Tình hình kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn ở trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề huyện kinh môn, tỉnh hải dương đáp ứng nhu cầu lao động địa phương​ (Trang 44 - 46)

1.3.1 .Chức năng của Trung tâm KTTH-HN-DN

2.1. Khái quát tình hình kinh tế-xã hội và giáo dục huyện Kinh Môn,

2.1.1. Tình hình kinh tế-xã hội

Kinh Môn là một huyện miền núi của tỉnh Hải Dương, giáp với Hải Phòng và Quảng Ninh, một huyện tương đối đặc biệt so với các huyện khác trong tỉnh vốn mệnh danh là tỉnh nông nghiệp. Một dãy núi đất trong hệ thống núi vịng cung Đơng Triều làm xương sống của cả huyện.

Diện tích tự nhiên: 16.349,04ha, dân số 165.355 người

Đơn vị hành chính: 22 xã và 3 thị trấn: Kinh Môn, Minh Tân, Phú Thứ. Vị trí địa lý: Huyện Kinh Mơn nằm ở phần lãnh thổ phía đơng tỉnh Hải Dương, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, Phía Đơng giáp thành phố Hải Phịng, phía Tây Nam giáp huyện Kim Thành, phía Tây Bắc giáp huyện Nam Sách và Thị xã Chí Linh của tỉnh Hải Dương. Huyện nằm kề 2 tuyến quốc lộ 5A và 18 là 2 tuyến giao thông quan trọng của quốc gia và vùng trọng điểm kinh tế phía Bắc. Huyện được bao bọc và chia cắt bởi 4 sông lớn (Sông Kinh Thầy, Sông Đá Vách, sông Hàn Mấu và sông Kinh Môn)

Các loại tài nguyên:

- Tài nguyên đất: Diện tích tự nhiên 16.349,04 ha, trong đó đất nơng nghiệp 8929,4 ha (chiếm 55%).

- Tài nguyên nước: Huyện có 4 sông lớn chảy qua nên nguồn nước phong phú. Nguồn nước ngầm bị nhiễm mặn, hàm lượng sắt cao không sử dụng được.

- Tài ngun rừng: Kinh Mơn có 1812 ha rừng trồng trên các đồi núi đất. - Tài ngun khống sản: Đá vơi trữ lượng khoảng 300-400 triệu tấn. Cao lanh trữ lượng khoảng 40.000 tấn, bơ xít 20 vạn tấn, đất sét và đá phiến sét, ngồi ra cịn hàng triệu m3 cát ở các sông,…ưu thế của huyện là phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp (xi măng, đá, cát..)

- Tài nguyên nhân văn: Kinh Mơn có nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử được xếp hạng quốc gia như: Đền An Phụ, động Kính Chủ, động Hàm Long, Tâm Long, Đốc Tít, Đình Huề Trì, Đình Ngư Un. Đến nay tồn huyện có 32/100 di tích được xếp hạng (17 cấp Quốc gia và 15 cấp tỉnh).

Kinh tế:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm tăng 12% trở lên.

- Cơ cấu kinh tế: nông -lâm - thủy sản 13,9%; công nghiệp - xây dựng 71,8%; thương mại - dịch vụ 13,3%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 40 triệu đồng/người/năm. Đến năm 2015 trên địa bàn huyện có tổng số 5.656 hộ đăng ký kinh doanh; 720 doanh nghiệp trong đó: Hợp tác xã: 59; Doanh nghiệp tư nhân: 47; Công ty trách nhiệm hữu hạn: 430; Công ty cổ phần nhà nước: 03; Công ty cổ phần khác: 174; Doanh nghiệp nhà nước: 02; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi: 05.

Văn hóa- Giáo dục:

- Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thơng tin, thể thao chuyển biến tích cực; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” phát triển rộng khắp. Tỷ lệ làng, khu dân cư văn hóa đạt 85,71%; 90% cơ quan, đơn vị đạt danh hiệu văn hóa; tỷ lệ hộ gia đình được cơng nhận gia đình văn hóa đạt 91%.

- Cơ sở vật chất trường học: 78,4% phòng học Mầm non được kiên cố hóa; 92,5 % phòng học tiểu học; 99,1% phòng học THCS; 100% phòng học THPT, Trung tâm GDTX, Trung tâm KTTH-HN-DN được xây dựng cao tầng.

- Chất lượng giáo viên: 100% giáo viên đạt chuẩn; 68,8% giáo viên mầm non; 97% giáo viên tiểu học; 72, 8% giáo viên THCS đạt trên chuẩn.

- Chất lượng giáo dục phát triển toàn diện, ngày càng được nâng cao, tỷ lệ học sinh cuối cấp tốt nghiệp từ 98-100%, giữ vững phổ cập giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ II, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục bậc THCS, phấn đấu phổ cập bậc THPT.

- Triển khai dạy nghề theo đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong 5 năm (2010-2014) được 73 lớp với 2.786 người; lao động qua đào tạo nghề là 13.355 lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 53,27%. Cơ cấu lao động đã chuyển biến tích cực, năm 2010 cơ cấu lao động: nơng nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ là: 58,7% - 23,3% - 18%, đến năm 2015 cơ cấu tương ứng là: 44,8% - 32,1% - 23,1%. Thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tỷ lệ bảo hiểm y tế đạt 72%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,2%, số hộ nghèo, hộ cận nghèo còn 2,7%. Thực hiện dầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách ưu đãi đối với người có cơng và các đối tượng chính sách khác [8].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn ở trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề huyện kinh môn, tỉnh hải dương đáp ứng nhu cầu lao động địa phương​ (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)