Xu hướng phát triển của du lịch thế giớ

Một phần của tài liệu đa dạng hoá sản phẩm du lịch của thủ đô hà nội trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 78)

- Phân phối thông qua các đại lý vé, các khu vui chơi giải trí hoặc các bộ phận chuyên trách về du lịch đi lại trong các công ty, cơ quan

3.1.2. Xu hướng phát triển của du lịch thế giớ

Trong bối cảnh hiện nay, ngành du lịch trên thế giới phát triển theo nhiều xu hướng. Dưới đây là một số xu hướng chủ yếu:

Một là, Du lịch trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến do phương tiện vận chuyển khách hiện đại, nhanh chóng, chính trị ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.

Hai là, có sự thay đổi hướng của du lịch quốc tế. Nếu trước đây vài thập kỷ, khách du lịch chủ yếu đi nghỉ dưỡng ở các vùng ven biển nổi tiếng trên thế giới, thì ngày nay nguồn khách này đã toả di các vùng ở những nước mới phát triển du lịch như châu Á- Thái Bình Dương, Caribe,… Theo dự báo của Tổ chức Du lịch thế giới, tốc độ tăng trưởng khách du lịch của khu vực này những năm tới tăng từ 22,1% - 27,3% giai đoạn 2010 - 2020.

Ba là, mức chi tiêu của một khách du lịch ngày càng tăng về cơ cấu chi tiêu có sự thay đổi. Theo tính toán thống kê, nếu như thu thập của một gia đình ở mức 1000 USD một năm thì 50% dùng để chi ăn uống, chi khoảng 20% cho giáo dục và giải trí. Khi thu nhập năm bình quân khoảng 5.000 USD thì phần chi cho ăn uống sẽ chiếm khoảng 30%, số tiền nhàn rỗi có đủ khả năng đáp ứng các hoạt động vui chơi giải trí và các chuyến du lịch ra nước

ngoài cho hầu hết mọi thành viên gia đình. Khi mức thu nhập ở mức 10.000 USD thì chi cho ăn uống chỉ chiếm mức dưới 20%, việc đi lại cho tất cả mọi thành viên trong gia đình có thể thực hiện được ở mức sang trọng. Ngay trong thập kỷ 90 của thế kỷ 20 trên thế giới đã có 20 nước có GDP đầu người trên 20.000 USD năm. Điều có nghĩa là trong thế kỷ 21, số gia đình có thu nhập trên 10.000 USD năm không phải là hãn hữu. Nói cách khác, khả năng thực hiện nhiều chuyến du lịch xa, dài ngày ra nước ngoài sẽ tạo ra một tập khách tiềm năng rất lớn.

Bốn là, tỉ lệ khách du lịch sử dụng các dịch vụ du lịch trọn gói có xu hướng giảm với sự phát triển của hệ thống đặt chỗ qua mạng Internet và website. Tỉ lệ khách tự tổ chức và chỉ sử dụng một phần dịch vụ của các tổ chức kinh doanh du lịch có xu hướng ngày càng tăng.

Năm là, sự hợp tác song phương, đa phương về xúc tiến phát triển du lịch giữa các nước ngày càng mở rộng. Hiện nay, ngoài tổ chức Du lịch thế giới, còn có nhiều tổ chức du lịch khu vực, liên khu vực ra đời như: Hiệp hội Du lịch Thái Bình Dương (PATA), Hiệp hội Du lịch vùng Caribe (CTA), Hiệp hội Du lịch Nhật Bản (JATA), Hiệp hội Du lịch châu Mỹ (APTA).

Sáu là, du lịch sinh thái là xu thế phát triển mạnh. Bước vào thế kỷ XXI, công nghiệp hóa của các nước trên thế giới đã làm cho môi trường sống bị ô nhiễm, đe doạ đến sức khỏe, môi trường sống của con người. Vì vậy, tiếp cận được với thiên nhiên, được nghỉ ngơi ở những vùng có môi trường sinh thái tốt là nguyện vọng mọi tầng lớp dân cư. Công nghệ và tự nhiên, hai thách thức đối với du lịch trong những năm đầu thế kỷ XXI.

Ngoài các xu hướng trên do cuộc cạnh tranh nguồn khách giữa các quốc gia diễn ra gay gắt nên nhiều nước đã giảm đến mức tối thiểu các thủ tục. Nhận biết xu hướng trên có ý nghĩa thiết thực để phát triển ngành du lịch Việt Nam nói chung và du lịch thủ đô Hà Nội nói riêng.

Theo hiệp hội Lữ hành và Du lịch thế giới (WTTC), ngành du lịch thế giới đang phát triển mạnh mẽ với mức tăng trưởng trung bình 3.6 %/ năm. Nền công nghiệp không khói này có doanh thu đạt 5.500 tỷ USD/ năm, chiếm 9,4 % GDP toàn thế giới, thu hút 220 triệu việc làm, tương đương 7,6 % dân số thế giới. Tuy nhiên, ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, cộng thêm những bất ổn chính trị, thiên tai, dịch cúm bùng phát trong thời gian qua đã khiến cho nền công nghiệp được mệnh danh là “con gà đẻ trứng gà” này bị tổn hại hơn bao giờ hết.

