Tình hình kinh doanh du lịch Việt Nam

Một phần của tài liệu đa dạng hoá sản phẩm du lịch của thủ đô hà nội trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 55)

- Phân phối thông qua các đại lý vé, các khu vui chơi giải trí hoặc các bộ phận chuyên trách về du lịch đi lại trong các công ty, cơ quan

2.2.3.Tình hình kinh doanh du lịch Việt Nam

Suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng rõ rệt đến du lịch Việt Nam. Trước tình hình đó, ngành du lịch đã có những biện pháp đẩy mạnh kích thích nhu cầu du lịch. Chưa khi nào ngành du lịch lại đồng loạt khuyến mại với mức giá hấp dẫn như hiện nay.

Mặc dù ngành du lịch đã tích cực triển khai các chương trình đặc biệt nhằm thu hút khách quốc tế nhưng lượng khách quốc tế đến Việt Nam 2 tháng đầu năm 2009 ước đạt 688,8 nghìn lượt người, giảm 10,3% so với cùng kỳ năm trước.

Khách quốc tế đến Việt Nam giảm ở hai đối tượng khách là khách đến với mục đích du lịch, nghỉ dưỡng và khách đến vì công việc. Riêng khách thăm thân nhân đạt 129,3 nghìn lượt người, tăng 2,4%. Điều đó cho thấy, trước tình kinh tế khó khăn, người dân đã giảm nhu cầu đi du lịch.

nhưng giảm so với cùng kỳ năm 2008 là: Trung Quốc 72,1 nghìn lượt người, giảm 12,9%; Hàn Quốc 70,2 nghìn lượt người, giảm 22,4%; Nhật Bản 67,3 nghìn lượt người, giảm 8,3%; Ma-lai-xi-a 26,1 nghìn lượt người, giảm 8,9%...

Một số nước tuy lượng khách đến nước ta không lớn nhưng vẫn duy trì được mức tăng cao là: Hoa Kỳ đạt 89,5 nghìn lượt người, tăng 40,3%; Ôt- xtrây-li-a đạt 49,5 nghìn lượt người, tăng 14,4%; Pháp 31,2 nghìn lượt người, tăng 12,4%; Ca-na-đa 22,5 nghìn lượt người, tăng 29,8%.

Theo các chuyên gia, lượng khách du lịch giảm cũng là tình trạng chung của ngành du lịch các nước do ảnh hưởng của tình hình suy giảm kinh tế thế giới vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi.

Mặc dù ngành du lịch đã đưa ra những chương trình khuyến mại hấp dẫn như giảm 40% giá tour du lịch nội địa đến hết tháng 5, đồng loạt giảm giá dịch vụ du lịch từ 10-40%, tổ chức hương trình “Ấn tượng Việt Nam” do Tổng Cục Du lịch phát động nhưng trước tình hình suy thoái kinh tế hiện tại, lượng khách du lịch vào Việt Nam chưa được như mong muốn.

Đứng trước tình hình kinh tế toàn cầu suy thoái, ngành du lịch Việt Nam đang gặp khó khăn trong việc thu hút khách. Các doanh nghiệp, nhà hàng, khách sạn, các hãng lữ hành…đối mặt với tình trạng ế ẩm. Các doanh nghiệp còn than phiền nếu thực hiện đúng như bản cam kết với Tổng cục Du lịch Việt Nam là giảm giá từ 30-0% đối với các tour trọn gói, họ sẽ thua lỗ.

Theo dự báo của Tổng cục Du lịch, lượng khách đến Việt Nam sẽ còn suy giảm, tuy nhiên tốc độ suy giảm trong những tháng đầu năm là khá mạnh. Việc cắt giảm chi tiêu, giảm mua sắm, du lịch, được người dân co hẹp lại trong thời điểm kinh tế khó khăn hiện tại, vì vậy, ngành du lịch nước ta còn phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ sự suy thoái của kinh tế. Đánh giá hiện trạng cuộc sống thông qua nhìn nhận từ góc độ “ chơi” và điển hình là dịch

vụ du lịch, ta có thể thấy rõ thực trạng của kinh tế Việt Nam.

Một phần của tài liệu đa dạng hoá sản phẩm du lịch của thủ đô hà nội trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 55)