Phương pháp phân tích hồi quy

Một phần của tài liệu Tạo động lực làm việc cho nhân viên kinh doanh tại các công ty dược đa quốc gia ở TP Hồ Chí Minh (Trang 52 - 54)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Phương pháp nghiên cứu định lượng

3.4.2.4. Phương pháp phân tích hồi quy

Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính bội nhằm phân tích mối quan hệ giữa các biến độc lập và một biến phụ thuộc để xem liệu có mối tương quan có ý nghĩa thống kê hay khơng. Phân tích hồi quy tuyến tính bội nhằm tìm ra mức độ phù hợp của mơ hình nghiên cứu thơng qua hệ số R2 hiệu chỉnh, đồng thời nhằm kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ban đầu và xác định mức độ tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc thông qua hệ số 𝛽 hiệu chỉnh. Mơ hình hồi quy tuyến tính bội với mức tin cậy 95% được trình bày như cơng thức dưới đây:

𝑌 = 𝛽 + 𝛽 𝑋 + 𝛽 𝑋 + 𝛽 𝑋 + 𝛽 𝑋 + 𝛽 𝑋

Trong đó: X1- thu nhập; X2- cơng nhận thành tích; X3- thăng tiến nghề nghiệp; X4- quan hệ công việc với cấp trên; X5- thiết lập mục tiêu; Y: động lực làm việc;

𝛽 , 𝛽 , 𝛽 , 𝛽 , 𝛽 , 𝛽 là hệ số hồi quy tương ứng.

Ngoài ra, cần xem xét hệ số Durbin- Watson của từng biến độc lập để kiểm tra hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc nhất. Hệ số Durbin- Watson có giá trị từ 0 đến 4,

nếu giá trị của hệ số này trong khoảng từ 1,5 đến 2,5 (càng gần bằng 2 thì càng tốt) thì có thể kết luận là không xảy ra hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc nhất. Khi xuất hiện hệ số tương quan Pearson giữa các biến độc lập với nhau cao hơn 0,7 với độ tin cậy 95%, cần xem xét tiếp hệ số phóng đại phương sai VIF. Nếu hệ số VIF của các biến độc lập bé hơn 2 có thể kết luận là không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. 3.4.2.5. Kiểm định ANOVA về sự khác biệt của các đặc điểm nhân khẩu học đến

động lực làm việc của nhân viên

Kiểm định sự khác biệt (ANOVA) là phương pháp kiểm định được sử dụng nhằm tìm ra sự khác biệt trung bình có ý nghĩa về mặt thống kê giữa các nhóm (Belle, 2008). Có thể áp dụng kiểm định T-test nếu chỉ có 2 nhóm, nhưng nếu có nhiều hơn 2 nhóm, độ tin cậy của phương pháp T-test sẽ giảm đi đáng kể. Do đó, nghiên cứu này áp dụng phương pháp kiểm định ANOVA một chiều hay cịn gọi là phân tích khác biệt trung bình một chiều để tìm ra sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm nhân khẩu học lên động lực làm việc của nhân viên.

TĨM TẮT CHƯƠNG 3

Chương 3 trình bày về phương pháp và quy trình nghiên cứu, bao gồm hai giai đoạn là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Mơ hình, giả thuyết nghiên cứu cũng như bảng thang đo chính thức được hiệu chỉnh lại với kết quả của nghiên cứu định tính. Nghiên cứu chính thức bao gồm 5 biến độc lập là thu nhập, cơng nhận thành tích, thăng tiến nghề nghiệp, quan hệ công việc với cấp trên và thiết lập mục tiêu. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu cũng được đề cập trong phạm vi chương này.

Một phần của tài liệu Tạo động lực làm việc cho nhân viên kinh doanh tại các công ty dược đa quốc gia ở TP Hồ Chí Minh (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)