Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn ở trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề huyện kinh môn, tỉnh hải dương đáp ứng nhu cầu lao động địa phương​ (Trang 73 - 77)

1.3.1 .Chức năng của Trung tâm KTTH-HN-DN

2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn ở

Trung tâm KTTH-HN-DN huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương

2.5.1. Yếu tố khách quan

Bảng 2.7. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn ở Trung tâm KTTH-HN-DN Kinh Môn

TT Các yếu tố ảnh hưởng Đánh giá Thứ

bậc

SL %

A Yếu tố khách quan

1 Nhận thức của người lao động ở địa phương 45 45.0 1 2 Nội dung, chương trình đào tạo nghề ngắn hạn 16 16.0 3 3 Phương pháp dạy và học nghề ngắn hạn 34 34.0 2

4 Các yếu tố khác 5 5.0 4

B Yếu tố chủ quan

1 Nhận thức của cán bộ quản lý về tầm quan trọng của đào tạo nghề ngắn hạn

55 55.0 1

2 Năng lực và trình độ quản lý và cán bộ quản lý 27 27.0 2 3 Tính cách và uy tín và cán bộ quản lý 12 12.0 3

Có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng tới công tác quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn ở trung tâm KTTH-HN-DN huyện Kinh Mơn, tỉnh Hải Dương. Để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng, chúng tôi tiến hành điều tra 30 cán bộ quản lý giáo dục và 70 học viên học nghề ngắn hạn. Kết quả cho thấy:

Yếu tố khách quan ảnh hưởng nhiều nhất là nhận thức của người lao động trên địa bàn huyện về đào tạo nghề ngắn hạn (chiếm 45%). Yếu tố khách quan ảnh hưởng nhiều thứ hai là phương pháp dạy và học nghề ngắn hạn (chiếm 34%). Tiếp theo là yếu tố nội dung, chương trình đào tạo nghề ngắn hạn (chiếm 16%) và yếu tố khách quan ít có ảnh hưởng nhất đó là yếu tố khác (chiếm 5%).

2.5.2. Yếu tố chủ quan

Yếu tố chủ quan có ảnh hưởng nhiều nhất là nhận thức của cán bộ quản lý về tầm quan trọng về đào tạo nghề ngắn hạn (chiếm 55%). Yếu tố có ảnh hưởng tiếp theo là năng lực và trình độ quản lý của cán bộ quản lý (chiếm 27%), yếu tố ảnh hưởng thứ ba là tính cách và uy tín của cán bộ quản lý (chiếm 12%) và cuối cùng là yếu tố ít ảnh hưởng nhất là yếu tố khác (chiếm 6%).

Sở dĩ có kết quả trên là do:

Thứ nhất, hiện nay nhận thức của người lao động nông thôn về học nghề ngắn hạn đã có những chuyển biến rõ rệt. Người lao động muốn vào làm việc trong các doanh nghiệp hoặc các cơ sở sản xuất kinh doanh thì phải qua đào tạo và có tay nghề nhất định. Mặt khác, ý thức của người lao động trong công cuộc CNH- HĐH đất nước cũng được nâng lên thơng qua các chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới,…

Thứ hai, phương pháp dạy và học nghề có những bước đổi mới và phát triển. Đội ngũ giáo viên không ngừng tăng nhanh về số lượng và chất lượng, từng bước được nâng lên về chuẩn trình độ, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm dạy nghề. Giáo viên và học viên có ý thức về nghề nghiệp và tầm quan trọng của đào tạo nghề trong đó có đào tạo nghề ngắn hạn. Tuy nhiên, giáo viên

chưa có kỹ năng nghề, cịn ít quan tâm tới nhu cầu của người học trong quá trình đào tạo. Hiện tại, trung tâm cịn thiếu các điều kiện giảng dạy và học tập, làm cho sản phẩm sau đào tạo không đáp ứng được yêu cầu cả về tay nghề, tính chuyên nghiệp, phẩm chất đạo đức và kỷ luật lao động.

