều chỉnh góc đánh lửa sớm.

a. Bộ phận tạo xung:

Bộ phận tạo xung là bộ phận trọng yếu nhất của bộ chia điện, quyết định sự làm việc của toàn bộ HTĐL.

2

Trang bị điện và điện tử trên ôtô Biên soạn : TS. Nguyễn Hoàng Việt

103

Hình 3.30. Sơ đồ kết cấu bộ phận tạo xung. a- Điều chỉnh khe hở bằng vít trụ; b- Điều chỉnh khe hở bằng vít lệch tâm; 1, 9- Vít điều chỉnh; 2- Vít hãm; 3- Má vít tĩnh; 4- Má vít động; 5- Cần tiếp điểm; 6- Trục lắc; 7- ống lót; 8- Lò xo lá; 10- Giá gắn tiếp điểm tĩnh; 11- Phần cam; 12- Mâm tiếp điểm.

Bộ phận tạo xung (hình 3.30) cấu tạo gồm các chi tiết, nh−: Mâm tiếp điểm 12, phần cam 11 và tụ điện C1 (không thể hiện trên hình).

+ Mâm tiếp điểm th−ờng gồm 2 mâm: mâm trên di động đ−ợc, còn mâm d−ới cố định. Giữa hai mâm có ổ bi mục đích để có thể điều chỉnh góc đánh lửa sớm. ở mâm trên lắp giá gắn má vít tĩnh 3, cần tiếp điểm 5 (giá má vít động 4) để tạo nên tiếp điểm ngắt nối mạch sơ cấp.

+ Phần cam có dạng nh− trên hình 3.31, đ−ợc lắp lỏng trên trục bộ chia điện và dẫn động từ trục này thông qua các chốt 48 của bộ điều chỉnh ly tâm lắp trong các rãnh xiên 42 của phần cam.

Trang bị điện và điện tử trên ôtô Biên soạn : TS. Nguyễn Hoàng Việt

104

Hình 3.31. Bộ chia điện P119-B.

1- Bộ điều chỉnh ly tâm; 2- Tấm dẫn động cam; 3- ổ trục; 4- Thân; 5- Tấm cố định; 6- Vòng da; 7- Tấm động; 8- Thanh kéo; 9- Thân bộ điều chỉnh chân không; 10- Màmg; 11- Nắp; 12- Đệm điều chỉnh; 13- Đầu nối; 14- Đệm làm kín; 15- Lò xo; 16- Bộ điều chỉnh chân không; 17- Giá đỡ; 18- Rôto; 19- Nắp; 20 và 21- Các đầu ra; 22- Điện trở than; 23- Lò xo; 24- Giá đỡ tiếp điểm; 25- Cần; 26- Cam; 27- Vít diều chỉnh lệch tâm; 28- Đầu nối dây; 29- Vú mỡ; 30- Tụ điện; 31- ống lót; 32- Trục dẫn động; 33- Bộ phận điều chỉnh ốc tan; 34- Lò xo; 35- Khớp nối; 36- Trục cần tiếp điểm; 38- Vòng kẹp; 39- Dây dẫn; 40- Vít; 41- ống lót; 42- Rãnh xiên; 43- Giá móc lò xo; 44- Lò xo; 45- Quả văng; 46- Tấm đỡ quả văng; 47- Trục quả

Khi cam quay, các vấu cam sẽ lần l−ợt tác động lên gối cách điện của cần tiếp điểm, làm tiếp điểm đóng mở, tạo nên các xung điện trong mạch sơ cấp.

Tiếp điểm luôn có xu h−ớng đóng lại d−ới tác dụng của lực lò xo lá (8 hình 3.30). Khi tiếp điểm mở hết, khe hở giữa các má vít δ=0,3...0,5 mm. Khe hở này đ−ợc điều chỉnh nhờ các vít (1 hay 9 trên hình 3.30).

+ Tụ điện có hình dáng ngoài nh− trên hình 3.32 đ−ợc mắc song song với tiếp điểm, có tác dụng dập tắt nhanh chóng SĐĐ tự cảm trong mạch sơ cấp.

Hình 3.32. Tụ điện của bộ phận tạo xung mạch sơ cấp.

Trong hệ thống trang bị điện ô tô máy kéo th−ờng sử dụng các tụ điện cách điện bằng giấy, chế tạo từ hai dải giấy mỏng và hai dải nhôm dát mỏng đặt chồng lên, xen kẽ nhau và quấn lại thành ống tròn rồi đặt trong vỏ kim loại.

Các dải nhôm đ−ợc hàn nối với các đầu cực của tụ điện. Một đầu cực đ−ợc hàn với vỏ tụ điện, đầu còn lại đ−ợc cách điện và đ−a ra ngoài.

Vấn đề chống ẩm và làm kín cho tụ điện rất khó. Vì thế hệ thống đánh lửa có thể bị trục trặc do tụ điện bị ẩm sau một thời gian làm việc.

Trên hình 3.32a là tụ điện đ−ợc tẩm dầu chống ẩm và cách điện đầu ra bằng cách bọc thuỷ tinh. Tụ điện chế tạo và làm kín nh− trên có độ tin cậy làm việc cao, nh−ng kích th−ớc tụ điện khá lớn gây khó khăn cho việc bố trí.

