Tăng cường đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn ở trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề huyện kinh môn, tỉnh hải dương đáp ứng nhu cầu lao động địa phương​ (Trang 91 - 96)

1.3.1 .Chức năng của Trung tâm KTTH-HN-DN

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn ở trung tâm

3.2.4. Tăng cường đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy

ngắn hạn đáp ứng nhu cầu lao động địa phương

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động dạy nghề ngắn hạn. Để hoạt động dạy nghề ngắn hạn đáp ứng được nhu cầu của lao động địa phương ngày càng có nề nếp và có chất lượng thì các cấp quản lý giáo dục cần phải đặc biệt quan tâm tăng cường đầu tư và quản lý tốt cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị dạy học.

Xây dựng tốt cơ sở vật chất, tăng cường phương tiện, thiết bị dạy học cũng chính là tạo điều kiện cho việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học nói chung, phương pháp hoạt động dạy nghề ngắn hạn nói riêng.

Người học sẽ được thực hành kỹ thuật nghề, tiếp cận tốt với thông tin về thế giới nghề nghiệp và từ đó hình thành xu hướng nghề nghiệp ở từng người, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nghề nghiệp tương lai.

3.2.4.2. Nội dung và cách tiến hành

* Công tác đầu tư, mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề

Cơ sở vật chất, thiết bị là tất cả các phương tiện vật chất cần thiết, để người dạy và người học tổ chức thực hiện có hiệu quả chương trình, đáp ứng mục tiêu đề ra.

Cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ hoạt động dạy nghề ngắn hạn có vị trí hết sức quan trọng trong việc rèn luyện kỹ năng nghề cho người học. Phương tiện và thiết bị là bộ phận quan trọng của cơ sở vật chất, chúng gắn bó chặt chẽ với phương pháp dạy học và là phương tiện để truyền tải thông tin.

Đánh giá thực trạng về việc trang bị, mua sắm, phân phối, sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị của trung tâm, từ đó xây dựng kế hoạch mua sắm phù hợp với yêu cầu ưu tiên dạy và học nghề ngắn hạn.

Mua sắm, phân phối trang thiết bị dạy nghề đúng trọng điểm, đúng khu vực, cần ưu tiên cho dạy và học nghề ngắn hạn.

Giám sát chặt chẽ chi tiêu tài chính cho việc mua sắm trang thiết bị dạy nghề ngắn hạn cho người lao động.

Tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho dạy nghề ngắn hạn qua đó nâng cao chất lượng đào tạo nghề.

Chi tiêu, mua sắm đúng trọng điểm theo yêu cầu ưu tiên nói trên. Tránh thất thốt tài chính, tận dụng tối đa nguồn ngân sách Nhà nước, nguồn chương trình mục tiêu Quốc gia và nguồn chi khác cho việc tu sửa và xây dựng cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị dạy nghề ngắn hạn của trung tâm.

Quan tâm cân đối, dự toán thu, chi cho việc mua sắm trang thiết bị, máy móc. Mua sắm trang thiết bị tập trung vào thời gian hợp lý để kịp thời phục vụ cho năm học mới và các lớp nghề ngắn hạn.

* Khai thác và sử dụng hợp lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

Từng bước phải nâng cao kỹ năng, kỹ xảo sử dụng trang thiết bị mới, hiện đại cho cán bộ, giáo viên, nhân viên.

Thông qua việc sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học, người học được tiếp cận với các phương pháp dạy học khác nhau, nên ngoài việc nắm được các kiến thức các em còn nắm được một số nội dung, phương pháp, thủ thuật trong hoạt động dạy nghề ngắn hạn. Đây là điểm quan trọng trong việc hình thành khả năng tự hình thành ý tưởng, định hướng và khả năng phát triển nghề nghiệp trong tương lai.

Một trong những biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động dạy nghề ngắn hạn là quản lý và sử dụng hợp lý cơ sở vật chất, trang thiết bị vào quá trình tổ chức các hoạt động dạy nghề.

Giúp cho GV biết sử dụng trang thiết bị dạy học mới, hiện đại, tự tin, tích cực sử dụng đồ dùng dạy học. Đồng thời họ biết giữ gìn và bảo quản tốt trang thiết bị hiện có.

Phân phối thiết bị theo tiết dạy, nghề dạy tránh chồng chéo, dạy chay đối với tiết dạy, nghề dạy có yêu cầu phải sử dụng đồ dùng dạy học. Thực hiện tốt các tiết học, nghề học có sử dụng đồ dùng dạy học nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh, tăng hiệu quả giờ giảng của giáo viên. Việc mượn và trả trang thiết bị được chủ động thực hiện.

