1.3.1 .Chức năng của Trung tâm KTTH-HN-DN
2.2. Thực trạng hoạt động dạy nghề ngắn hạn ở Trung tâm KTTH-HN-
2.2.2. Các kết quả đạt được trong hoạt động dạy nghề của Trung tâm
HN-DN huyện Kinh Môn
Trong những năm gần đây, việc dạy nghề cho người lao động địa phương được Sở Lao động -Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương giao chỉ tiêu cho các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh. Trong đó có các Trung tâm KTTH-HN-DN của các huyện và các Trung tâm thuộc các doanh nghiệp và các tổ chức chính trị xã hội khác. Cụ thể kết quả đạt được như sau:
- Về số lượng người học nghề: Trong những năm gần đây số người học nghề ngắn hạn tại Trung tâm KTTH-HN-DN huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương luôn giữ ổn định và phát triển. Được thể hiện theo bảng sau:
Bảng 2.1. Số lượng người học tham gia học nghề ngắn hạn tại Trung tâm KTTH-HN-DN huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương
Năm Tổng số Nhóm nghề Nơng nghiệp Nhóm nghề phi nơng nghiệp
2011 210 70 140 2012 175 70 105 2013 175 70 105 2014 240 105 135 2015 245 105 140 0 20 40 60 80 100 120 140 160 2011 2012 2013 2014 2015 Nhóm nghề Nơng nghiệp Nhóm nghề phi nơng nghiệp
Biểu đồ 2.1. Thống kê số lượng người học nghề ngắn hạn của Trung tâm KTTH-HN-DN huyện Kinh Môn từ năm 2011 đến năm 2015
Theo kết quả thống kê trên thì số lượng học viên học nghề ngắn hạn tại trung tâm hàng năm có sự khác nhau và có xu thế tương đối ổn định, các nghề phi nông nghiệp luôn cao hơn các nghề nơng nghiệp. Sở dĩ có tình trạng như vậy là do có những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, do mỗi năm căn cứ vào chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và tình hình thực tế của đơn vị mà Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh sẽ giao chỉ tiêu cho đơn vị với số lượng khác nhau.
Thứ hai, việc xây dựng nông thôn mới dẫn đến việc các địa phương trong huyện mở ra các khu kinh doanh, dịch vụ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp.
Thứ ba, trong khi học nghề học viên được định hướng nghề, tư vấn nghề, từ đó làm cho nhận thức của học viên và gia đình học viên có chuyển biến theo hướng tích cực hơn, học viên cảm thấy sự cần thiết phải học nghề để lao động sản xuất đạt hiệu quả cao hơn, nhất là trong thời đại khoa học, kỹ thuật công nghệ phát triển.
Mặt khác, trong quá trình học nghề, ngồi học kiến thức nghề thì học viên cịn được các bộ giáo viên của trung tâm định hướng nghề, tư vấn nghề, từ đó làm cho nhận thức của học viên cũng như gia đình học viên có chuyển biến theo hướng tích cực hơn, học nghề để làm việc chứ khơng phải học nghề theo sở thích. Ngồi ra, theo nhu cầu nguồn lao động hàng năm của các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Theo kết quả khảo sát đó, trung tâm mới thực hiện việc mở các lớp dạy nghề ngắn hạn.
- Về đội ngũ giáo viên dạy nghề ngắn hạn của trung tâm
Đội ngũ giáo viên dạy nghề ngắn hạn cho người lao động nông thôn trên địa bàn huyện của trung tâm KTTH-HN-DN huyện Kinh Mơn, tỉnh Hải Dương gồm 13 người (trong đó có 05 giáo viên thỉnh giảng). Về đội ngũ giáo viên của Trung tâm 100% đều đạt chuẩn và trên chuẩn, tuy độ tuổi còn trẻ, kinh nghiệm chưa nhiều, nhưng được đào tạo cơ bản và có tâm huyết, nhiệt tình trong cơng việc. 100% giáo viên của trung tâm được học nghiệp vụ sư phạm dạy nghề.
Bảng 2.2. Đội ngũ giáo viên dạy nghề ngắn hạn ở trung tâm KTTH- HN- DN huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương
TT Mơn nghề Số
lượng
Trình độ
ĐH CĐ TC
1 Điện dân dụng 2 1 1
2 May công nghiệp 4 3 1
3 Tin học 3 3
Nhìn chung giáo viên của Trung tâm KTTH-HN-DN huyện Kinh Mơn cịn hạn chế về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và thực tiễn. Mặt khác đa số giáo viên của trung tâm là nữ trong độ tuổi sinh đẻ do vậy ít có thời gian đầu tư cho chun mơn, việc tìm hiểu thêm kiến thức mới, nghề mới còn hạn chế. Qua đó dẫn đến các bài giảng của giáo viên hầu hết chỉ thực hiện việc truyền thụ kiến thức trong giáo trình, chỉ mang tính truyền nghề, chưa đi vào phân tích bản chất vấn đề, thiếu sự liên hệ thực tế, tác dụng của hoạt động học nghề trong từng bài giảng còn hạn chế. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, một số giáo viên không muốn hoặc rất ngại thay đổi phương pháp dạy học theo hướng tích cực hố học tập của học viên. Từ thực tiễn đó dẫn đến ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo nghề ngắn hạn và ảnh hưởng tới hoạt động chung cũng như sự phát triển của trung tâm.
- Về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề của trung tâm
Hiện nay, trung tâm có trụ sở đặt tại thôn Cổ Tân, xã An Phụ, huyện Kinh Môn. Về cơ sở vật chất trang thiết bị dạy nghề của Trung tâm đã có thể đáp ứng một cách tương đối đầy đủ cho công tác đào tạo nghề cho học sinh và người lao động: 02 phòng thực hành tin học, 02 phòng thực hành may; 01 phòng thực hành cơ khí, hàn; 01 phịng thực hành điện dân dụng; 01 phòng thực hành điện lạnh, điện tử; phòng học lý thuyết; hệ thống chuồng trại chăn nuôi, vườn cây, ao cá. Các phòng học và phòng làm việc được trang bị đầy đủ bàn, ghế, bảng, hệ thống điện và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác học tập giảng dạy và làm việc của học viên và CBGV- CNV. Trung tâm ln tích cực mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy các nghề: Điện dân dụng, Nấu ăn, Tin học, Điện lạnh, Điện tử, Sửa chữa xe máy, Cơ khí, Hàn, Làm vườn, Chăn ni thú y, .....
Tuy nhiên nhìn chung cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề của Trung tâm còn thiếu về số lượng như phòng thực hành sửa chữa xe máy, phòng thực hành nghề nấu ăn, phòng học lý thuyết, hạn chế về chất lượng nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học nghề.
Vấn đề số lượng và chất lượng dạy nghề ngắn hạn có được nâng lên hay khơng phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở vật chất, thiết bị dạy học nghề, đó là điều kiện để gây hứng thú học tập và việc rèn luyện kĩ năng của người học.