Khái niệm nhu cầu lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn ở trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề huyện kinh môn, tỉnh hải dương đáp ứng nhu cầu lao động địa phương​ (Trang 28 - 31)

8. Dự kiến cấu trúc của luận văn

1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.3. Khái niệm nhu cầu lao động

Trong q trình phát triển, một xã hội cơng nghiệp với sự phát triển mạnh mẽ của KHCN, nhu cầu đào tạo nhân lực của các ngành sản xuất - dịch vụ ngày càng cao và càng đa dạng tương ứng với các giai đoạn cơng nghiệp hóa. Sau cách mạng cơng nghiệp, giai cấp tư sản lớn mạnh nhanh chóng, họ yêu cầu giáo dục phải hướng về cuộc sống, đào tạo một đội ngũ nhân lực mới, tức là lớp người được giáo dục có đủ khả năng tham gia có hiệu quả vào nền cơng, thương nghiệp hiện đại và trở thành những công nhân kỹ thuật thành thạo [10].

Theo tác giả A.V.Côvaliov: “Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu mà mỗi cá

nhân cần được thỏa mãn để có thể tồn tại và phát triển”.

Lao động: Là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm thay

đổi các vật thể tự nhiên phù hợp với nhu cầu của con người. Thực chất là sự vận động của sức lao động trong quá trình tạo ra của cải vật chất cho xã hội; lao động cũng chính là q trình kết hợp của sức lao động và tư liệu sản xuất để sản xuất ra sản phẩm phục vụ nhu cầu con người. Có thể nói lao động là yếu tố quyết định cho mọi hoạt động kinh tế.

Nguồn lao động: Là bộ phận dân cư gồm những người trong độ tuổi

lao động và những người ngoài tuổi lao động nhưng trong thực tế vẫn tham gia lao động.

Cầu lao động: Là lượng lao động mà người thuê có thể thuê ở mỗi mức

giá có thể chấp nhận được. Nó mơ tả tồn bộ hành vi người mua có thể mua được hang hóa sức lao động ở mỗi mức giá hoặc ở tất cả các mức giá có thể đặt ra. Cầu về sức lao động có liên quan chặt chẽ tới giá cả sức lao động, khi giá cả tăng hoặc giảm sẽ làm cho cầu về lao động giảm hoặc tăng.

Cung lao động: Là lượng lao động mà người làm thuê có thể chấp nhận

động mơ tả tồn bộ hành vi của người đi làm thuê khi thỏa thuận ở các mức giá đặt ra. Cung lao động có quan hệ tỷ lệ thuận với giá cả. Khi giá cả tăng thì lượng cung lao động tăng và ngược lại.

Nhu cầu là trạng thái tâm lý mà con người cảm thấy thiếu thốn khơng thoải mái về một cái gì đó và mong muốn được đáp ứng nó. Nhu cầu gắn liền với sự tồn tại, phát triển của con người, cộng đồng và tập thể xã hội.

Căn cứ vào nguồn gốc có hai loại nhu cầu cơ bản đó là nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần.

+ Nhu cầu vật chất: Là các nhu cầu về ăn, mặc, ở, … đảm bảo cho người lao động có thể sống được, thỏa mãn được nhu cầu tối thiểu cùng với sự phát triển của xã hội.

+ Nhu cầu tinh thần: Là nhu cầu bậc cao hơn, nó địi hỏi những điều kiện để con người tồn tại và phát triển về mặt trí lực nhằm tạo ra tâm lý thoải mái. Cả 2 yếu tố vật chất và tinh thần cùng tồn tại trong bản thân người lao động.

Trên cơ sở hiểu biết chung về nhu cầu, chúng ta thấy:

Nhu cầu lao động: Là đòi hỏi khách quan phải được thỏa mãn về hoạt động chân tay và hoạt động trí óc nhằm cải tạo thiên nhiên, cải tạo xã hội và cải tạo con người. Nhờ quá trình lao động và thơng qua lao động mà tư duy con người ngày càng hoàn thiện và phát triển từ người nguyên thủy cho đến người hiện đại. Tuy trong cùng một xã hội nhưng nhu cầu lao động của mỗi người rất khác nhau, đó là kết quả của giáo dục và tự giáo dục. Để có nhu cầu lao động chúng ta cần giáo dục về giá trị lao động, hình thành trong mỗi con người khát khao được cống hiến tài năng, trí lực của bản thân cho xã hội. Mà bước ban đầu là làm những điều đơn giản nhất. Bởi nếu chúng ta không biết lao động từ nhỏ thì lớn lên sẽ khơng biết quý trọng giá trị lao động, không biết làm việc và đương nhiên trở thành kẻ vơ dụng. Chính vì vậy, nó thơi thúc con người cần phải lao động, và con người đang làm việc là đang đáp ứng nhu cầu lao động của mình [6].

