8. Dự kiến cấu trúc của luận văn
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.4. Khái niệm quản lý đào tạo nghề
Đào tạo là một lĩnh vực bao gồm toàn bộ các hoạt động của nhà trường nhằm cung cấp kiến thức và giáo dục cho học sinh, sinh viên. Đây là công việc kết nối giữa mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình đào tạo, tổ chức thực hiện chương trình và các vấn đề liên quan đến tuyển sinh, đào tạo, giám sát, đánh giá, kiểm tra, thi tốt nghiệp cùng các quy trình đánh giá khác, các chính sách liên quan đến chuẩn mực và cấp bằng ở lĩnh vực đào tạo chuyên nghiệp ở các cơ sở đào tạo nghề.
Quản lý đào tạo nghề là một quá trình lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, kiểm tra, đánh giá các hoạt động đào tạo nghề của toàn hệ thống theo kế hoạch và chương trình nhất định nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.
Quản lý quá trình đào tạo nghề thực chất là quản lý các yếu tố sau theo một trình tự, quy trình vừa khoa học, vừa phù hợp với điều kiện thực tế của các
cơ sở đào tạo nghề, đem lại hiệu quả trong công tác đào tạo. Theo chức năng quản lý là: kế hoạch hóa; tổ chức; chỉ đạo; kiểm tra, đánh giá. Còn theo quy trình quản lý là: Mục tiêu; Nội dung; Phương pháp; Hình thức tổ chức; Hoạt động dạy nghề (chủ thể là người dạy); Hoạt động học nghề (chủ thể là người học); Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện đào tạo nghề; Môi trường; Tổ chức thực hiện Quy chế đào tạo nghề trong kiểm tra, đánh giá; Tổ chức bộ máy. Các thành tố này có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau.
Trong quá trình quản lý đào tạo nghề có quản lý đào tạo nghề ngắn hạn. Đó là q trình diễn ra trong một thời gian ngắn (ngắn về thời gian, thấp về trình độ). Người học có thể học trong thời gian ngắn (dưới 3 tháng) và chỉ cần nắm bắt được những nguyên lý và làm được những kỹ thuật cơ bản của một nghề nào đó. Do đó, để phù hợp với thực tiễn, chúng tôi kết hợp sử dụng cả hai cách trên trong quá trình quản lý đào tạo nghề ngắn hạn tại đơn vị.
Nhiệm vụ của quản lý đào tạo nghề chính là ổn định duy trì quá trình đào tạo nghề và đổi mới phát triển đào tạo nghề, đón đầu những tiến bộ khoa học kỹ thuật đem lại hiệu quả kinh tế, chính trị, xã hội . Từ đó đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế xã hội, nhu cầu của thị trường, nhu cầu của doanh nghiệp và nhu cầu của lao động địa phương trong từng giai đoạn phát triển của đất nước.