1.3.1 .Chức năng của Trung tâm KTTH-HN-DN
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn ở trung tâm
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và người lao
địa phương về tầm quan trọng của dạy nghề ngắn hạn cho người lao động
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
Để thực hiện tốt nhiệm vụ và đạt tới mục tiêu của hoạt động dạy nghề ngắn hạn, cần thiết phải làm cho cán bộ quản lý, các lực lượng tham gia dạy nghề và cả người học có ý thức đầy đủ về vị trí, tầm quan trọng cũng như mục đích, nhiệm vụ của dạy nghề ngắn hạn. Chỉ trong thời gian ngắn mà người học có thể học được nghề đảm bảo có thể tạo việc làm phù hợp để nuôi sống bản thân và gia đình qua đó góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Từ đó có ý thức tự giác, tích cực thực hiện nhiệm vụ của cá nhân và tập thể trong hoạt động dạy nghề ngắn hạn tại trung tâm.
3.2.1.2. Nội dung và cách tiến hành
Trước hết, cần xác định những người làm công tác dạy nghề ngắn hạn trong Trung tâm là đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và các lực lượng ngoài trung tâm như lãnh đạo Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện, các ban ngành đoàn thể ở địa phương, người dân lao động,... là những đối tượng cần được quan tâm để phát triển, tăng cường bồi dưỡng về năng lực đào tạo nghề ngắn hạn.
Ban giám đốc trung tâm cần chủ động xây dựng kế hoạch, quy hoạch hoặc chương trình hành động cụ thể để tổ chức thực hiện nghị quyết về công
tác đào tạo nghề ngắn hạn cho người lao động của cấp ủy Đảng cấp trên và cấp ủy Đảng cùng cấp. Thường xuyên nắm bắt thông tin về nhu cầu nguồn lao động của địa phương để xây dựng kế hoạch phát triển của địa phương cho phù hợp.
Để nâng cao nhận thức đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, phải giáo dục tuyên truyền về tính khoa học, tính thực tiễn và những điều cần thiết phải định hướng nghề nghiệp cho người lao động, từ thực tiễn nhu cầu lao động địa phương để chọn nghề cho phù hợp với khả năng, năng lực của bản thân. Sau khi học nghề xong có thể đáp ứng được nhu cầu cơng ăn việc làm.
Nâng cao nhận thức trên cơ sở làm rõ vị trí, sự cần thiết của hoạt động dạy nghề ngắn hạn, đây là một bộ phận quan trọng của giáo dục lao động - kĩ thuật - nghề nghiệp. Bộ phận này không thể thiếu trong giáo dục toàn diện theo quan điểm của Đảng và Nhà nước ta, là điều kiện cần thiết góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Đồng thời cơng tác nâng cao nhận thức nhằm góp phần giáo dục nhận thức và thái độ đúng đắn về sức lao động và hàng hoá sức lao động, giáo dục thái độ đúng đắn với nghề nghiệp công việc giúp người lao động thấy rõ được ý nghĩa giá trị nghề nghiệp, có trách nhiệm với sản phẩm, hài lịng với kết quả lao động, tơn trọng nội quy kỷ luật lao động, có ý thức rèn luyện tính kỷ luật, tác phong công nghiệp,....
Tác động đến nhận thức, tư tưởng của cán bộ, giáo viên, … về tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề ngắn hạn thông qua các cuộc họp đầu năm, đầu tháng. Qua đó giúp cán bộ, giáo viên nhận thức được nhiệm vụ trọng tâm của năm học trong đó có cơng tác đào tạo nghề ngắn hạn.
Làm rõ quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về dạy nghề ngắn hạn trong nội dung tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên. Nội dung phải ngắn gọn, hấp dẫn, bổ ích và, nhằm phục vụ chiến lược phát triển kinh tế -xã hội đất nước nói chung, chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho cơng nghiệp hố-hiện đại hố đất nước nói riêng. Nội dung thơng tin
tuyên truyền phải giải đáp thắc mắc của nhân dân, học viên, phản ánh được nhu cầu và hứng thú của người học hiện nay khi tham gia học nghề ngắn hạn, thông báo chỉ tiêu số lượng và chất lượng, triển vọng của các nghề và công tác dạy học nghề trong những năm tới.
Phối kết hợp với chính quyền địa phương tăng cường tuyên truyền sâu rộng trên phương tiện truyền thơng đại chúng các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đào tạo nghề, về vai trị, vị trí của đào tạo nghề đối với phát triển kinh tế-xã hội, tạo việc làm, nâng cao thu nhập để người lao động biết và tích cực tham gia học nghề.
Đa dạng hố các hình thức tun truyền như: Phối hợp với các ban ngành đoàn thể tại các địa phương như Hội Phụ nữ, Hội Nơng dân, Đồn Thanh niên; các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn, người lao động nông thôn để tổ chức các buổi tư vấn về nghề nghiệp theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội và sự dịch chuyển của cơ cấu kinh tế và lao động địa phương. Thu thập, sưu tầm các tài liệu, phim ảnh, chuyên đề nhằm phản ánh hoạt động dạy học nghề ngắn hạn, dạy nghề phổ thông và các nghề nghiệp thiết thực hiện tại cũng như tương lai mà các trung tâm KTTH-HN - DN khác đang thực hiện nhất là những trung tâm làm tốt công tác này.
Kết hợp với chính quyền địa phương đưa nội dung về nghề nghiệp và nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp vào chương trình sinh hoạt, hội họp thơn, làng ở các địa phương. Ngồi ra cịn tổ chức các hình thức tun truyền khác như: giới thiệu lịch sử và viễn cảnh của các nghề đang dạy, các nghề đang chuẩn bị dạy ở trung tâm; tuyên truyền qua các hoạt động ngoại khoá như: tổ chức cho người học tham quan cơ sở sản xuất kinh doanh, các mơ hình kinh tế giỏi để học viên làm quen với các nghề, tổ chức cho học viên tham quan thực tiễn hoặc gặp những người lao động tiên tiến, tiếp xúc với môi trường lao động nghề nghiệp,... để giáo dục ý thức học nghề và tác phong lao động công nghiệp, thái độ nghề nghiệp, đồng thời sử dụng các phương tiện, thiết bị hiện đại để tuyên truyền về nghề nhằm gây hứng thú cho người học.
3.2.1.3. Điều kiện thực hiện
Chi bộ Đảng, Cơng đồn, Đồn thanh niên và các tổ chức khác trong trung tâm phải lấy việc nâng cao hiệu quả công tác dạy nghề ngắn hạn đáp ứng nhu cầu lao động địa phương của trung tâm là một trong những nhiệm vụ quan trọng chủ yếu của mình.
Nội dung tuyên truyền phải ngắn gọn, thiết thực và cập nhật thời sự. Hình thức tuyên truyền phải phù hợp với điều kiện về thời gian của cán bộ quản lý, giáo viên và người học trong trung tâm.
Phải lựa chọn được đội ngũ cán bộ quản lý nhiệt tình, năng nổ, có chun mơn vững vàng, kỹ năng tuyên truyền tốt.