Kiểm tra đánh giá hoạt động dạy nghề ngắn hạn theo nhu cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn ở trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề huyện kinh môn, tỉnh hải dương đáp ứng nhu cầu lao động địa phương​ (Trang 66 - 70)

1.3.1 .Chức năng của Trung tâm KTTH-HN-DN

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn ở trung tâm

2.3.4. Kiểm tra đánh giá hoạt động dạy nghề ngắn hạn theo nhu cầu

lao động địa phương

Cơng tác kiểm tra đánh giá thực chất là tìm hiểu việc thực hiện kế hoạch và các quyết định quản lý nhằm phát hiện những mặt mạnh, mặt yếu để tiếp tục

phát huy hoặc điều chỉnh, từ đó nhằm cho bộ máy vận hành có hiệu quả và đạt mục tiêu đề ra. Qua kiểm tra, đánh giá mức độ công việc đã thực hiện so với kế hoạch để có biện pháp điều chỉnh kịp thời.

Hàng năm, Ban giám đốc chỉ đạo ban chuyên mơn rà sốt, xây dựng, hồn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn cơng tác kiểm tra, đánh giá hoạt động đảm bảo hiệu quả, thực tiễn, khả thi, đáp ứng yêu cầu đổi mới. Luôn chú trọng công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý làm công tác kiểm tra. Yêu cầu ban chuyên môn và các tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá hoạt động của tổ trong đó có hoạt động dạy nghề ngắn hạn.

Kiểm tra, đánh giá trong hoạt động dạy nghề bao gồm:

+ Kiểm tra, đánh giá chương trình, giáo trình dạy nghề: Qua mỗi năm,

trung tâm đều có kế hoạch kiểm tra lại chương trình, giáo trình dạy nghề xem có phù hợp với người học và với thực tiễn không? Cần phải sửa đổi, cắt bỏ hay bổ sung những gì. Đối với những nghề nông nghiệp không chỉ phù hợp với người học mà còn phải phù hợp với từng vùng miền, từng loại hình địa chất khác nhau sẽ có chương trình học khác nhau. Chỉ đạo chuyên môn xem xét để chỉnh sửa, bổ sung chương trình, giáo trình cho phù hợp. Trong những năm qua, việc kiểm tra đánh giá chương trình, giáo trình dạy nghề diễn ra thường xuyên, liên tục có hiệu quả cao. Sự đa dạng các ngành nghề, các nghề đều phù hợp với thực tiễn mỗi địa phương cũng như đáp ứng nhu cầu của người lao động đã được xây dựng. Tuy nhiên, một số chương trình cịn nghèo nàn về kiến thức, chưa thực sự đáp ứng nhu cầu của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong tuyển dụng lao động.

+ Kiểm tra, đánh giá người dạy: Kiểm tra về hồ sơ theo yêu cầu của giáo viên khi lên lớp; kiểm tra trình độ, nghiệp vụ sư phạm (thông qua dự giờ); Việc quản lý học viên của giáo viên; Việc tổ chức kiểm tra, chấm bài, vào điểm; Việc sử dụng trang thiết bị dạy học và làm đồ dùng dạy học; Kiểm tra công tác

tự bồi dưỡng và tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ (thông qua sổ tích lũy tư liệu, tự học và bồi dưỡng). Hiện nay, việc kiểm tra đánh giá giáo viên của trung tâm đã đi vào nề nếp. Số lượng giáo viên được kiểm tra hàng năm đạt 100%. Đa số giáo viên được xếp loại tốt trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên vẫn cịn một số ít giáo viên chưa tích cực bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ. Chất lượng giảng dạy ở mức trung bình.

+ Kiểm tra, đánh giá người học: Kiểm tra về kết quả, chất lượng theo

yêu cầu của khóa học trong q trình học tập bao gồm: Kiểm tra định kỳ; kiểm tra kết thúc mô- đun, môn học; Thi, kiểm tra kết thức khóa học. Kiểm tra việc thực hiện nội quy, nề nếp lớp học. Kiểm tra việc thực hiện các hoạt động khác như thực hiện an toàn giao thơng, việc tham gia các hoạt động đồn thể,… Việc kiểm tra, đánh giá người học nghề ngắn hạn cũng đã đi vào nề nếp. Học viên khi vào học tại trung tâm có ý thức tổ chức kỷ luật tốt. 100% học viên sau khi học xong đã tốt nghiệp và cấp chứng chỉ nghề và được nhận vào làm việc tại các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh đóng trên địa bàn. Tuy vậy, vẫn cịn một số ít học viên sau khi học nghề chưa thực sự u thích nghề mình học, chưa xin được việc làm phù hợp với nghề đã học.

