Tổ chức và chỉ đạo hoạt động dạy nghề ngắn hạn theo nhu cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn ở trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề huyện kinh môn, tỉnh hải dương đáp ứng nhu cầu lao động địa phương​ (Trang 63 - 66)

1.3.1 .Chức năng của Trung tâm KTTH-HN-DN

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn ở trung tâm

2.3.3. Tổ chức và chỉ đạo hoạt động dạy nghề ngắn hạn theo nhu cầu

lao động địa phương

Trong quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn ở Trung tâm KTTH- HN- DN huyện Kinh Môn đã được ban giám đốc và đội ngũ cán bộ quản lý thực hiện theo các bước cụ thể như sau:

Bước 1: Tuyển sinh học viên học nghề

- Thông báo tuyển sinh phải thể hiện các thông tin như tên nghề đào tạo; thời gian đào tạo; thời gian nhập học; đối tượng tuyển sinh; trình độ học vấn của người học; các kỹ năng của học viên sau khi tốt nghiệp; chế độ chính sách cho học viên; địa điểm đào tạo; nêu những điểm cơ bản về kế hoạch của khóa

đào tạo; chỉ ra cơ hội việc làm cụ thể của học viên; hồ sơ xin đăng ký học nghề của học viên.

- Hồ sơ xin đăng ký học nghề bao gồm: đơn xin đăng ký học nghề và sơ lược lý lịch có xác nhận của địa phương; phô tô chứng minh thư nhân dân; ảnh lưu hồ sơ; bản sao các văn bằng chứng chỉ (nếu có); các giấy tờ chứng minh thuộc diện chính sách (nếu có).

- Thơng báo nhập học phải thể hiện: tên nghề học, thời gian học, địa điểm học; các quyền lợi và nghĩa vụ của người học; các điều kiện đảm bảo cho khóa học.

- Trung tâm thực hiện ký cam kết trách nhiệm đảm bảo có việc làm sau học nghề và hợp đồng học nghề đối với người học.

- Thiết lập hồ sơ mở lớp gồm:

+ Phương án tuyển sinh được UBND huyện phê duyệt; + Thông báo tuyển sinh;

+ Đơn đăng ký học nghề của người học;

+ Dự tốn kinh phí tổ chức lớp học của cơ sở dạy nghề;

+ Quyết định về việc mở lớp dạy nghề và danh sách người học nghề; + Kế hoạch đào tạo;

+ Kế hoạch học tập; + Kế hoạch giáo viên;

+ Báo cáo trích ngang hồ sơ giáo viên (người dạy nghề); + Báo cáo sơ lược tình hình cam kết trách nhiệm của các bên;

+ Chương trình dạy nghề đã được cơ sở dạy nghề ký quyết định ban hành được Sở Lao động- Thương binh và Xã hội cấp giấy chứng nhận đăng ký dạy nghề.

Bước 2: Tổ chức đào tạo nghề

Tổ chức thực hiện chương trình đào tạo của lớp dạy nghề đảm bảo chất lượng, thực hiện đầy đủ các quy định về dạy nghề gồm:

- Lập các biểu mẫu, sổ sách quản lý dạy và học đối với các lớp dạy nghề, ghi chép đúng quy định tại Quyết định số 62/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 04 tháng 11 năm 2008 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội.

- Sắp xếp các lớp cần chú ý tới trình độ học vấn, độ tuổi, đối tượng (nếu có); nơi cư trú của học viên sao cho phù hợp nhất;

- Chuẩn bị chương trình đào tạo, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất vật tư trang thiết bị phục vụ đào tạo;

- Lập kế hoạch đào tạo: Cần chú ý tới điều kiện thực tiễn của người học, đảm bảo tính mùa vụ và tính linh hoạt trong tổ chức đào tạo;

- Tổ chức khai giảng khóa học; thơng báo kế hoạch đào tạo; phổ biến quy chế đào tạo.

- Thực hiện đào tạo:

Đối với tổ Đào tạo- Dịch vụ: trong q trình tổ chức đào tạo phải có đầy đủ các hồ sơ sổ sách đào tạo như: Quyết định mở lớp; Danh sách học viên; Tiến độ đào tạo; kế hoạch học tập; kế hoạch giáo viên; sổ lên lớp; bảng chấm công giáo viên; bảng theo dõi thời gian dạy và học.

Đối với giáo viên dạy nghề: tổ chức dạy nghề theo kế hoạch đào tạo từng mơ-đun và có các hồ sơ sổ sách như: sổ giáo án, bài giảng; sổ tay giáo viên; sổ quản lý học viên.

Đối với học viên học nghề: thực hiện học nghề theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ và thường xuyên cập nhật bảng theo dõi chuyên cần, bàng xếp loại đánh giá rèn luyện từng tháng của mình.

- Cơng khai kế hoạch tổ chức lớp học theo hợp đồng đã ký kết để UBND cấp xã phối hợp, kiểm tra, giám sát việc thực hiện của cơ sở dạy nghề.

Bước 3: Đánh giá kết quả đào tạo

Tổ chức đánh giá thường xuyên và định kỳ theo chương trình đào tạo; phân loại kết quả học tập; tổ chức ôn, thi tốt nghiệp, phân loại tốt nghiệp và công nhận tốt nghiệp (tổ chức thi tốt nghiệp cần có các hồ sơ sau: quyết định

thành lập Hội đồng thi tốt nghiệp; quyết định thành lập các tiểu ban giúp việc cho Hội đồng; quyết định danh sách học viên đủ điều kiện dự thi; quyết định công nhận tốt nghiệp).

Kết thúc khóa học, trung tâm tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo quy định tại Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội và cấp chứng chỉ nghề đối với các lớp nghề ngắn hạn cho học viên. Đối với học viên hoàn thành khóa học nhưng khơng tham gia thi hoặc có thi nhưng khơng đạt u cầu thì trung tâm cấp chứng nhận hồn thành khóa đào tạo nghề.

Bước 4: Bế giảng và cấp chứng chỉ nghề

Sau khi tổ chức thi tốt nghiệp và có kết quả. Trung tâm ra quyết định tốt nghiệp và danh sách học viên tốt nghiệp khóa đào tạo nghề ngắn hạn. Bộ phận chuyên môn tổng hợp, in chứng chỉ nghề.

Tổ chức bế giảng lớp học nghề; thông báo, nhận xét, đánh giá kết quả học nghề của học viên; giới thiệu việc làm cho học viên; cấp phát chứng chỉ nghề (khi cấp chứng chỉ phải ghi vào sổ cấp phát chứng chỉ theo quy định).

Bước 5: Đánh giá khóa học nghề

Ban đào tạo lập các biểu mẫu đánh giá khóa đào tạo; tổng hợp xử lý dữ liệu; tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm quá trình đào tạo; đánh giá hiệu quả của khóa học đối với người học, doanh nghiệp và địa phương; tỷ lệ học viên có việc làm sau khóa học; đưa ra kiến nghị và đề xuất.

Việc đào tạo nghề cho người lao động nông thôn hết sức đa dạng và linh hoạt. Do đó, trong q trình thực hiện cần phải lập kế hoạch tổ chức đào tạo nghề cho phù hợp với điều kiện thực tiễn và các nhu cầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn ở trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề huyện kinh môn, tỉnh hải dương đáp ứng nhu cầu lao động địa phương​ (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)