Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn ở trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề huyện kinh môn, tỉnh hải dương đáp ứng nhu cầu lao động địa phương​ (Trang 87 - 91)

1.3.1 .Chức năng của Trung tâm KTTH-HN-DN

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn ở trung tâm

3.2.3. Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt

động dạy nghề ngắn hạn đáp ứng nhu cầu lao động địa phương

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Mục tiêu của đổi mới nội dung chương trình, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động dạy nghề là nhằm tạo ra sự phù hợp giữa nhu cầu người học với tình hình thực tiễn của đơn vị, phù hợp với từng vùng miền và đối tượng học viên. Thơng qua đó phát huy tinh thần trách nhiệm, tính năng động, sáng tạo chủ động của giáo viên, đồng thời tạo sự hứng thú cho người học, đặc biệt là hoạt động dạy nghề địi hỏi tính năng động, mềm hố và đa dạng nội dung của các chủ đề là rất cần thiết.

Giúp cho cán bộ quản lý và giáo viên quán triệt những điểm mới của chương trình và cấu trúc, nội dung của chương trình dạy nghề ngắn hạn;

Biết cải tiến phương pháp dạy nghề theo hướng dạy học hiện đại thầy là người thiết kế, trị là người thi cơng;

Biết vận dụng một cách linh hoạt các hình thức giảng dạy để thu hút, lơi cuốn sự chú ý và tạo ra sự hứng thú cho học viên khi tham gia học nghề.

3.2.3.2. Nội dung và cách tiến hành

Giúp cho cán bộ quản lý, giáo viên quán triệt quan điểm xây dựng chương trình, những điểm mới của cấu trúc, nội dung chương trình đào tạo nghề.

Chương trình mới đảm bảo tính đa dạng, phong phú về nhiều mặt theo nhiều chủ đề khác nhau, phản ánh nhiều loại thông tin như thông tin về thế giới nghề nghiệp theo phân loại nghề, thông tin về nghề cụ thể theo cấu trúc bản mô tả nghề, thông tin về hệ thống đào tạo, về thị trường lao động, về thực tiễn sản xuất, kinh doanh, về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, về năng lực của bản thân người học.

Nội dung từng bài dạy phải thể hiện tinh thần giáo dục nghề nghiệp với nhiều yếu tố quan trọng như: thường xuyên liên hệ những hiện tượng kỹ thuật với những tri thức văn hố đã học; rèn luyện người học có những thao tác kỹ thuật chuẩn theo u cầu cơng nghiệp; rèn luyện thói quen, nề nếp chấp hành kỷ luật lao động tập thể, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế kỹ thuật, quy tắc an toàn lao động.

Kết hợp giữa thực hành và lao động sản xuất trực tiếp ra sản phẩm. Thơng qua q trình làm ra sản phẩm, hướng dẫn người học rèn luyện kỹ năng thực hành kỹ thuật, rèn luyện từng loại thao tác cơ bản. Vì thế việc chuẩn bị bài dạy của giáo viên thường bắt đầu bằng sự tìm tịi, nghiên cứu đề ra hệ thống các bài tập thực hành, nội dung từng bài tập thực hành chủ yếu là xác định một loại sản phẩm để hướng dẫn cho người học làm, vừa phù hợp với chương trình (sát với lý thuyết và kỹ năng thực hành được học), đồng thời phù hợp với hoàn cảnh khách quan (điều kiện về trang thiết bị, ngun vật liệu,...).

Ngồi những buổi dạy theo trình tự của chương trình mà nội dung thơng thường là hình thành tri thức, kỹ năng từng phần, từng yêu cầu cụ thể, cần bố trí các bài thực hành tổng hợp nhằm hướng dẫn người học vận dụng tổng tri thức và kỹ năng đã được học, tự mình giải quyết hồn chỉnh một nhiệm vụ sản xuất nhất định. Hệ thống bài tập thực hành tổng hợp hướng vào mục đích vừa giáo dục vừa làm ra sản phẩm, nội dung càng phong phú càng tốt, số lượng bài tập càng nhiều thì hiệu quả đào tạo càng cao.

Để thực hiện được việc đổi mới nội dung chương trình dạy học, người quản lý cần đứng trên quan điểm quản lý nội dung chương trình theo cách tiếp cận mục tiêu. Đồng thời thường xuyên tạo điều kiện và động viên giáo viên đổi mới nội dung chương trình để các buổi dạy nghề càng phong phú, người học có hứng thú tham gia.

Tổ chức nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học. Quán triệt tới từng cán bộ giáo viên, đổi mới phương pháp dạy học khơng phải phủ nhận cái hiện có mà kế thừa và phát huy những thành tựu và kết quả đã được ghi nhận, đồng thời tìm cách đưa ra những biện pháp mới nhằm đáp ứng những yêu cầu mới của kinh tế - xã hội, của hoạt động dạy nghề. Người quản lý phải xác định, đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động dạy nghề ngắn hạn là quá trình lâu dài, do phải thay đổi nhận thức và thói quen của giáo viên và người học.

