1.3.1 .Chức năng của Trung tâm KTTH-HN-DN
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn ở trung tâm
3.2.2. Tổ chức bồi dưỡng năng lực chuyên môn và kỹ năng thực hành
cho giáo viên
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
Nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên về công tác đào tạo nghề nói chung và dạy nghề ngắn hạn nói riêng, nhằm đáp ứng được yêu cầu đa dạng, phong phú, linh hoạt của các nghề ngắn hạn do trung tâm tổ chức.
Tạo ra một đội ngũ giáo viên có năng lực vững về chun mơn nghiệp vụ, vừa có khả năng vận động quần chúng, vừa đảm nhiệm có chất lượng cơng việc của mình tại trung tâm, tạo được sự tín nhiệm của người học và cộng đồng.
3.2.2.2. Nội dung và cách thức tiến hành
Bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ chính mà cá nhân giáo viên đã được đào tạo.
Bồi dưỡng những kiến thức về hoạt động dạy nghề cho người lao động đáp ứng nhu cầu lao động địa phương hiện nay.
Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về dạy nghề ngắn hạn, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý và tư vấn chọn nghề, tìm và tạo việc làm cho người lao động sau khi học nghề, mời các chuyên gia về tư vấn nghề làm báo cáo viên và giảng dạy.
Huy động các nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh, nông dân sản xuất giỏi tham gia vào công tác bồi dưỡng, tư vấn cho đội ngũ giáo viên.
Các cơ quan quản lý giáo dục cấp trên thiết lập và thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên nghiệp vụ dạy nghề như đối với chương trình bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ của giáo viên trong các nhà trường phổ thông. Tổ chức đào tạo nghiệp vụ sư phạm dạy nghề, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề để bổ sung giáo viên ở những nghề còn thiếu.
Động viên, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng thường xuyên do cơ quan quản lý cấp trên tổ chức, coi trọng công tác tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân mình. Tự tìm tịi, khai thác, nghiên cứu tài liệu về nghề qua tài liệu do các cơ quan chun mơn phát hành, qua mạng internet…
Có sự đầu tư kinh phí cho cơng tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, nhất là đối với đội ngũ giáo viên hợp đồng thỉnh giảng, đội ngũ truyền nghề không được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.
Để làm tốt biện pháp này cần phải thực hiện một số nội dung sau:
* Củng cố và phát triển đội ngũ làm công tác dạy nghề ngắn hạn
Đây là một yếu tố nâng cao chất lượng hoạt động dạy nghề trong đó có dạy nghề ngắn hạn. Đội ngũ giáo viên là lực lượng chủ yếu giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu và kế hoạch đào tạo, là người có ảnh hưởng trực tiếp tới sự thành công hay thất bại của Trung tâm. Nhưng thực tế, đội ngũ giáo viên dạy nghề ngắn hạn ở Trung tâm hiện nay, nhất là đội ngũ giáo viên thỉnh giảng khơng đồng đều về trình độ đào tạo, dẫn đến thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, cơ cấu ngành nghề mất cân đối. Vị trí xã hội của giáo viên dạy nghề tại trung tâm có thể bị đánh giá thấp hơn so với giáo viên phổ thơng. Vì vậy, việc chăm lo xây dựng đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ trọng tâm, là sự ưu tiên hàng đầu trong quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của trung tâm.
Việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cần tuân theo các nguyên tắc sau: - Bồi dưỡng phải định hướng tới tương lai của sự phát triển khoa học kỹ thuật, chú ý tới trình độ và nhu cầu của từng giáo viên, trên cơ sở đó xác định nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng thích hợp.
- Thống nhất giữa bồi dưỡng chun mơn, nghiệp vụ với bồi dưỡng chính trị tư tưởng, và các nhiệm vụ đặt ra từ thực tiễn phù hợp với mục tiêu đào tạo.
* Hình thức tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
Căn cứ vào nhiệm vụ năm học, tình hình thực tế đơn vị, đặc điểm cơng việc và hồn cảnh gia đình, cũng như nguyện vọng của giáo viên, tác giả lựa chọn hình thức bồi dưỡng sao cho phù hợp, điều đó đã mang lại chất lượng và hiệu quả thiết thực. Vì vậy có nhiều giáo viên tham gia công tác bồi dưỡng hàng năm.
Hình thức bồi dưỡng được mơ tả bằng sơ đồ như sau:
Hình thức bồi dưỡng tập trung dài hạn thường tổ chức cho những giáo viên trẻ, có triển vọng, hình thức này cần lưu ý khơng ảnh hưởng tới quân số giảng dạy hiện tại và trong thời gian bồi dưỡng. Hình thức bồi dưỡng tập trung ngắn hạn thích hợp với giáo viên đang tham gia giảng dạy vì họ có ít thời gian rỗi để đi bồi dưỡng. Hình thức bồi dưỡng này tác giả tổ chức vào thời gian hè sẽ thuận lợi cho cả giáo viên trong trung tâm.