Như vậy, nhu cầu lao động là những đòi hỏi, mong muốn được tham gia vào hoạt động lao động, đóng góp cơng sức tạo ra sản phẩm phục vụ cho cá nhân và xã hội. Muốn như vậy thì mỗi con người phải có kỹ năng lao động và kỹ thuật lao động. Từ đó nảy sinh nhu cầu học nghề (nhu cầu đào tạo nghề).

Nhu cầu học nghề (nhu cầu đào tạo nghề) của một người là những gì người đó cần học để có thể đạt được mục tiêu học được một nghề nhất định trong cuộc sống. Thông thường nhu cầu học thường xuất phát từ những mong muốn hay nguyện vọng của chính người học. Đơi khi người học khơng tự mình thấy ngay được những nhu cầu đó mà cần phải có sự hỗ trợ, tư vấn của người làm cơng tác đào tạo để có thể thấy rõ hơn.

Như vậy, nhu cầu đào tạo nghề là những mong muốn được đào tạo một nghề để đạt được mục tiêu trang bị một nghề nhất định trong cuộc sống.

Để thỏa mãn nhu cầu đào tạo nghề của người lao động thì phải quan tâm tới việc đánh giá nhu cầu đào tạo của họ trước khi thực hiện đào tạo họ.

Đánh giá nhu cầu đào tạo nghề: Việc đánh giá nhu cầu đào tạo nghề trong một tổ chức cần được dựa trên ba yếu tố: phân tích tổ chức, phân tích cơng việc và phân tích con người (I.L. Goldstein, 1993; Paul M. Muchinsky,

1996; Paul E. Spector, 2000) [6].

+ Phân tích tổ chức: Việc đào tạo nghề cho người lao động trong một tổ chức phải căn cứ vào quy mô của tổ chức, nhu cầu đào tạo nghề trong tổ chức và thời điểm đào tạo nghề. Một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu đối với việc đào tạo nghề cho người lao động là đào tạo cho họ các kỹ năng nghề nghiệp. + Phân tích cơng việc của người lao động: Nó được quy định bởi đối

tượng đào tạo nghề (người lao động). Sự phân tích này liên quan tới việc thực hiện các hoạt động lao động và các thao tác nghề trong thực tế của người lao động. Theo Paul M. Muchinsky (1996), phân tích cơng việc của người lao động gồm bốn bước cơ bản: Phát triển các ý tưởng về công việc; Phát triển các nhóm vấn đề về cơng việc; Phát triển kiến thức, kỹ năng, năng lực và các cơng việc

thích hợp; Thiết kế môi trường đào tạo từ sự kết hợp các kiến thức, kỹ năng của công việc.

+ Phân tích con người: Phân tích con người để tìm lời giải cho hai câu

hỏi: Ai là những người cần đào tạo trong tổ chức? Loại hình đào tạo nào cần cho họ? Việc phân tích về kiến thức, kỹ năng và năng lực của người lao động ở

trên là một trong những nội dung quan trọng của phân tích con người. Bởi lẽ, kiến thức, kỹ năng và năng lực của người lao động có liên quan đến việc thực hiện các nhiệm vụ mà tổ chức giao cho họ. Việc phân tích con người giúp chúng ta nắm được chính xác nhu cầu đào tạo người lao động trong tổ chức: Những ai cần được đào tạo nghề, đào tạo về nghề gì và hình thức đào tạo là gì. Trong một tổ chức, nhất là các tổ chức lớn thì nhu cầu đào tạo nghề là rất đa dạng. Xác định được chính xác nhu cầu đào tạo của người lao động là công việc khơng dễ dàng. Phân tích con người trong tổ chức cịn giúp chúng ta phân công nhiệm vụ cho người lao động một cách phù hợp: phù hợp với trình độ, kỹ năng và năng lực của họ [6].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn ở trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề huyện kinh môn, tỉnh hải dương đáp ứng nhu cầu lao động địa phương​ (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)