+ Kiểm tra, đánh giá cơ sở vật chất: Kết quả sử dụng cơ sở vật chất;

Việc quản lý cơ sở vật chất của các bộ phận; Việc đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị dạy nghề. Nhìn chung, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy nghề ngắn hạn được sử dụng có hiệu quả. Cơng tác quản lý, bảo quản cơ sở vật chất được chú trọng. Tuy nhiên, do điều kiện kinh phí nên trang thiết bị một số nghề cịn hạn chế chưa có sự đầu tư thích đáng.

Thực tế việc đánh giá chất lượng hoạt động dạy nghề ngắn hạn chưa thực sự chặt chẽ, bởi lẽ kết quả học nghề, xếp loại chứng chỉ của học viên chỉ mang tính chất khuyến khích, động viên, chưa thực sự là bắt buộc và cần thiết đối với người học. Người học chỉ cần có kết quả học nghề và có tay nghề là có thể xin vào làm việc ở các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh. Mặt khác thành

tích dạy nghề ngắn hạn chưa đưa vào tiêu chí xét thi đua của trung tâm. Đây chỉ là nhiệm vụ chính trị hàng năm của trung tâm nên việc tổ chức dạy nghề ngắn hạn chưa được coi trọng.

Sự quản lý và kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy học nghề ngắn hạn của cán bộ quản lý chưa thường xuyên, kịp thời và thống nhất. Việc kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy nghề ngắn hạn ở các bộ phận có khác nhau, chưa xuất phát từ mục tiêu dạy nghề. Sự quản lý và kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy nghề ngắn hạn của các cấp quản lý chưa thường xuyên, kịp thời và thống nhất. Việc kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy nghề ngắn hạn ở trung tâm đôi lúc khác nhau, chưa xuất phát từ mục tiêu dạy học. Công cụ kiểm tra, đánh giá đơi lúc chưa đảm bảo độ chính xác, độ tin cậy và khách quan.

Xét trên quan điểm hệ thống, Trung tâm KTTH-HN-DN huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương là một đơn vị giáo dục đặc thù, nằm trong hệ thống giáo dục của ngành Giáo dục - Đào tạo tỉnh Hải Dương, chịu sự chỉ đạo, giám sát và quản lý của Sở Giáo dục - Đào tạo. Tuy nhiên công tác dạy nghề ngắn hạn cho người lao động lại thuộc sự quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của Sở Lao động -Thương binh và Xã hội. Do đó, cơng tác quản lý kiểm tra và đánh giá chất lượng dạy nghề ngắn hạn của trung tâm gặp không ít những khó khăn. Như trên đã nói, kết quả dạy nghề ngắn hạn khơng được đánh giá vào thành tích của đơn vị mà chỉ là nhiệm vụ chính trị của trung tâm. Với những kết quả trên, đối chiếu với công tác quản lý hiện tại, tác giả nhận thấy, dạy nghề ngắn hạn còn nhiều hạn chế trong xã hội, nhiều người lao động cho rằng khơng biết học nghề gì? học nghề xong để làm gì? Nhiều lãnh đạo địa phương khơng coi trọng công tác học nghề, chưa coi trọng nguồn lực để phát triển nông thôn mới của địa phương mình. Việc tổ chức dạy học nghề ở tại địa phương còn chưa chặt chẽ, còn nhiều bất cập và hạn chế. Nhiều học viên tham gia học nghề chỉ để nhận tiền trợ cấp, để tham gia phong trào do các ban ngành đoàn thể ở địa phương yêu cầu. Quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học nghề ngắn hạn gần

như mang tính hình thức của người học, mới chỉ xác nhận trình độ đạt tới trong học tập bằng kiểm tra lý thuyết, thực hành nghề của người học sau một giai đoạn đào tạo. Chưa giúp người học tự kiểm tra mình (liên hệ ngược trong) để họ tự điều chỉnh kế hoạch tự học, tự rèn luyện của mình; Chưa đánh giá được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy học, như “đầu vào - đầu ra, điều kiện cơ sở vật chất, nội dung chương trình, điều kiện mơi trường...” vì thế khơng làm rõ được quyền lợi và trách nhiệm của người dạy và người học, không tạo được hứng thú và sự công bằng của người học trong học nghề. Chưa thực hiện được công tác thanh tra giáo dục trong hoạt động dạy học nghề, vì thế chưa phát hiện, điều chỉnh, uốn nắn lệch lạc và chưa đề ra được các biện pháp khắc phục khó khăn nhằm nâng cao chất lượng và công tác quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn ở trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề huyện kinh môn, tỉnh hải dương đáp ứng nhu cầu lao động địa phương​ (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)