Tập huấn, hội thảo chuyên đề, hội giảng là hình thức rất tiện lợi cho mọi giáo viên. Hội thảo chuyên đề nhằm làm rõ một số vấn có liên quan, qua đó bổ sung kiến thức cho giáo viên. Hội giảng là hình thức cần duy trì thường xuyên,
Các hình thức bồi dưỡng Bồi dưỡng dài hạn Bồi dưỡng ngắn hạn Tập huấn, Hội thảo chuyên đề, hội giảng Thực hành sản xuất, tham quan Tự bồi dưỡng
để giáo viên có dịp trao đổi học tập kinh nghiệm của nhau, để họ tự đánh giá năng lực sư phạm, năng lực chun mơn của mình.
Hình thức thực hành sản xuất, tham quan rất bổ ích vì giáo viên được trực tiếp thực hiện các thao tác, kỹ năng cùng với các trang thiết bị để làm ra các sản phẩm, được trao đổi với các công nhân lành nghề, những người có kinh nghiệm.
Tự bồi dưỡng là hình thức mà giáo viên tự lập kế hoạch tự học tập qua sách báo, tài liệu tham khảo, qua kinh nghiệm bạn bè để nâng cao trình độ mọi mặt. Là người quản lý cần biết động viên, khuyến khích, có chế độ thích đáng đối với giáo viên, vì mỗi giáo viên tự biết mình cịn yếu mặt gì, để họ chủ động tự bồi dưỡng bản thân.
* Đổi mới nội dung bồi dưỡng
Qua quá trình nghiên cứu và khảo sát tác giả thấy cần phải đưa vào chương trình bồi dưỡng giáo viên một số nội dung cần thiết sau đây:
- Thực tế nhiều giáo viên chỉ biết nghề hoặc các giáo viên học từ trường sư phạm có tay nghề về một nghề nào đó. Do vậy, cần phải bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề cho những giáo viên này, đó là trang bị những tri thức khoa học lao động nghề nghiệp sâu và rộng, năng lực thiết kế, năng lực ngôn ngữ, năng lực tổ chức các hoạt động dạy nghề trong đó có dạy nghề ngắn hạn.
- Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên gồm: Nội dung bồi dưỡng
Nghiệp vụ sư phạm Nghiệp vụ chuyên môn Kiến thức bổ trợ NVSP Chung NVSP Dạy nghề Kiến thức chuyên môn Kỹ năng nghề nghiệp Kinh nghiệm thực tế Ngoại ngữ, Tin học, KHCN Hiểu biết chung
+ Kỹ năng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học trong các hoạt động.
+ Kỹ năng sử dụng và phát huy tối đa hiệu quả các phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học như: sơ đồ, mơ hình, bản vẽ, phương tiện nghe nhìn,... để kích thích hứng thú học tập của người học.
+ Bồi dưỡng kiến thức mới về khoa học, kĩ thuật, công nghệ các ngành chuyên môn, khái niệm, quy tŕnh, các thành phần của công nghệ, sự khác nhau giữa khoa học và công nghệ.
* Quy trình bồi dưỡng chun mơn, nghiệp vụ được tiến hành như sau:
- Trung tâm xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ dài hạn hay ngắn hạn cho giáo viên bằng cách: đánh giá, phân loại, xác định cụ thể yêu cầu bồi dưỡng đối với từng giáo viên; lập kế hoạch bồi dưỡng dài hạn, ngắn hạn thật chi tiết, tạo nguồn kinh phí hỗ trợ cho giáo viên đi bồi dưỡng tập trung, tập huấn nhằm đạt trình độ chun mơn, nhất là tập huấn hoạt động dạy nghề ngắn hạn cho người lao động.
- Thực hiện nghiêm túc và có chất lượng việc nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa, sách hướng dẫn giảng dạy, cung cấp tài liệu liên quan đến nội dung, chương trình và yêu cầu đối với giáo viên để họ tự nghiên cứu, tự đánh giá mặt mạnh, mặt yếu của họ và đề xuất nội dung cần bồi dưỡng.
- Duy trì, cải tiến nội dung và phương pháp sinh hoạt tổ, nhóm chun mơn với những nội dung đa dạng, phong phú. Duy trì dự giờ thăm lớp, có nhận xét, rút kinh nghiệm và đánh giá sau mỗi tiết giảng.
- Tổ chức tổng kết kinh nghiệm và viết sáng kiến kinh nghiệm trong hoạt động dạy nghề ngắn hạn. Ngồi ra cịn bồi dưỡng kiến thức bổ trợ về ngoại ngữ, tin học để giáo viên có thể tự khai thác thông tin, tìm hiểu kinh nghiệm dạy học nghề ngắn hạn của các nước tiên tiến trên thế giới.
3.2.2.3. Điều kiện thực hiện
Đội ngũ giáo viên được đào tạo cơ bản, nhiệt tình trong cơng tác, có năng lực chun mơn, nghiệp vụ cơ bản, có tâm huyết, lịng u nghề, hăng say với cơng việc.
Các cấp quản lý giáo dục phải thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới nội dung đào tạo, xây dựng chương trình dạy nghề đa dạng.
Lãnh đạo trung tâm luôn coi trọng công tác dạy nghề ngắn hạn, đưa nhiệm vụ dạy nghề ngắn hạn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm phát triển của trung tâm. Luôn đổi mới xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghề phù hợp với thực tiễn, với nhu cầu của người học và nhu cầu của thị trường lao động. Luôn quan tâm chỉ đạo việc đổi mới ở đội ngũ giáo viên.