1.3.1 .Chức năng của Trung tâm KTTH-HN-DN
2.2. Thực trạng hoạt động dạy nghề ngắn hạn ở Trung tâm KTTH-HN-
2.2.3. Đánh giá chung về hoạt động dạy nghề ngắn hạn ở Trung tâm
HN-DN huyện Kinh Mơn, tỉnh Hải Dương
Nhìn chung hoạt động dạy nghề ngắn hạn ở Trung tâm trong những năm qua đã đạt được một số kết quả nhất định. Số lượng học viên học nghề có việc làm tăng đáng kể. Tính trong năm 2010 chỉ có 55% học viên sau tốt nghiệp có việc làm thì đến năm 2015 có 70% học viên sau tốt nghiệp đã có việc làm. Do vậy, điều này cũng một phần đáp ứng được nhu cầu học nghề của người lao động cũng như nhu cầu lao động của các doanh nghiệp, xí nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện. Để có được kết quả này là nhờ Lãnh đạo Trung tâm phối hợp với Đảng ủy, UBND các xã, thị trấn trong huyện tăng cường tuyên truyền tới nhận thức được bản thân người lao động hoặc con em họ đăng ký học nghề phù hợp với sức học và năng lực của mình cũng như nhu cầu nguồn nhân lực của địa phương. Mặt khác học nghề còn tạo cho người lao động có ý thức kỷ luật, có tác phong cơng nghiệp, có sức khoẻ, có tay nghề phù hợp với nhu cầu người lao động của địa phương. Từ đó giúp người lao động có thể tìm được việc làm phù hợp có thu nhập ổn định hoặc tự tổ chức lao động sản xuất đạt năng suất cao góp phần phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Hàng năm, trung tâm đều tổ chức hội học, hội giảng, thi giáo viên giỏi gắn với giảng dạy nghề ngắn hạn để dự thi cấp tỉnh. Qua đó cũng làm tăng ý thức học hỏi, tự học, tự bồi dưỡng của mỗi giáo viên. Giáo viên giảng dạy các nghề ngắn hạn cũng tự trang bị thêm kiến thức, cố gắng tổ chức các hoạt động cho người học, tìm kiếm thêm thơng tin trên mạng về kỹ thuật nghề nghiệp để giới thiệu cho học viên. Tuy nhiên hoạt động này chưa được thường xuyên, liên tục, chưa có chiều sâu.
Về cơ sở vật chất, mặc dù đã được các cấp, các ngành quan tâm cấp kinh phí cho xây dựng Trung tâm một số hạng mục quan trọng. Tuy nhiên, so với u cầu cịn thiếu rất nhiều, đó là nhà lớp học 3 tầng, nhà hiệu bộ, nhà xưởng thực hành nghề và hệ thống chuồng trại, vườn thực hành cho các nghề nông nghiệp. Trang thiết bị phục vụ cho dạy các nghề trên cịn thiếu do nguồn kinh phí hạn chế. Nguồn kinh phí từ ngân sách chỉ chủ yếu đầu tư cho con người cịn chi phí cho các hoạt động và cơng việc cịn thấp.
Sự phối hợp giữa Trung tâm với các địa phương chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên, liên tục. Một số cấp ủy đảng, chính quyền xã chưa thực sự quan tâm đối với công tác dạy nghề, chưa coi dạy nghề là lĩnh vực ưu tiên trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực và xây dựng nơng thơn mới.
Việc bố trí th phịng xưởng lắp đặt thiết bị máy móc dạy các nghề phi nông nghiệp cũng như vận chuyển trang thiết bị dạy nghề về các địa phương gặp khó khăn do địa bàn huyện Kinh Mơn rộng, khơng có vị trí lắp đặt.