Hiệp hội Lữ hành và Du lịch thế giới (WTTC) dự báo, tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch thế giới chỉ đạt 1% trong năm 2009, chủ yếu do ảnh hưởng của cơn đại suy thoái kinh tế bắt đầu từ việc sụp đổ thị trường cho vay bất động sản thứ cấp tại Mỹ. Cùng với đó, những biến động bất thường của thiên tai, dịch bệnh tại nhiều nơi trên thế giới cùng với sự bất ổn chính trị tại nhiều quốc gia đang ảnh hưởng khá nặng nề đến sự phát triển của ngành công nghiệp du lịch của toàn thế giới.

Trong quý 1/2009, lượng khách du khách nước ngoài vào Trung Quốc giảm 7% so với cùng thời điểm này năm ngoái. Chỉ tính riêng năm 2008, doanh thu của ngành du lịch Italy giảm 5 % sau 7 năm tăng trưởng liên tục. Chính sự sụt giảm này khiến đất nước hình chiếc ủng mất đi hơn 5 tỷ USD và 150.000 người mất việc làm. Bộ Du lịch Tây Ban Nha cho biết, lượng khách quốc tế đến nước này đã giảm 16 % trong 3 tháng qua. Các quốc gia Ai Cập, Li Băng… đều chịu chung cảnh “đìu hiu, vắng vẻ du khách” do người dân nhiều nước buộc phải thắt lưng buộc bụng vì suy thoái kinh tế.

Sự bùng phát của dịch cúm A/H1N1 tại Mexico đã gần như làm tê liệt “hoàn toàn” ngành du lịch của đất nước trung Mỹ này. Những hình ảnh người dân thành phố Mexico mang mặt nạ phòng cúm đi lại được lan truyền đi khắp thế giới. Tỷ lệ với nó là lượng khách du lịch đặt vé đến Mexico giảm một cách đột ngột. Hãng hàng không Continental Airline buộc phải cắt giảm các

tuyến bay đến Mexico từ đầu thứ 2 tuần trước (ngày 4/5/2009) do người Mỹ lo sợ về tình hình dịch bệnh tại đây. Chuỗi khách sạn Cancun công suất thuê phòng giảm 42% trong ngày 24/4/2009 xuống 72 % trong những ngày cuối tháng 4. Các hãng du lịch tàu biển thì hủy bỏ tất cả các chuyến tàu cập cảng Mexico. “Chúng tôi không nghĩ rằng tình hình hiện tại không phải xấu đến mức như vậy. Nhưng chính dịch cúm A/H1N1 đã tạo nên một hiệu ứng domino ảnh hưởng toàn bộ ngành công nghiệp du lịch Mexico” Bà Maria Setien, phó giám đốc điều hành chuỗi khách sạn Cancun cho biết.Từ khi dịch A/H1N1 bùng phát các hãng lữ hành quốc tế đã hủy tất cả các chuyến bay đến Mexico, nhiều nhà hàng, khách sạn trở nên vắng vẻ, các công ty du lịch trong nước bắt đầu tính chuyện “sa thải” bớt nhân viên. Ông Alejandro Rojas Diaz, thư ký sở du lịch thành phố Mexico ước tính trung bình mỗi ngày thành phố thất thu khoảng 10 triệu USD. Chỉ hơn 2 tuần sau khi dịch cúm xuất hiện, Bộ trưởng Tài chính Mexico, ông Agustin Cartens “chua xót” công nhận dịchCúm A/H1N1 khiến quốc gia trung Mỹ này mất đi 2,2 tỷ USD chỉ trong một thời gian ngắn.

Ông Geoffrey Lipman, Phó tổng thư ký Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp quốc (UNWTO) cho rằng, ngành du lịch có mức độ liên quan chặt chẽ với nhiều lĩnh vực có ảnh hưởng qua lại với nhau như nhà hàng, khách sạn, vận tải...Do đó, khi ngành du lịch bị “cúm” thì ngay lập tức những lĩnh vực có liên qua cũng bị “cảm” theo.

Theo Hiệp hội Giao thông đường không quốc tế (IAIA), lưu lượng khách đi lại bằng hàng không sẽ giảm 5,7% khiến các hãng hàng không bị thua lỗ 4,6 tỷ USD. Hiện tại, rất nhiều hãng hàng không lớn trên thế giới như Quatas, Cathay Pacific đang tiến hành cắt giảm các tuyến bay ít người đi lại tránh bị thua lỗ trong năm tài chính 2009.

Đứng trước nguy cơ bị mất “quả trứng vàng”, Bộ Du lịch các nước đưa ra những “phương thuốc“ khác nhau để nhằm khôi phục lại ngành du lịch

nước mình. Bộ Du lịch Thái Lan đã đưa ra khẩu hiệu “người Thái xin lỗi”, Italy với chương trình trị giá 13 triệu USD có tên “Italia much more” (tạm dịch “Italy hơn thế”). Tây Ban Nha đầu tư 1,3 tỷ USD để xây dựng các cơ sở hạng tầng cho ngành du lịch nhằm cạnh tranh với nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ. Trong nổ lực kích cầu du lịch nội địa, Bộ Du lịch Anh quyết định bỏ ra 2,6 triệu USD quảng cáo cho chiến dịch “See more of Britain for less (Ngắm nhiều hơn, chi ít hơn). Vừa qua, chính phủ Mexico thực hiện gói kích cầu 2,1 tỷ USD để hỗ trợ thuế và các khoản vay ưu đãi để phục hồi kinh tế. Trong đó ngành du lịch nhận được khoản tiền lên đến 450 triệu USD để xây dựng lại hình ảnh du lịch đã mất của mình.

Một phần của tài liệu đa dạng hoá sản phẩm du lịch của thủ đô hà nội trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w