- Phân phối thông qua các đại lý vé, các khu vui chơi giải trí hoặc các bộ phận chuyên trách về du lịch đi lại trong các công ty, cơ quan
2.3.2.3. Quản lý Nhà nước còn nhiều lúng túng và hạn chế
Thứ nhất là quản lý và khai thác tài nguyên du lịch
thành sản phẩm là một việc hoàn toàn khác. Tình trạng hiện nay là chúng ta đang khai thác tài nguyên “thô” mà không có “tinh chế”. Tài nguyên chỉ thật sự hiệu quả nếu chúng ta có nghệ thuật khai thác, chúng ta không thể băm bổ các tài nguyên đó một cách vô tội vạ.
Vấn đề cảnh quan môi trường du lịch chưa được chú trọng đúng mức. Với nguồn tài nguyên du lịch phong phú bao gồm các di sản thế giới, truyền thống lịch sử phong phú, các làng nghề và các lễ hội truyền thống, những cảnh đẹp thiên nhiên phong phù và sự đa dạng của các nền văn hoá dân tộc, thời gian gần đây Việt Nam đã nổi lên và trở thành một điểm đến hấp dẫn, an toàn cho du khách quốc tế. Tuy nhiên, sự gia tăng lớn về khách du lịch, trong khi việc giữ gìn cảnh quan, môi trường tại các khu, điểm du lịch lại chưa được chú trọng đúng mức, cộng thêm sự phát triển của các hoạt động kinh tế khác và nạn chặt phá rừng đã và đang gây ra các tác động không tốt tới môi trường du lịch.
Nói đến việc bảo tồn các làng nghề thì ông Thanh, chủ tịch Hội văn nghệ dân gian Việt Nam lại rất thực tế, dù cái thực tế có phần “bi quan”:
"Không gian của các làng quê cổ thì hết rồi, chỉ còn lại vài nét điểm xuyết thôi. Ta không cưỡng lại được sự đô thị hóa, vì đô thị hóa là một nét của văn minh thời đại. Không ai điều khiển được kiểu xây, kiểu chỉnh trang các làng nghề, bởi nhà nước đã thả nổi. Người ta không chịu làm nhà ngói nữa mà thích làm nhà bê tông. Dân làng nghề vốn xuất thân là nông dân nên hay hướng ngoại, thấy Hà Nội làm thế nào thì mình làm thế. Hội kiến trúc đã nhiều lần kiến nghị, nhưng rồi vẫn thế”. Ông Thanh nói tiếp: “Đừng mong có thể can thiệp, ta có thể bỏ ra mấy chục triệu đôla để đầu tư giữ gìn và phát triển một làng được không? Không chịu bỏ tiền ra để bảo tồn nhưng cứ đòi đến khai thác thì làm sao được? Đành chấp nhận hiện trạng thôi..."
Thứ hai là quản lý và khai thác phương tiện vận chuyển khách du lịch
nàn tại hội nghị về chuyện gần một tháng nay đã trên dưới 10 lần phải bay ra Hà Nội để giải quyết vấn đề xe du lịch ra vào thành phố. Hoà Bình đang phải bỏ tiền để có được giấy phép cho xe vào nội thành, song cũng chỉ được 15% trong tổng số 25 chiếc của công ty. Cứ 2 tháng một lần, công ty lại phải xin lại giấy phép này.
"Bùa" để xe du lịch 46 chỗ vào Hà Nội ban ngày và các khu tham quan.
"Hiện cảnh sát cứ “canh” tại Nhà hát Múa rối nước Thăng Long, xe của khách đậu là phạt ngay. Có trường hợp còn bắt khách xuống xe hoặc “giam xe"". Chính vì vậy, hàng đêm, khách du lịch phải trung chuyển từ xe lớn ra xe nhỏ. Ví như, thay vì chỉ cần 2 xe to, phải thuê 6 chiếc 15 chỗ để chở khách.
Ông Vũ Thế Bình - Vụ trưởng Vụ Du lịch - Tổng cục Du lịch, cũng bức xúc, bản thân ông không biết Hà Nội đã cấm 85% tổng xe phục vụ du lịch chưa, song trên các tuyến đường đã nhan nhản biển cấm. Dọc đường đê sông Hồng vào nội đô đều cấm xe khách 24-45 chỗ. Rất nhiều tuyến đường dẫn vào các khách sạn 3-5 sao, nhà hàng, điểm tham quan, mua sắm... tập trung ở quận Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm hay các điểm du lịch hàng đầu của Hà Nội như Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Rạp múa rối nước Thăng Long... cũng dày đặc biển cấm.