Thứ ba, chất lượng dạy nghề cịn thấp, nội dung chương trình, giáo trình giảng dạy chất lượng chưa cao, chưa gắn chặt lý luận với thực tiễn, thường không thỏa mãn nhu cầu người học và nhu cầu của thị trường lao động. Tuy nhiên, cơ cấu ngành, nghề đào tạo của trung tâm vẫn chưa thực sự phù hợp với cơ cấu ngành, nghề của thị trường lao động; chưa kịp thời bổ sung các nghề đào tạo mới theo yêu cầu của thị trường lao động; thiếu lao động kỹ thuật trình độ cao cho các ngành kinh tế mũi nhọn và xuất khẩu lao động.

Thứ tư, tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề ngắn hạn được cán bộ quản lý, giáo viên,… nhận thức cao. Ban giám đốc trung tâm luôn coi trọng công tác đào tạo nghề ngắn hạn, đưa hoạt động dạy nghề ngắn hạn là một trong những hoạt động trọng tâm của trung tâm. Tuy nhiên, nó chưa thực sự là được coi là động lực cho sự phát triển của trung tâm. Công tác quản lý hoạt động này còn hạn chế, chưa thực sự được quan tâm.

Thứ năm, năng lực và trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ. Trong công tác quản lý nói chung và quản lý đào tạo nghề ngắn hạn nói riêng thì năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý đóng vai trị rất quan trọng. Ban giám đốc trung tâm là những người có năng lực lãnh đạo, có kiến thức về nghề nghiệp, luôn chủ động trong mọi hoạt động. Tuy nhiên về năng lực quản lý của cán bộ quản lý chưa cao, chưa được đào tạo chính quy về cơng tác quản lý dạy nghề trong đó có dạy nghề ngắn hạn.

Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn công tác quản lý dạy nghề ngắn hạn ở trung tâm KTTH-HN-DN huyện Kinh Mơn thì các yếu tố chủ quan có ảnh hưởng nhiều hơn các yếu tố khách quan. Đó là do cơng tác quản lý của dội ngũ cán bộ còn nhiều hạn chế. Lãnh đạo trung tâm chưa thực sự coi trọng công tác đào tạo nghề ngắn hạn tại đơn vị dẫn đến chưa chú trọng công tác quản lý hoạt động này.

Tiểu kết chương 2

Thực trạng hoạt động dạy nghề: Nhìn chung hoạt động dạy nghề ngắn hạn ở Trung tâm trong những năm qua đã đạt được một số kết quả nhất định. Số lượng học viên học nghề có việc làm ln tăng. Giáo viên giảng dạy các nghề ngắn hạn cũng tự trang bị thêm kiến thức, cố gắng tổ chức các hoạt động cho người học, tìm kiếm thêm thơng tin trên mạng về kỹ thuật nghề nghiệp để giới thiệu cho học viên. Tuy nhiên hoạt động này chưa được thường xuyên, liên tục, chưa có chiều sâu. Về cơ sở vật chất, so với yêu cầu còn thiếu rất nhiều do nguồn kinh phí hạn chế. Sự phối hợp giữa Trung tâm với các địa phương chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên, liên tục.

Thực trạng quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn ở trung tâm: công tác khảo sát nhu cầu, công tác lập kế hoạch và công tác quản lý cơ sở vật chất được thực hiện khá tốt. Bên cạnh đó cơng tác tổ chức chỉ đạo, công tác kiểm tra, đánh giá được thực hiện chưa tốt.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn ở trung tâm gồm các yếu tố khách quan. Trong các yếu tố đó thì yếu tố nhận thức của người lao động ở địa phương và nhận thức của cán bộ quản lý về tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề ngắn hạn và quản lý hoạt động đào tạo nghề có ảnh hưởng nhiều nhất tới quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn,…..

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ NGẮN HẠN Ở TRUNG TÂM KTTH-HN-DN HUYỆN KINH MÔN, TỈNH HẢI DƯƠNG

ĐÁP ỨNG NHU CẦU LAO ĐỘNG ĐỊA PHƯƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn ở trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề huyện kinh môn, tỉnh hải dương đáp ứng nhu cầu lao động địa phương​ (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)