Hiện nay sử dụng phổ biến loại tụ điện có khả năng tự phục hồi (hình 3.32b). Cấu tạo của loại tụ này (hình 3.33), nh− sau: phủ lên một mặt dải giấy sơn 11 một lớp rất mỏng (1...1,5 micrông) kẽm và thiếc (trong buồng chân không). Lớp kim loại đó sẽ tạo thành bản cực 12 của tụ điện.

Các dải giấy kim loại đó đ−ợc quấn lại thành ống tròn 7 và trên mặt đầu 6 của nó ng−ời ta phun phủ một lớp kim loại để hàn nối với các đầu dây ra mềm 4 và 8. ống giấy kim loại 7 đ−ợc bao ngoài bởi ống giấy bện 9, tẩm dầu biến thế rồi lắp vào vỏ kim loại 10.

Trang bị điện và điện tử trên ôtô Biên soạn : TS. Nguyễn Hoàng Việt

105

Hình 3.33. Cấu tạo của tụ điện.

1- Đầu kẹp; 2, 4 và 8- Dây dẫn; 3, 5- Đệm làm kín; 6- Mặt đầu ru lô; 7- Ru lô; 9- ống giấy bện; 10- Vỏ.

Dây dẫn 8 đ−ợc luồn qua lỗ và hàn nối với vỏ. Dây dẫn 4 đ−ợc hàn với đầu ra gắn trên đệm làm kín bằng nhựa tectolit bọc cao su 3 rồi nối với đầu 1 qua dây 2. Sau khi lắp đệm làm kín 3 và 5 (bằng chất dẻo) vỏ tụ đ−ợc cán cuộn mép lại.

Tụ điện chế tạo từ giấy phủ kim loại có kích th−ớc nhỏ gọn (hình 3.32b) và đặc biệt là khả năng tự phục hồi sau khi bị đánh thủng chất cách điện.

Khi xảy ra đánh thủng, tia lửa điện sẽ làm bay hơi lớp kim loại mỏng phủ trên giấy. Vì thế phần giấy gần chỗ bị đánh thủng đ−ợc làm sạch hết kim loại, lỗ thủng đ−ợc dầu bao lại nhờ đó độ bền điện của tụ điện đ−ợc phục hồi.

b. Bộ phận chia điện cao thế:

Bộ phận chia điện cao thế nhận điện cao thế từ biến áp đánh lửa và phân phối đến các xi lanh của động cơ theo một thứ tự xác định.

Về cấu tạo, bộ phận chia điện cao thế gồm: nắp chia điện và con quay chia điện (hình 3.34).

Nắp chia điện làm bằng chất cách điện cao cấp, có một cực giữa

(12) và các cực bên bằng đồng (10). Số cực bên bằng số xi lanh của động cơ.

Con quay chia điện (7) cũng đ−ợc làm bằng nhựa cách điện cao cấp và đ−ợc lắp vào phần đầu vát 15 của cam (Chỗ vát của đầu cam có tác dụng định vị, đảm bảo đúng vị trí t−ơng đối giữa con quay và cam).

Hình 3.34. Bộ chia điện P-20. a- Bộ chia điện và nắp; b- Mặt d−ới

của nắp.

1- Tụ điện; 2- Trục dẫn động; 3- Bộ điều chỉnh ốc tan; 4- Vòng kẹp; 5- Bộ điều chỉnh ly tâm; 6- Mâm tiếp điểm; 7- Con quay

chia điện; 8- Cần kim loại; 9- Nắp; 10- Điện cực bên; 11- Đầu nối dây ra; 12- Điện cực giữa; 13- Hòn than; 14- Bộ điều chỉnh chân không; 15- ống lót và cam; 16- Thân bộ chia

điện.

Trang bị điện và điện tử trên ôtô Biên soạn : TS. Nguyễn Hoàng Việt

Phần trên con quay có gắn cần kim loại 8. Điện cao thế từ biến áp đánh lửa đ−ợc truyền đến cực giữa của nắp chia điện rồi qua lò xo và hòn than 13 (có điện trở khoảng 8000...14000 Ω) xuống cần kim loại của con quay. Hòn than ngoài công dụng truyền điện còn có tác dụng giảm mức nhiễu xạ vô tuyến khi HTĐL làm việc.

Khi con quay quay, đầu cần kim loại của nó quay đến vị trí t−ơng ứng với cực bên nào thì điện cao thế sẽ phóng qua khe hở δ=0,3...0,7 mm, giữa đầu cần và cực bên rồi qua dây dẫn đến các bugi đánh lửa. Khe hở δ này có tác

dụng ngăn cản bớt khả năng rò điện cao áp khi bu gi bị −ớt hoặc muội bẩn nhiều. Trên hình 3.35 là kết cấu bộ chia điện P133 của Liên Xô.

Hình 3.35. Bộ chia điện P133.

Một phần của tài liệu Trang bị điện và điện tử trên ô tô Nguyễn Hoàng Việt BKĐN (Trang 103 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)