BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN

Một phần của tài liệu Tạo động lực làm việc cho nhân viên kinh doanh tại các công ty dược đa quốc gia ở TP Hồ Chí Minh (Trang 104 - 107)

Danh sách người tham gia phỏng vấn:

1. Nguyễn Đình Huy - Nhân viên bộ phận thầu - Cơng ty Boeringer Ingelheim. 2. Lăng Tiến Dũng - Nhân viên kinh doanh - Công ty Glaxo SmithKline. 3. Phùng Hà Thu Ba - Nhân viên kinh doanh - Công ty Astrazeneca Việt Nam 4. Phan Minh Nguyên - Nhân viên kinh doanh - Công ty Astrazeneca Việt Nam

5. Huỳnh Bảo Trân – Quản lý kinh doanh - Công ty TNHH Servier Việt Nam

Phần 1: Giới thiệu

Xin chào anh/ chị, tơi là Lê Hồng Trung Hiếu - học viên cao học ngành Quản trị Kinh doanh của trường Đại học Ngoại Thương cơ sở II tại TPHCM. Hiện nay tôi đang nghiên cứu về vấn đề “Tạo động lực làm việc cho nhân viên kinh doanh tại các cơng ty dược đa quốc gia ở TP. Hồ Chí Minh” nhằm giúp các doanh nghiệp khơi gợi được động lực cho đội ngũ nhân viên kinh doanh nhằm tồn tại trong thị trường dược phẩm cạnh tranh khốc liệt ở Việt Nam cũng như hoạt động được hiệu quả hơn. Vì vậy, rất mong anh/ chị có thể dành chút ít thời gian q báu thực hiện buổi phỏng vấn này để đề tài được hoàn thành một cách trọn vẹn. Tơi cam đoan mọi ý kiến góp ý của anh/ chị đều được bảo mật và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài này.

Tơi xin giới thiệu một số định nghĩa được đề cập trong nghiên cứu:

- Động lực làm việc là “Sự sẵn lòng thể hiện mức độ cao của nỗ lực bản thân để hướng tới các mục tiêu của tổ chức, trong điều kiện một số nhu cầu cá nhân được thỏa mãn theo khả năng nỗ lực của họ”.

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm nhân viên kinh doanh hoặc nhân viên bộ phận thầu trong các công ty dược đa quốc gia ở TP. Hồ Chí Minh.

- Trình bày 9 nhân tố tác động lên động lực làm việc theo De Beer và 10 nhân tố động viên theo Kenneth Kovach

Phần 2: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc 1. Xác định các thành phần

Xin anh/ chị cho nhận xét của mình về các nhân tố có thể có tác động lên động lực làm việc của nhân viên kinh doanh trong các cơng ty dược đa quốc gia ở TP. Hồ Chí Minh.

2. Giới thiệu các thành tố được xác định trong nghiên cứu và đề xuất ý kiến để hiệu chỉnh cho phù hợp với thực tiễn.

Tác giả giới thiệu 5 nhân tố đề xuất trong nghiên cứu gồm 4 nhân tố của bảng thang đo sự hài lòng và động lực làm việc của De Beer (1987) và 1 nhân tố từ nghiên cứu của Brooks (2007). Đồng thời, giải thích định nghĩa của từng thành phần: thu nhập, cơng nhận thành tích, thăng tiến nghề nghiệp, quan hệ công việc với cấp trên và thiết lập mục tiêu.

Đề nghị anh/ chị cho nhận xét về những thành tố trên, và bổ sung, điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với thực tiễn.

3. Tổng hợp ý kiến và kết luận các thành phần

Phần 3: Điều chỉnh, bổ sung thang đo các nhân tố tác động lên động lực làm việc

1. Giới thiệu một số thang đo từ các nghiên cứu trước

1 Thang đo Biến quan sát

Thu nhập

Tiền lương và thưởng tương xứng với kết quả làm việc của anh/ chị

Công ty trả lương và thưởng công bằng giữa các nhân viên Tiền lương và thưởng của công ty ngang bằng với các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực

Anh/ chị hài lịng với lần tăng lương gần nhất của mình

Cơng nhận thành tích

Cơng ty của anh/ chị ln đánh giá thành tích đầy đủ

Anh/ chị thường nhận được những lời góp ý mang tính xây dựng về cơng việc của mình

Anh/ chị nhận được sự tín nhiệm từ cơng ty từ những cơng việc đã hồn thành trong quá khứ

Thăng tiến nghề nghiệp

Anh/chị sẽ được cất nhắc lên vị trí mới trong vịng 2 năm tới Cơ hội thăng tiến là công bằng cho các nhân viên trong công ty Cơng ty có nhiều cơ hội thăng tiến cho nhân viên

Công ty tạo nhiều cơ hội để anh/ chị phát triển sau các khóa đào tạo

Quan hệ cơng việc với cấp trên

Cấp trên luôn lắng nghe anh/ chị

Cấp trên luôn sẵn sàng giúp đỡ anh/ chị trong công việc Cấp trên đối xử công bằng giữa các nhân viên với nhau

Cấp trên luôn ghi nhận từng sự đóng góp của anh/ chị trong cơng việc

Thiết lập mục tiêu

Anh/ Chị thường xuyên đạt được mục tiêu doanh số mà công ty đề ra

Anh/ Chị có thiết lập mục tiêu riêng của mình trong cơng việc Anh/ Chị cảm thấy mục tiêu cơng ty giao có tính khả thi Anh/ Chị cảm thấy mục tiêu cơng ty giao có tính thử thách

Động lực làm việc của nhân viên

Anh/ Chị cảm thấy hãnh diện, tự hào khi làm việc cho công ty Anh/ Chị làm việc chăm chỉ khi được công ty giao nhiệm vụ Anh/ Chị u thích cơng việc hiện tại của mình

Anh/ Chị muốn hồn thành cơng việc tốt hơn đồng nghiệp của mình

Anh/ Chị muốn đạt được thành công trong công việc hiện tại

2. Đề nghị anh cho ý kiến về sự mạch lạc, dễ hiểu, sâu sát của câu hỏi và đề xuất, góp ý nhằm điều chỉnh, bổ sung hoặc thay thế biến quan sát của các nhân tố.

3. Tổng hợp ý kiến và kết luận các thang đo.

Xin chân thành cảm ơn sự tham gia của anh, chúc anh/ chị nhiều sức khoẻ và gặt hái nhiều thành công!

Một phần của tài liệu Tạo động lực làm việc cho nhân viên kinh doanh tại các công ty dược đa quốc gia ở TP Hồ Chí Minh (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)