1.3.1 .Chức năng của Trung tâm KTTH-HN-DN
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn đáp
ứng nhu cầu lao động địa phương
1.5.1. Yếu tố khách quan
Có rất nhiều yếu tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động dạy nghề ngắn hạn đáp ứng nhu cầu lao động địa phương hiện nay. Đó là:
Trước hết, cơ chế chính sách của Nhà nước, sự quan tâm đầu tư các nguồn lực cho đào tạo nghề như Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 758 của UBND tỉnh Hải Dương. Đây cũng là kim chỉ đường cho công tác phát triển và đổi mới đào tạo nghề cho người lao động hiện nay.
Thứ hai, nội dung chương trình, phương pháp đào tạo nghề của Trung tâm KTTH - HN - DN. Nội dung, chương trình đào tạo theo hướng mềm hóa,
nâng cao kỹ năng thực hành, năng lực tự tạo việc làm, năng lực thích ứng với những biến đổi cơng nghệ và thực tế sản xuất kinh doanh; xây dựng chương trình dạy nghề theo mơ đun, đảm bảo liên thơng giữa các trình độ đào tạo nghề với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân; xây dựng nội dung chương trình đào tạo nghề trình độ cao theo hướng tiếp cận trình độ tiên tiến trong khu vực và thế giới.
Thứ ba, phương pháp dạy và học nghề theo hướng phát huy được năng lực, tính tự chủ và tính tích cực của mỗi cá nhân.
Thứ tư, bối cảnh trong nước và quốc tế:
+ Xu thế tồn cầu hóa và xu thế Hội nhập kinh tế Quốc tế đem lại nhiều thời cơ và cũng nhiều thách thức to lớn đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải tích cực đổi mới về chiến lược và sách lược trong đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
+ Bối cảnh quốc tế và trong nước vừa tạo thời cơ lớn vừa đặt ra những thách thức không nhỏ cho giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam. Quá trình tăng cường hợp tác khu vực ASEAN và các nước trên thế giới đã và đang đặt ra những yêu cầu mới không chỉ về kinh tế mà cả về giáo dục đặc biệt là về đào tạo nguồn nhân lực theo các chuẩn mực đào tạo của khu vực và quốc tế.
+ Tiến bộ KHCN và những đổi mới về tổ chức, quản lý sản xuất - dịch vụ trong tất cả các lĩnh vực KT-XH cũng đặt ra những yêu cầu mới về cơ cấu và chất lượng đào tạo nhân lực nói chung và đào tạo nghề nghiệp nói riêng.
Thứ năm, nhận thức về đào tạo nghề của xã hội đã có một bước chuyển đổi nhảy vọt, xã hội đã quý trọng tay nghề, người cơng nhân có kỹ thuật khả năng và cơ hội tìm việc làm dễ dàng hơn, sức lao động đã được đề cao hơn. Các phong trào của địa phương cũng đang dần gắn liền với công tác đào tạo nghề như: Phong trào khuyến học trong các dịng họ, xây dựng làng nghề thủ cơng, phong trào xây dựng nông thôn mới,….
1.5.2. Yếu tố chủ quan
Có rất nhiều yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động dạy nghề ngắn hạn đáp ứng nhu cầu lao động địa phương hiện nay. Đó là:
Thứ nhất, đội ngũ quản lý mà người đứng đầu là Giám đốc trung tâm là những người có năng lực tốt, am hiểu về quản lý trong đó có quản lý dạy nghề, am hiểu về chun mơn, kỹ thuật, nghề nghiệp,…
Thứ hai, cán bộ quản lý của trung tâm luôn nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của đào tạo nghề trong đó có đào tạo nghề ngắn hạn. Luôn coi sự tồn tại và phát triển đào tạo nghề gắn với sự tồn tại và phát triển của trung tâm.
Thứ ba, cán bộ quản lý ln quyết đốn trong cơng tác quản lý trong đó có quản lý hoạt động đào tạo nghề ngắn hạn. Ln hịa đồng cùng đồng nghiệp, biết lắng nghe ý kiến của cán bộ, giáo viên dưới quyền, quan tâm tới lợi ích của người dạy và người học.
Thứ tư, cán bộ quản lý trung tâm được đào tạo bài bản, đã trải qua nhiều chức trách, nhiệm vụ khác nhau nên có chun mơn, nghiệp vụ vững vàng. Trong công tác quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn thường xuyên có ý kiến chỉ đạo sát, đúng, trúng.
Thứ năm, triển khai có hiệu quả cơng tác xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng và các biện pháp dạy nghề tại trung tâm và theo cơng nghệ mới đảm bảo tính khách quan, hiện đại (gắn với kiểm định chất lượng cơ sở dạy nghề).
Thứ sáu, chất lượng công tác tổ chức liên kết, liên thông giữa các cơ sở đào tạo và cơ sở sản xuất được chú trọng. Có sự kết hợp đào tạo kiến thức, kỹ năng cơ bản tại cơ sở đào tạo với đào tạo kỹ năng nghề nghiệp tại cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Tiểu kết chương 1
Dạy nghề ngắn hạn và công tác quản lý dạy nghề ngắn hạn có vai trị rất quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội, đáp ứng yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực qua đào tạo nghề, giúp thúc đẩy phát triển kinh tế cho các địa phương.
Quản lý đào tạo nghề là một quá trình lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, kiểm tra, đánh giá các hoạt động đào tạo nghề của toàn hệ thống theo kế hoạch và chương trình nhất định nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.
Quản lý đào tạo nghề ngắn hạn là quá trình đào tạo nghề diễn ra trong một thời gian ngắn (ngắn về thời gian, thấp về trình độ). Người học có thể học trong thời gian ngắn (dưới 3 tháng) và chỉ cần nắm bắt được những nguyên lý và làm được những kỹ thuật cơ bản của một nghề nào đó.
Quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn đáp ứng nhu cầu lao động địa phương gồm 4 nội dung là: Quản lý việc khảo sát nhu cầu học nghề của người lao động và nhu cầu lao động địa phương; quản lý việc lập kế hoạch dạy nghề đáp ứng nhu cầu lao động địa phương; …..
Có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến quá trình quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn ở Trung tâm KTTH - HN - DN đó là: Cơ chế chính sách của Nhà nước, sự quan tâm đầu tư các nguồn lực cho đào tạo nghề. Hiệu quả của cơng tác xã hội hóa giáo dục trong đào tạo nghề, dạy nghề; Trình độ năng lực của cán bộ quản lý, các cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động dạy nghề cho người lao động, …
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ NGẮN HẠN Ở