- Phân phối thông qua các đại lý vé, các khu vui chơi giải trí hoặc các bộ phận chuyên trách về du lịch đi lại trong các công ty, cơ quan
2.3.2.1. Cơ sở hạ tầng thấp kém, dịch vụ và sản phẩm du lịch còn nghèo nàn
Nhìn chung, các ngành hỗ trợ du lịch vẫn chưa phát triển cùng nhịp với sự phát triển của ngành du lịch. Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông yếu kém, phương tiện vận tải lạc hậu, đường vận chuyển hàng không vẫn chưa được phát triển đúng mức. Công nghệ thông tin chưa được ứng dụng nhiều; ứng dụng thương mại điện tử trong điều hành các tour du lịch và giao dịch giữa các nhà cung cấp dịch vụ du lịch chưa được nhiều, hoạt động xúc tiến du lịch ở nước ngoài còn yếu về số lượng và hiệu quả. Các dịch vụ giải trí, văn hoá, thể thao vẫn chưa phát triển và các dịch vụ ngân hàng chưa đáp ứng nhu cầu.
Sản phẩm dịch vụ du lịch chưa phong phú, đa dạng. Ta có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp và có bãi biển được xếp hạng tầm quốc tế, nhưng trên phạm vi cả nước, chưa có được một khu du lịch tầm cỡ và có tên tuổi như Pataya, Phuket (Thái Lan), Sentosa (Singapore), Bali (Inđônesia), hay Genting, Langkawi (Malaysia). Đặc điểm này đã ảnh hưởng đến việc thu hút được sự chú ý của khách du lịch, không kéo dài được thời gian nghỉ ngơi của khách tại Việt Nam, không tạo cơ hội để tăng chi tiêu của khách quốc tế tại
Việt Nam.
Du lịch là: Tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, mua sắm. Vậy mà ở thủ đô Hà Nội, tham quan chưa phải là nhất trong khu vực , chưa nói gì so với thế giới; nghỉ ngơi thì tạm ổn với mấy khách sạn 4, 5 sao; vui chơi giải trí coi như không có, mua sắm thì không thể so với khu vực như Thái lan, Hongkong , Singapore ... (Theo bảng xếp hạng hằng năm của tạp chí Smart Travel Asia, do chính độc giả bầu chọn, Hà Nội được xếp thứ 6 trong 13 thành phố hấp dẫn nhất để mua sắm, nhảy 2 bậc so với năm 2007).
Tiềm năng du lịch của Hà Nội tuy nhiều nhưng chưa “đủ tầm” để nâng thành các sản phẩm du lịch cao cấp. Sản phẩm du lịch của ta hiện nay chưa đa dạng, còn trùng lặp tất cả đều hoạt động đều theo kiểu dàn trải, tự phát, manh mún. Ngay Hà Nội đã có hàng trăm làng nghề, hàng trăm dự án khu du lịch sinh thái nhưng đó không phải là sản phẩm du lịch.
Một minh chứng là Bảo tàng Dân tộc học đã có tiếng trong khu vực và là điểm đến được yêu thích của những sách hướng dẫn du lịch nổi tiếng… của nước ngoài, lại là bảo tàng hiếm hoi trên địa bàn Hà Nội mở liên tục từ 8h30 đến 17h30 cũng vẫn chỉ thu được nhưng thành công vừa phải. Lượng khách đến bảo tàng hàng năm mới chỉ đạt 180.000 khách, trong đó 90.000 người nước ngoài - con số quá “khiêm tốn”, nếu tính trên hơn 1 triệu khách du lịch đặt chân đến Hà Nội. Nguyên nhân là mọi nỗ lực đầy tâm huyết của Bảo tàng Dân tộc học không "cứu" được cái lối làm ăn chộp giật của những người làm du lịch vô tâm. Đã đành là không phải tour du lịch nào cũng đưa khách qua bảo tàng, nhưng nếu có đưa thì rất nhiều tour chỉ cho khách dừng chân một tiếng đến tiếng rưỡi để xem vài phần qua quýt. Hướng dẫn viên của tour nhiều người giới thiệu sai, có khi còn “bịa”, nên khách đi một lần sẽ chẳng còn hứng thú quay lại. Khách đi lẻ lại gặp rất nhiều khó khăn vì chỉ có độc một tuyến ôtô buýt duy nhất từ Kim Mã tới Nội Bài, không phải khu vực tập trung khách du lịch, đi xe ôm thì giá cao. Khách nước ngoài thường sống ở
khu phố cổ phải đổi tuyến xe buýt vài lần, có khi phải đi bộ khá xa mới đến được bảo tàng. Đi kiểu này thì thật đúng là “hành” khách, nhất là khi hệ thống xe buýt của thủ đô còn khá nhiều bất cập, người Việt Nam còn gặp khó khăn, nói gì đến người nước ngoài mới đến còn đầy ngơ ngác...