Nam thì việc làm này của Hà Nội vô hình trung lại tác động rất xấu đến hoạt động du lịch", ông Bình nói. Trong khi đó, xe du lịch chỉ chiếm chưa đầy 10% tổng lượng xe lưu hành trong thành phố. Chủ trương của UBND TP. Hà Nội là giới hạn không quá 15% tổng số xe phục vụ du lịch được hoạt động ban ngày (trừ giờ cao điểm) với lý do nhằm giảm ùn tắc giao thông. Hà Nội hiện có khoảng 1.200 ôtô chuyên chở khách du lịch (khoảng 700 xe từ 26 chỗ trở lên) hoạt động đến 90% công suất. Nhiều hãng xe du lịch cho rằng, sẽ có khoảng 60% du khách quốc tế không thể vào nội thành bằng ôtô. Sở Du lịch Hà Nội cũng lo lắng, việc tham quan du lịch, mua sắm của khách cũng chủ yếu diễn ra vào ban ngày. Vì vậy, nếu 85% số xe du lịch không được hoạt động vào ban ngày và 100% xe không được hoạt động vào giờ cao điểm sẽ cản trở lớn đến việc thực hiện các tour du lịch của khách. Thậm chí, khách có thể lỡ chuyến bay, dẫn đến việc họ sẽ lựa chọn điểm đến khác thay vì Hà Nội. Mục tiêu đón 1,8 triệu khách quốc tế vào năm 2010 của du lịch Thủ đô chưa chắc đã đạt.
Thứ ba là quản lý hoạt động của các vũ trường
Hà Nội có một vài vũ trường và quán Bar có nhạc, người nước ngoài ăn tối xong, thường 22h họ mới đi chơi tối, thế nhưng ngồi chưa ấm chỗ đã bị mời ra vì chỉ được mở đến 24h00, vô duyên nhất là 11.30 xe cảnh sát đã đến dùng loa nhắc nhở đóng cửa. Trong khi đó ở thủ đô Băng Cốc (Thái Lan) mở đến 4h00 sáng. Vậy tại sao ta lại không làm được?
Thứ tư là chưa hạn chế được nạn “ăn xin”
“Ăn xin” được coi là kẻ thù của du lịch. Chỉ cần đi dạo quanh các phố Hàng Ngang, Hàng Đào trải dài đến chợ Đồng Xuân, nơi nhiều du khách nước ngoài ghé thăm, mới thấy nhiều kiểu ăn xin tinh vi và ma mãnh.
Tôi đã từng chứng kiến cảnh một cậu bé tầm 15 tuổi, quần áo tả tơi, với đầy đủ dụng cụ “hành nghề” như nón, túi xách chờ khách nước ngoài đi qua
để ngả nón xin tiền. Thấy một nhóm khách Tây vừa tụt xích lô xì xồ bước tới, cậu bé chạy sấn tới: “Hêlô ông Tây cho một tờ đô đi” làm cả đoàn khách du lịch khựng lại, đảo mắt tìm vội người phiên dịch. Anh hướng dẫn viên mặt méo xệch ra sức giải thích cho khách đồng thời quay sang lườm cậu bé. Nhưng coi như không, “tiểu cái bang” này vẫn bám theo nhằng nhẵng, đến khi không chịu nổi, một vị khách trong đoàn phải rút ví đưa cho cậu tờ 20 nghìn tiền Việt để được yên thân. “Hành sự” xong, cậu lại tiếp tục ngồi uống trà đá. Cứ thế ngày qua ngày cậu cũng kiếm được chút tiền, đủ để đánh chén, thuốc thang với bạn bè. Nhớ lại những câu chuyện về ăn xin để xây nhà tầng, ăn xin theo mùa vụ mới thấy đáng buồn. Với người Việt, vì tình thương, nhiều người sẵn sàng bỏ ra 1 vài nghìn để cho, nó không đáng là bao nhiêu. Nhưng với người nước ngoài, họ sẽ nghĩ gì về nước Việt Nam khi mà đi đến đâu cùng thấy ăn xin, đi đến đâu cũng bị níu lại để xin tiền?
Những kiểu ăn xin bập bẹ ngoại ngữ để “ám” khách Tây như vậy vẫn cứ tiếp diễn ngày ngày trên các tuyến phố lớn của Hà Nội. Điều đó sẽ phần nào ảnh hưởng đến cách nhìn của người nước ngoài khi đến với Việt Nam. Ở Đà Nẵng tình trạng ăn xin đã được chấm dứt từ rất lâu, còn ở giữa lòng thủ đô, đến bao giờ mới chấm dứt được tình trạng này?
Thứ năm là chưa hạn chế được nạn xả rác bẩn bừa bãi
Hà Nội có nhiều hồ nước đẹp, nhiều dãy phố đẹp, nhiều di tích và thắng cảnh rất đẹp và cổ kính. Mặc dù cơ quan chức năng đã nhiều lần ra quân xử lý tình trạng đổ trộm đất, phế thải, vứt rác bừa bãi nhưng nhiều bãi rác, bùn đất, phế thải xây dựng vẫn ngang nhiên "mọc" ngay ven đường, tràn xuống cả lòng đường. Hiện tượng này gây ảnh hưởng giao thông, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên các tuyến phố và đặc biệt làm xấu đi hình ảnh của các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử... các ngành chức năng nên sớm
tìm ra biện pháp khắc phục triệt để tình trạng này.