1.3.1 .Chức năng của Trung tâm KTTH-HN-DN
3.1. Nguyên tắc đề xuất
Trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm và thực tiễn trong quản lý giáo dục của bản thân kết hợp nghiên cứu tâm lý học người quản lý, lý luận hoạt động dạy nghề và quản lý hoạt động dạy nghề. Tác giả sử dụng một số nguyên tắc đảm bảo nhằm đáp ứng cho các biện pháp đề xuất có tính hiệu quả và khả thi cao.
3.1.1. Đảm bảo tính hệ thống
Q trình quản lý là một chỉnh thể - một hệ thống bao gồm các yếu tố liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau và với mơi trường bên ngồi tạo nên tính chỉnh thể của hệ thống. Vì vậy, các biện pháp đề xuất phải bảo đảm tính gắn kết với nhau, ảnh hưởng và tác động, thúc đẩy lẫn nhau, phù hợp với các quy định chung, có như vậy mới tạo ra được hệ thống các biện pháp có hiệu quả.
Quản lý giáo dục đòi hỏi phải tiến hành một cách lâu dài, có hệ thống. Cơng tác quản lý phải dựa vào những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thói quen, kinh nghiệm sống; phải thực hiện theo từng bước, từng cấp, phải tiến hành liên tục, thường xuyên.
3.1.2. Đảm bảo tính khoa học
Quản lý giáo dục phải xây dựng trên hệ thống tri thức sâu rộng, trên sự tổng kết quá trình phát triển của lý luận quản lý, nhận thức được những quy luật khách quan của giáo dục, của tự nhiên và xã hội, nghiên cứu những quy luật đó để sử dụng trong hoạt động thực tiễn quản lý giáo dục.
Thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi người cán bộ quản lý phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình khoa học khi đưa ra các quyết định hoặc xử lý thong tin để xác định mục tiêu. Người cán bộ quản lý phải nắm vững cơ sở khoa học và các vấn đề lý luận của quản lý, biết tận dụng các quy luật khách quan, quy luật
giáo dục, các tri thức khoa học quản lý vào quá trình tổ chức, điều hành các hoạt động giáo dục. Làm tốt công tác dự báo, biết phân tích tổng hợp các sự kiện, hiện tượng giáo dục, các tác động qua lại, phát hiện ra xu hướng phát triển của chúng để có sự điều chỉnh, tác động phù hợp.
Do đó các biện pháp quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn đưa ra phải đảm bảo tính khoa học, phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa lý luận với tình hình và kinh nghiệm thực tế trong quá trình tổ chức thực hiện.
3.1.3. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển
Đây là một trong những nguyên tắc hết sức quan trọng của giáo dục cần phải được vận dụng linh hoạt trong thực tiễn quản lý. Kế thừa và phát triển một mặt phải biết kế thừa có chọn lọc các nội dung, biện pháp, giải pháp đã có trước, mạnh dạn cắt bỏ những nội dung không cần thiết, nội dung đã lỗi thời, lạc hậu, mặt khác cũng phải biết tiếp thu vận dụng có chọn lọc và sáng tạo những nội dung hiện đại vào quá trình quản lý.
Trong quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn, cần phải chọn lọc những nội dụng, biện pháp, giải pháp sáng tạo, mang tính hiện đại vào q trình quản lý. Đẩy mạnh và phát triển những nội dung mới trong quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn giúp trung tâm không ngừng phát triển lớn mạnh. Về công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giáo viên cần quan tâm tới những mặt mạnh, mặt yếu của từng giáo viên để có kế hoạch bồi dưỡng cho phù hợp. Về quan điểm xây dựng chương trình đào tạo nghề ngắn hạn mới: chương trình đào tạo nghề ngắn hạn mới đảm bảo tính liên thơng, tính kế thừa những ưu điểm, khắc phục những yếu điểm của chương trình đào tạo nghề ngắn hạn cũ, trên cơ sở đó đưa vào một số vấn đề mới đã và đang xuất hiện trong nền kinh tế thị trường ở nước ta.
3.1.4. Đảm bảo đáp ứng nhu cầu học tập của mọi người dân
Quản lý giáo dục thực chất là quản lý con người nhằm phát huy tính tích cực lao động sáng tạo của người lao động. Song động lực của quản lý là lợi ích, đó chính là nhu cầu học tập của mọi người dân, nhu cầu của nguồn lao động địa phương hiện nay.
Các biện pháp đưa ra phải phù hợp với tình hình thực tế tại Trung tâm, phù hợp với nhu cầu đòi hỏi của người học, dư luận xã hội cũng như sự quan tâm phối hợp của các địa phương, đáp ứng yêu cầu đảm bảo tính khả năng thích ứng và hoà nhập của người học vào đời sống xã hội và lao động nghề nghiệp, phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước và hoà nhập quốc tế thể hiện qua mục tiêu đào tạo.