Khái niệm hoạt động đào tạo nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn ở trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề huyện kinh môn, tỉnh hải dương đáp ứng nhu cầu lao động địa phương​ (Trang 25 - 28)

8. Dự kiến cấu trúc của luận văn

1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.2. Khái niệm hoạt động đào tạo nghề

1.2.2.1. Khái niệm nghề

Từ điển Tiếng Việt (1998) định nghĩa: “Nghề là công việc chuyên làm,

theo sự phân công lao động của xã hội” [23].

Theo tác giả Nguyễn Hùng thì: “Những chun mơn có những đặc điểm

chung gần giống nhau được xếp thành một nhóm chuyên môn và được gọi là nghề. Nghề là tập hợp của một nhóm chun mơn cùng loại gần giống nhau. Chuyên môn là một dạng lao động đặc biệt, mà qua đó con người dùng sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần của mình để tác động vào những đối tượng cụ thể nhằm biến đổi những đối tượng đó theo hướng phục vụ mục đích, yêu cầu và lợi ích của con người” [11].

Như vậy, có thể hiểu: Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó nhờ được đào tạo, con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội.

1.2.2.2. Khái niệm đào tạo nghề (dạy nghề)

Theo tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thì: “Dạy nghề là cung cấp cho

người học những kỹ năng cần thiết để thực hiện tất cả các nhiệm vụ liên quan tới công việc nghề nghiệp được giao”.

Tác giả William Mc Gehee cho rằng: “Dạy nghề là những quy trình mà

các cơng ty sử dụng để tạo thuận lợi cho việc học tập có kết quả các hành vi đóng góp vào mục đích và các mục tiêu của cơng ty”.

Ơng Max Forter (1979) đưa ra khái niệm dạy nghề là đáp ứng bốn điều kiện:

- Gợi ra những giải pháp cho người học; - Phát triển tri thức, kĩ năng và thái độ; - Tạo ra sự thay đổi trong hành vi; - Đạt được những mục tiêu chuyên biệt.

Ngày 29/11/2006, Quốc hội đã ban hành Luật dạy nghề số 76/2006/QH11, trong đó viết: “Dạy nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ

năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hồn thành khóa học” [14].

Tổng hợp các quan niệm của các tác giả trên trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi hiểu: Dạy nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hồn thành khóa học.

1.2.2.3. Khái niệm đào tạo nghề ngắn hạn

Là cách thức đào tạo nghề trong thời gian ngắn đối với người có trình độ học vấn, sức khỏe phù hợp với nghề cần học nhằm tạo cơ hội cho người học tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm

Qua các khái niệm trên, ta có thể thấy dạy nghề là khâu quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho người lao động, tuy nó khơng tạo ra việc làm ngay nhưng nó lại là yếu tố cơ bản tạo thuận lợi cho quá trình tìm việc làm và thực hiện công việc. Dạy nghề giúp cho người lao động có kiến thức chun mơn, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp để từ đó họ có thể xin được việc làm trong các cơ quan, doanh nghiệp hoặc có thể tự tạo ra công việc sản xuất cho bản thân.

Hiện nay, dạy nghề mang tính tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. Sự tích hợp thể hiện ở chỗ nó địi hỏi người học sinh hơm nay, người thợ trong

tương lai phải vừa chuyên sâu về kiến thức, vừa phải thành thục về kỹ năng. Đây là điểm khác biệt lớn trong dạy nghề so với dạy văn hóa.

Điểm khác biệt tiếp theo cần kể đến đó là: Nguyên lý và phương châm của dạy nghề: Học đi đôi với hành; lấy thực hành, thực tập kỹ năng nghề làm chính; coi trọng giáo dục đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp cho người học, đảm bảo tính giáo dục tồn diện [22].

Căn cứ vào thời gian đào tạo, đào tạo nghề hiện nay được phân loại gồm: đào tạo ngắn hạn và đào tạo dài hạn. Đào tạo ngắn hạn là loại hình đào tạo có thời gian đào tạo dưới 1 năm gồm dạy nghề sơ cấp và dạy nghề thường xuyên. Loại hình này chủ yếu áp dụng đối với phổ cập nghề, xây dựng làng nghề mới và khôi phục làng nghề truyền thống ở các địa phương. Loại hình này có ưu điểm là có thể tập hợp được đơng đảo lực lượng lao động ở mọi lứa tuổi, những người khơng có điều kiện học tập trung vẫn có thể tiếp thu được tri thức. Đối với đào tạo dài hạn là loại hình đào tạo nghề có thời gian từ 1 năm trở lên, là hình thức đào tạo trung cấp nghề và cao đẳng nghề. Loại hình này chủ yếu áp dụng đối với đào tạo công nhân kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ. Đào tạo nghề dài hạn thường có chất lượng cao hơn đào tạo nghề ngắn hạn.

Về hình thức đào tạo nghề nhìn chung rất phong phú và đa dạng. Có thể giới thiệu một số hình thức sau:

+ Đào tạo nghề chính quy: Được thực hiện với các chương trình sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề tại các cơ sở dạy nghề theo các khóa tập trung và liên tục. Có thể hiểu đào tạo nghề chính quy là loại hình đào tạo tập trung tại các cơ sở đào tạo nghề với quy mô đào tạo tương đối lớn, chủ yếu là đào tạo cơng nhân kỹ thuật có trình độ lành nghề cao.

+ Đào tạo nghề thường xuyên: Là hình thức đào tạo nghề trực tiếp, trong đó người học sẽ được học những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc thông qua thực tế thực hiện công việc dưới sự hướng dẫn của giáo viên hoặc người truyền nghề.

Ở các cơ sở dạy nghề địa phương hiện nay hầu hết tồn tại loại hình dạy nghề ngắn hạn trong đó có dạy nghề sơ cấp 3 tháng và dạy nghề thường xuyên dưới 3 tháng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn ở trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề huyện kinh môn, tỉnh hải dương đáp ứng nhu cầu lao động địa phương​ (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)