Cải tiến phương tiện dạy nghề phù hợp với mục tiêu, nội dung, phương pháp. Hiện nay, trung tâm KTTH-HN- DN huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương nói riêng và tồn ngành giáo dục nói chung đang đứng trước một thách thức mới, đó là phải đào tạo những con người thích ứng với cơng việc, cuộc sống trong nền kinh tế - xã hội thay đổi liên tục. Trong hồn cảnh đó, mục tiêu, nội

dung, phương pháp tổ chức hoạt động dạy nghề ngắn hạn cũng từng bước được đổi mới, điều đó đỏi hỏi phương tiện, trang thiết bị cũng phải cải tiến, thì mới phát huy được tác dụng và là một thành tố quan trọng trong quá trình dạy nghề. Kết hợp việc sử dụng thiết bị với việc thực hiện nội dung và phương pháp dạy nghề. Xét về nội dung và thực hiện các phương pháp dạy nghề ngắn hạn thì thiết bị dạy học đóng vai trị rất quan trọng. Vì có thiết bị dạy nghề tốt thì chúng ta sẽ truyền tải nội dung từ người dạy tốt tới người học tốt được, hay người học chủ động khai thác nội dung dưới sự hướng dẫn có phương pháp của người dạy. Đứng trên một góc độ nào đó thì trang thiết bị là một bộ phận khơng thể thiếu được (bắt buộc phải có) của nội dung và phương pháp dạy nghề ngắn hạn.

Bảo đảm sự liên hệ lẫn nhau giữa giáo viên, người học và phương tiện, trang thiết bị dạy nghề. Việc liên hệ này góp phần làm phát triển hoạt động tư duy độc lập của người học, là một hệ thống hoạt động có liên quan với nhau, tức là tồn bộ q trình nhận thức và hành động nhằm đạt mục đích đề ra.

Xây dựng phòng thực hành phục vụ cho hoạt động dạy nghề ngắn hạn đảm bảo tiêu chuẩn về: diện tích, ánh sáng, bảng biểu, trang thiết bị, ... Xây dựng cảnh quan mơi trường phục vụ hoạt động có hiệu quả, kích thích sự ham học, cuốn hút của người học vào các hoạt động học nghề mà giáo viên đưa ra,...

Đảm bảo các điều kiện phục vụ cho việc sử dụng phương tiện dạy học như điện nước, khơng khí, ánh sáng, an tồn lao động,... được đáp ứng theo yêu cầu của mỗi buổi học. Điều này đòi hỏi phải có sự thống nhất giữa mục đích lao động nghề nghiệp - đối tượng lao động - công cụ lao động - điều kiện lao động và việc sử dụng phương tiện, trang thiết bị dạy nghề.

Động viên cán bộ, giáo viên và người học tích cực tham gia xây dựng cơ sở vật chất cho hoạt động dạy nghề như: làm đồ dùng, thiết bị dạy học; đóng góp mua sắm trang thiết bị mới, xây dựng vườn trường;..., tích cực tổ chức hội thảo, trao đổi với các tấm gương tiêu biểu điển hình về lập thân, lập nghiệp, thành đạt trong nghề,....

Chú ý làm tốt công tác bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ giáo viên, cán bộ chuyên trách thiết bị để họ có thể làm chủ trong khai thác và sử dụng phương tiện, trang thiết bị làm cho họ thấy việc sử dụng phương tiện và thiết bị dạy nghề là nhu cầu không thể thiếu được trong các bài giảng. Là người cán bộ quản lý, cần có chế độ khuyến khích động viên, tạo điều kiện về phương tiện, thiết bị dạy nghề để giáo viên phát huy khả năng của mình trong việc thiết kế và sử dụng phương tiện thiết bị hiện có.

* Cơng tác bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề

Tìm hiểu, đánh giá thực trạng về nhận thức và sự hiểu biết của cán bộ, giáo viên, nhân viên trung tâm trong việc sử dụng trang thiết bị nói chung và trang thiết bị mới, hiện đại nói riêng để từ đó đề ra chương trình, kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng kiến thức mới.

Tổ chức xem xét, đối chiếu phân phối chương trình của các mơn học, nghề học với phân cơng giáo viên giảng dạy. Xây dựng thời khố biểu hợp lý, khoa học với những tiết dạy, nghề dạy có yêu cầu sử dụng đồ dùng, thiết bị và máy móc dạy nghề.

Cử người đi học các lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ về lĩnh vực này để về trung tâm hướng dẫn nhau sử dụng trang thiết bị mới, hiện đại.

Xây dựng kế hoạch mượn trang thiết bị dạy học từng học kỳ và cả năm học. Bàn giao trang thiết bị dạy nghề cho từng tổ nhóm chun mơn phụ trách các nhóm nghề.

Mỗi kỳ họp hội đồng thông báo công khai kết quả bảo quản, sử dụng trang thiết bị trước toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên về việc sử dụng trang thiết bị dạy nghề. Đánh giá thực trạng của trang thiết bị để có kế hoạch bổ sung, sủa chữa, mua sắm.

Kiểm kê, xem xét đánh giá chất lượng của các thiết bị được mua về; so sánh với yêu cầu đặt ra để kịp thời khắc phục những sai sót.

Tổ chức kiểm tra thường xuyên việc thực hiện mượn và sử dụng trang thiết bị dạy nghề và đặc biệt là trang thiết bị mới, hiện đại của giáo viên. Cuối năm học tổ chức họp rút kinh nghiệm cho năm học tiếp theo.

Tổ chức hội thảo, chuyên đề hướng dẫn cán bộ, giáo viên và nhân viên sử dụng trang thiết bị mới, hiện đại trong giảng dạy và hướng dẫn kỹ thuật bảo quản trang thiết bị để sử dụng lâu dài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn ở trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề huyện kinh môn, tỉnh hải dương đáp ứng nhu cầu lao động địa phương​ (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)