- Phân phối thông qua các đại lý vé, các khu vui chơi giải trí hoặc các bộ phận chuyên trách về du lịch đi lại trong các công ty, cơ quan
2.3.2.2. Chưa tạo được các hình thức, cơ chế liên kết có hiệu quả
lịch chỉ làm phần ngọn, đưa đón khách đến. Còn sản phẩm du lịch thì ai làm, làm như thế nào thì không có liên quan. Rất nhiều nhà đầu tư đang đổ tiền xây khu nghỉ dưỡng, chẳng cần biết sản phẩm là gì cả. Du lịch Việt Nam đang trong quá trình phát triển nên trình độ nghệ thuật khai thác có phần nào đó chưa đáp ứng được, bởi du lịch đòi hỏi tổng hợp rất nhiều ngành nên mới phối hợp được.
Hiện nay sự liên kết, hợp tác giữa các Bộ ngành, địa phương, lãnh thổ tuy gần đây có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn yếu hoặc thiếu (Bộ Văn hoá, Thê thao và Du lịch, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công an) đặc biệt là việc quản lý các nguồn lực tự nhiên. Cũng chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành (tài chính, hàng không, biên phòng, hải quan, điện lực và viễn thông…) trong hỗ trợ phát triển du lịch.
Mục tiêu phát triển du lịch là tạo ra dịch vụ tốt nhất, muốn làm được điều này thì phải tổng hợp được nhiều hoạt động như đầu tư, xây dựng sản phẩm, cơ sở vật chất, trình độ nghiệp vụ…
Do vậy phát triển du lịch đòi hỏi có sự đồng bộ, không thể cắt khúc được. Tính liên kết đồng bộ bây giờ là không có, mạnh ai nấy làm. Chúng ta thiếu liên kết đồng bộ về nghiệp vụ du lịch, quản lý kinh doanh, thiếu liên kết vùng: Cần phải rất chủ động thu hút khách nước ngoài, không chỉ qua hệ thống tour mà rất cần hút những “Tây balô” nữa; Cần có tuyến đường riêng đến các địa danh du lịch, còn nếu sử dụng chung thì phải rất rõ ràng, dễ hiểu; Cần hệ thống chỉ dẫn đường, cần bản đồ du lịch chuyên biệt v.v.
Hà Nội là thủ đô mà vẫn mang tư duy quan liêu bao cấp. Dù không thiếu địa điểm du lịch nhưng không tạo ra tuyến đi thuận lợi cho khách, nếu có tuyến đi thì khách sẽ trả tiền cho ngành giao thông. Các điểm đến thì lại luôn quan liêu theo kiểu "đuổi khéo". “Nhiều bảo tàng đóng cửa buổi trưa suốt từ 11h - 11h30 đến 13h30 - 14h, như thế là chỉ cốt sao thuận tiện cho
người làm bảo tàng, khách du lịch có ai ăn trưa từ 11h đến 13h30 như mấy vị công chức đâu? Tại sao không phân công người làm trưa, tiền vé thu được cũng đủ trả cho họ. Rồi những chuyện rất nhỏ như bảng giới thiệu từng hiện vật của bảo tàng cũng để rất xa, chữ nhỏ, chẳng mấy ai đọc được!” (Ông Nguyễn Văn Huy, Giám đốc Bảo tàng dân tộc học). Ông Huy cũng nhấn mạnh "Văn hóa và du lịch phải có sự kết hợp chặt chẽ, chứ một anh chỉ lo nghiên cứu bảo tồn, còn anh kia chỉ chăm chăm kiếm tiền thì cũng không bền. Anh du lịch kiếm được tiền phải dựa trên thành quả của ngành văn hóa, vậy thì phải giúp văn hóa sống được. Tổng cục Du lịch trả lời rằng đã đầu tư trở lại thông qua hệ thống thuế rồi, và từ thuế thì đã cấp tiền cho ngành văn hóa rồi. Cách trả lời như thế vẫn là phiến diện".