Ngoài thời gian làm việc thì con người có nhu cầu vui chơi giải trí, cái này phụ thuộc vào đâu, nó phụ thuộc vào sản phẩm du lịch. Có sản phẩm thì “ăn” mãi không chán nhưng có sản phẩm chỉ “dùng” một lần. Du lịch là một ngành kinh doanh cung cấp các dịch vụ cho nhu cầu vui chơi thưởng ngoạn của khách nên mục tiêu của anh là phải tạo hết mọi điều kiện để du khách thỏa mãn với các nhu cầu của họ. Nhiều doanh nghiệp lữ hành ở Thủ đô rất bức xúc vì Thủ đô Hà Nội vẫn thiếu chỗ để du khách… xài tiền. Khách du lịch quốc tế đến Úc, New Zealand chi tiêu mua sắm khoảng 1.500 USD, còn ở Hà Nội chỉ 200-300 USD/người. Sản phẩm giải trí của thủ đô Hà Nội quá nghèo nàn, chỉ có duy nhất là nhà hát múa rối nước mà 20 năm nay các tiết mục gần như không thay đổi. Hà Nội có một vài vũ trường và quán Bar có nhạc, nhưng người nước ngoài ăn tối xong, thường 22h họ mới đi chơi tối, thế nhưng ngồi chưa ấm chỗ đã bị mời ra vì chỉ được mở đến 24h00, vô duyên nhất là 11.30 xe cảnh sát đã đến dùng loa nhắc nhở đóng cửa.
Muốn đánh giá được chất lượng sản phẩm và trình độ phát triển thì phải nhìn vào nguồn thu của nó. Vấn đề là phải nhìn từng khía cạnh, có cái chưa được, có cái được. Về tổng thể thì nhu cầu phát triển du lịch và khách du lịch rất lớn nhưng sản phẩm du lịch lại chưa thể đáp ứng.
Hiện nay có người hiểu chất lượng dịch vụ gắn liến với bất động sản, gắn với việc xây dựng nhà thật đẹp. Người ta đổ nhiều tiền xây dựng cả khu “resort” rất lớn nhưng chất lượng sản phẩm ở đó lại rất kém. Nói đúng hơn thì bản thân nó chẳng phải là sản phẩm, đó chỉ là khu bất động sản mang tên “resort”, mang tên du lịch, sản phẩm ở đó không rõ ràng, thậm chí xung đột nhau. Ví dụ việc bố trí hoạt động văn hóa ngay cạnh khu ăn uống, nơi người
ta cần nghỉ ngơi thì bố trí cạnh khu sân khấu ngoài trời ầm ĩ cả ngày.
Du lịch cũng là ngành kinh doanh, vậy ta phải bán những sản phẩm khách hàng thích mang bản sắc Việt Nam, chứ không phải chỉ bán cái ta có và ta muốn! Đừng cố bắt du khách phải yêu Văn hóa của ta, hãy giới thiệu cho họ nền Văn hoá độc đáo của Việt Nam để họ tham quan như là một nền Văn hoá mới lạ. Người Việt Nam đi học, công tác và du lịch nước ngoài khi về háo hức kể cho nhau nghe về các nền Văn hoá khác, nhưng có ai yêu Văn hoá Mĩ, Đức, Nhật...không? Tất cả đều quay về sống với Văn hoá Việt Nam vì đó là của chúng ta! Dù sản phẩm của anh hay thế nào chăng nữa nhưng không có đường vào thì khách cũng không có. Vấn đề ở đây là xây dựng sản phẩm đa dạng, đặc thù và phải đáp ứng nhu cầu dịch vụ và chất lượng. Tuy nhiên điều này chúng ta vẫn chưa thực hiện tốt. Bên cạnh đó, mục tiêu của ngành du lịch là cung cấp cho khách những sản phẩm có chất lượng cao. Để giữ được khách thì phụ thuộc nhiều yếu tố. Bản thân sản phẩm du lịch đó phải đặc thù, phải hấp dẫn được khách.
Nguồn nhân lực cho du lịch chưa được đào tạo một cách hệ thống về chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp. Năng lực ngoại ngữ, kỹ năng công nghệ thông tin và khả năng giao tiếp còn hạn chế.
Các cơ sở đào tạo du lịch phân bổ không đồng đều, chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn. Mặc dù có sự bùng nổ về số lượng các công ty du lịch lữ hành trong nước, song các công ty này cạnh tranh thiếu lành mạnh về giá, giảm chất lượng dịch vụ, vi phạm các yêu cầu về giấy phép hành nghề.
Du lịch thì cả thể giới đều có, trong đó có những sản phẩm giống nhau. Nhưng nếu muốn thu hút khách thì sản phẩm đó phải có “chất”, hấp dẫn về đặc thù văn hóa về điều kiện tự nhiên… Còn trường hợp “không đặc thù” thì phải hơn người ta về chất lượng.