Đổi mới phương pháp có quan hệ chặt chẽ tới đổi mới nội dung chương trình, cơ sở vật chất - thiết bị, cách kiểm tra đánh giá. Vì vậy cần tổ chức đổi mới đồng bộ các thành tố của quá trình dạy học.

Để tiến hành đổi mới phương pháp và đổi mới cách thức tổ chức hoạt động dạy nghề ngắn hạn, tập trung vào người học, lấy người học làm trung tâm, đòi hỏi cán bộ quản lý trung tâm, giáo viên có nhiều năng lực tổ chức, điều khiển, năng lực quản lý, năng lực chun mơn. Do vậy, phải có chiến lược dạy phù hợp, phải đầu tư nghiên cứu nội dung, thiết kế bài học theo nội dung chương trình tổ chức tối ưu, phải điều khiển các giờ học, giờ hoạt động dạy nghề ngắn hạn làm sao phát huy cao độ ý thức và trí tuệ người học, ứng với mỗi chủ đề có thể sử dụng cách tổ chức, phương pháp và hình thức tổ chức sau:

* Dạy học theo dự án.

Yêu cầu của phương pháp này, người học phải biết kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn. Phương pháp này có ưu điểm là “Kích thích được động cơ,

hứng thú học tập của người học, phát huy được tính tích cực, tinh thần trách nhiệm của người học, phát triển năng lực giải quyết vấn đề phức hợp, năng lực

cộng tác làm việc”. Mặt khác, nó cịn có những hạn chế đó là tốn nhiều thời

gian, điều kiện thực hiện và năng lực tổ chức của giáo viên.

* Dạy học theo nhóm nhỏ.

Đây là cơ hội cho mỗi người học tham gia hoạt động học tập được trao đổi, học hỏi, hỗ trợ lẫn nhau về những kinh nghiệm, đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn quá trình lao động sản xuất, về cách tìm kiếm và xử lý thông tin.

* Tổ chức thảo luận tại lớp

Phương pháp này địi hỏi tính tích cực cao ở mỗi người học, đòi hỏi giáo viên phải thành thạo kỹ năng điều khiển, nhằm mục đích khuyến khích người học trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và biết cách làm việc với người khác.

Để thực hiện tốt phương pháp này giáo viên phải chú ý tới một số vấn đề sau: + Giáo viên phải bố trí chỗ ngồi để tất cả người học tham gia thảo luận phải nhìn thấy mặt nhau, các nhóm cử nhóm trưởng và cử thư ký của nhóm.

+ Giáo viên phải tạo tình huống có vấn đề, thực hiện phần khởi động để tạo khơng khí học tập tốt, người học sẽ mạnh dạn hơn. Phần khởi động có thể là tổ chức trị chơi, thi tìm hiểu về một chủ đề,...

+ Giáo viên yêu cầu lớp cử người dẫn chương trình điều khiển lớp học, giáo viên đóng vai trị cố vấn.

* Tổ chức trò chơi

Đây là phương pháp có hiệu quả để thu hút sự tham gia của người học, nhằm giúp người học hứng thú, giảm bớt mệt mỏi trong quá trình học tập. Phương pháp này có thể được tổ chức làm phần khởi động, hoặc chuyển sang chủ đề mới.

* Đóng vai, mơ phỏng.

Là phương pháp cơ bản để rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho người học, là cơ hội cho người học thực hành một số nghiệp vụ, hay cách ứng xử nào đó trong một mơi trường mẫu trước khi các tình huống thực xảy ra. Đóng vai sẽ kích thích người học thảo luận sơi nổi về chủ đề được nêu, qua đó giúp người

học biết xử lý thông tin, ứng dụng những lý thuyết đã học vào thực tế sinh động và đa dạng.

Trên đây, tác giả đưa ra sử dụng một số phương pháp, hình thức đổi mới trong quá trình dạy nghề ngắn hạn và thấy đạt hiệu quả tốt. Tuy nhiên, để đạt được điều đó địi hỏi mỗi người giáo viên phải ln ln tìm tịi, học hỏi những cái mới, sự sáng tạo trong từng bài giảng.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện

Cần phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức, ban ngành, đoàn thể trong trung tâm với nhau và trung tâm với các tổ chức bên ngoài hoặc cấp trên để tổ chức tốt các buổi hội thảo, nói chuyện chuyên đề, cử người đi học nhằm cung cấp kiến thức về đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động dạy nghề ngắn hạn cho cán bộ giáo viên của trung tâm.

Xây dựng quy chế, quy định cụ thể để mỗi giáo viên tự xây dựng và đăng ký thực hiện đổi mới ở từng nội dung trong từng năm học. Các quy chế, quy định phải bám sát tiêu chuẩn thi đua đồng thời phải phù hợp với tình hình thực tiễn của trung tâm.

Tạo điều kiện về thời gian, kinh phí cho giáo viên thực hiện việc đổi mới. Khuyến khích giáo viên đổi mới, động viên khen thưởng kịp thời những giáo viên có sự sáng tạo trong đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy nghề ngắn hạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn ở trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề huyện kinh môn, tỉnh hải dương đáp ứng nhu cầu lao động địa phương​ (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)