Ông Tô Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội văn nghệ dân gian Việt Nam còn mạnh mẽ hơn khi “phê phán” những người làm du lịch, những người "ăn sẵn, mà không muốn trả tiền ai cả. Dân ta thì có tư duy nông dân, cứ thấy người nước ngoài là có bao nhiêu mang ra trình diễn hết. Chúng tôi đã phải đấu tranh mãi để trong luật của nhà nước có “bảo vệ bản quyền của văn học dân gian”. Ngành văn hóa thì cố công bảo vệ, còn du lịch cứ mang người đến rồi đi thì làm sao công bằng?"
Ông Thanh lại đưa ví dụ về đảo Bali của Indonesia. "Họ có show về chúa khỉ Hanuman - nhân vật trong sử thi Ramayana của Ấn Độ đã được phổ biến trên toàn Đông Nam Á - đang giúp tướng lĩnh Rama bị lũ quỷ quấy rối, bắt mất vợ là nàng Sita. Khỉ thì nhiều động tác rất sinh động, nhí nháu, nên show đó bao giờ cũng đông. Tổng số tiền bán vé thì 60% cho diễn viên của suất diễn, 20% trả cho cộng đồng để tu sửa hạ tầng, 20% còn lại thì lập quỹ đào tạo lớp trẻ và thăm hỏi giúp đỡ ốm đau cho những người diễn. Các tour du lịch đến đây cứ mua vé thôi, còn anh thu bao nhiêu tôi không biết, anh không được can thiệp vào số tiền bán vé"
làng, mình phải đòi thì mới được trả 100$, mà số tiền đó chia cho mấy chục con người thì nhằm nhò gì!". Và cũng như ông Huy, ông Thanh lại trách những người làm chủ trương, làm cơ chế nhiều hơn, bởi “trên không có chủ trương thì dưới cũng chịu”.
Ai cũng biết, để quảng bá cho các địa điểm du lịch thì rất cần những tờ rơi, tờ giới thiệu, nhưng ông Huy lại than phiền về chuyện: “Làm tờ rơi xong, mang đến các khách sạn xin mãi người ta cũng không để cho mình. Trong khi ở các nước tiên tiến, tờ rơi của các điểm du lịch được phát tự do ở khắp nơi, từ nhà hàng, khách sạn đến các văn phòng công ty du lịch. Chưa kể, làm tờ rơi thì mỗi nơi một kích thước, một hình dáng, chẳng hề thấy sự chuyên nghiệp, sự thống nhất hay liên kết nào cả”. Phải chăng, những người làm văn hóa nên năng động và tự mang sản phẩm đến “chào bán” cho người làm du lịch? Liệu có sự tế nhị nào trong việc “người làm tour muốn hưởng tiền hoa hồng?”. Ông Huy lại không nghĩ như thế: “Mình đã tạo ra sản phẩm cho du lịch khai thác thì du lịch buộc phải đến đây khai thác. Vẫn biết, nếu có hoa hồng thì hướng dẫn viên sẽ chỉ ngay cho khách vào cửa hàng đồ lưu niệm của bảo tàng để mua. Còn không có thì người ta kéo khách đi chỗ khác. Nhưng trả hoa hồng cho những người làm tour hay người hướng dẫn thì rất dở, sẽ tạo ra tiền lệ không tốt, nên chúng tôi không làm”.
Để Hà Nội thật sự là “điểm đến” cho khách du lịch, có biết bao việc để làm. Đơn cử như việc mỗi địa danh tạo ra những website chỉ dẫn đầy đủ, thông tin chi tiết cho khách, rồi sẽ có sự liên kết giữa các website để tạo ra hệ thống thông tin đầy đủ, dễ tìm kiếm. Những việc không lớn, nhưng để làm được sẽ rất cần… nỗ lực của từng đơn vị, và cần hơn là sự liên kết với một đầu mối.