Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn ở trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề huyện kinh môn, tỉnh hải dương đáp ứng nhu cầu lao động địa phương​ (Trang 71 - 73)

1.3.1 .Chức năng của Trung tâm KTTH-HN-DN

2.4. Đánh giá chung

Thực trạng quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn ở Trung tâm KTTH- HN-DN Kinh Môn đã đạt được những kết quả sau:

- Về chất lượng, kết quả đào tạo: Số lượng học viên học nghề ngắn hạn hàng năm tại trung tâm khoảng từ 140 người đến 240 người. Việc tổ chức dạy nghề tập trung theo lớp, theo nhóm, theo địa phương, tăng cường các hoạt động giao lưu, đàm thoại, tăng cường thực hành thực tế nên đã phát huy được tính tích cực học tập, tạo được hứng thú cho người học. Ban giám đốc, ban chuyên môn luôn quan tâm và chỉ đạo sát sao để có được một bộ chương trình, giáo trình đáp ứng được nhu cầu của người học. Thông qua các giờ dạy nghề, chúng tôi tiến hành cung cấp những thông tin cần thiết, kết hợp điều tra nhu cầu chọn nghề, sự cần thiết của thông tin nghề đối với người học, cơ sở chọn nghề của người học. Qua kết quả tổng hợp mức độ cần thiết của các phiếu điều tra, chúng tôi nhận thấy học viên có nhu cầu thực sự, việc học nghề là rất cần thiết đối với người lao động.

Như vậy, nếu các địa phương phối hợp tốt với Trung tâm tiến hành đồng bộ, kịp thời cho người lao động thì tác dụng của hoạt động học nghề ngắn hạn đối với việc xây dựng cơ cấu lao động của địa phương, tăng nguồn thu nhập của người lao động ở các địa phương sẽ đạt hiệu quả rất cao, nhất là các địa phương đang xây dựng nơng thơn mới. Ngồi ra, trung tâm đã trang bị tương đối đầy đủ trang thiết bị cho hoạt động đào tạo nghề ngắn hạn ở các nghề cơ bản như may cơng nghiệp, cơ khí, hàn, sửa chữa điện dân dụng, một số nghề nông nghiệp.

- Về chất lượng đội ngũ: Tuy chưa có giáo viên chuyên trách, nhưng hàng năm chúng tơi đều tổ chức tập huấn cho tồn bộ giáo viên trong Trung tâm về các vấn đề liên quan đến nguồn lực của các đề án tại địa phương, tập huấn về cách tổ chức thực hiện và cải tiến đổi mới phương pháp giảng dạy.

Công tác quản lý đội ngũ, trong những năm qua Trung tâm đã tuyển dụng thêm một số giáo viên có trình độ đại học, chuyên ngành sư phạm kỹ thuật. Số giáo viên chúng tôi đã tuyển dụng được yêu cầu, động viên, khuyến khích tiếp tục học lên trình độ cao hơn kết hợp với việc tự học, tự nghiên cứu để mỗi giáo viên trở thành dạy nghề giỏi. Đối với giáo viên hợp đồng, trung tâm chỉ hợp đồng với giáo viên có bằng sư phạm kỹ thuật hoặc phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy nghề. Đến nay 100% giáo viên của trung tâm có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy nghề, 100% giáo viên biết tích hợp bài dạy như tích hợp giáo dục bảo vệ mơi trường,….

Tuy nhiên, công tác quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn của trung tâm cũng còn những mặt hạn chế nhất định. Đó là:

+ Cơng tác kiểm tra, đánh giá chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục, kết quả của công tác kiểm tra chưa cao.

+ Cơng tác quản lý cịn chưa thường xuyên, liên tục, chỉ dựa vào báo cáo của đội ngũ cán bộ quản lý.

+ Đội ngũ giáo viên Trung tâm KTTH-HN- DN huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương cũng giống như các trung tâm khác, họ được đào tạo từ nhiều

nguồn khác nhau nên trình độ khơng đồng đều. Ngồi ra, số giáo viên của trung tâm khi được tuyển chủ yếu là mới tốt nghiệp Cao đẳng, số giáo viên này học các ngành kỹ thuật và chỉ có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm và nghiệp vụ sư phạm dạy nghề. Do đó cịn hạn chế về tay nghề, phương pháp dạy học, kỹ năng tư vấn nghề nghiệp cho người học,… nên ảnh hưởng nhiều tới hoạt động của đơn vị nhất là trong hoạt động dạy nghề ngắn hạn.

+ Bộ phận giáo viên nhất là giáo viên thỉnh giảng chưa đảm bảo giờ giấc, còn đi muộn về sớm, chưa quan tâm tới công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ mà nhất là nghiệp vụ sư phạm dạy nghề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn ở trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề huyện kinh môn, tỉnh hải dương đáp ứng nhu cầu lao động địa phương​ (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)