Tài nguyên Du lịch của Hà Nộ

Một phần của tài liệu đa dạng hoá sản phẩm du lịch của thủ đô hà nội trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 48)

- Phân phối thông qua các đại lý vé, các khu vui chơi giải trí hoặc các bộ phận chuyên trách về du lịch đi lại trong các công ty, cơ quan

2.1.2.3. Tài nguyên Du lịch của Hà Nộ

Hà Nội hiện có trên 4.000 di tích và danh thắng, trong đó được xếp hạng quốc gia trên 900 di tích và danh thắng (hàng trăm di tích, danh thắng mới được sáp nhập từ Hà Tây và Mê Linh) với hàng trăm đền, chùa, công trình kiến trúc, danh thắng nổi tiếng.

Hà Nội là một trung tâm du lịch lớn ở Việt Nam. Du khách có dịp khám phá nhiều công trình kiến trúc văn hóa - nghệ thuật xây dựng qua nhiều thế hệ, trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước. Những danh thắng tự nhiên đẹp và quyến rũ; những làng nghề thủ công tồn tại hàng trăm năm; những lễ hội truyền thống - sản phẩm văn hóa kết tinh nhiều giá trị tinh thần... sẽ là những sản phẩm du lịch hấp dẫn.

+ Khu phố cổ

Ở Việt Nam, ngoài Hội An ra chỉ có Hà Nội mới giữ được một khu phố cổ. Theo các nguồn sử liệu thì đây cũng chính là nhân lõi của kinh đo Thăng Long từ khi mới thành lập và đã gần 1000 năm tuổi.

Nói đến địa giới không gian khu phố cổ thì có thể coi đó là một hình tam giác cân có đỉnh là phố Hàng Than, cạnh phía Đông là đê sông Hồng, cạnh phía tây là phố Hàng Cót, Hàng Điếu, Hàng Da, còn cạnh đáy là trục Hàng Bông - Hàng Gia - Cầu Gỗ. Các khu phố thường mang tên những mặt hàng sản xuất như : Hàng Đường, Hàng Bạc, Hàng Bồ…. Đây cũng chính là nguồn tài nguyên quý giá mang phong cách đặc trưng của Thủ đô Hà Nội.

+ Các di tích kiến trúc cổ

Hà Nội (phần chưa mở rộng) là nơi có mật độ di tích cổ thuộc loại cao 48,2 di tích/100 km2, trong khi đó cả nước chỉ có 2,2 di tích/100km2. Những di tích đó có niên đại trải dài từ trước Công nguyên cho đến triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần, Nguyễn. Theo thống kê thì Hà Nội có hơn 2000 di tích cổ trong đó

có : 679 đình, 12 lăng, 210 đền, 252 miếu, 875 chùa, 166 nhà thờ họ, 32 am. Các di tích lịch sử kiến trúc công cộng tiêu biểu là : Hồ Hoàn Kiếm, Tháp Rùa, Khu phố cổ Hà Nội, Văn Miếu, Quốc Tử Giám, Thành Cổ Loa, Thành cổ Hà Nội, Đường Lâm, Thành cổ Sơn Tây, Gò Đống Đa, Phủ Chủ tịch và khu di tích Bắc Bộ phủ, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Cột cờ Hà Nội, Hội trường Ba Đình, Nhà Hát Lớn, Hỏa Lò.

Các kiến trúc tôn giáo tâm linh tiêu biểu là: Thăng Long tứ trấn: Đền Quán Thánh, Đền Bạch Mã, Đền Kim Liên, Đền Voi Phục, Thăng Long tứ quán,· Chùa Hương và động Hương Tích, Chùa Một Cột, Chùa Trấn Quốc, Chùa Quán Sứ, Phủ Tây Hồ, Đền Ngọc Sơn, Nhà thờ Lớn, Nhà thờ Hàm Long, Nhà thờ Cửa Bắc.

+ Các làng nghề

Hà Nội có rất nhiều làng nghề truyền thống có từ lâu đời. Người Hà Nội vốn thanh lịch và tài hoa, họ muốn tạo ra những sản phẩm vừa có ích vừa làm đẹp cho đời.

Các làng nghề tiêu biểu là: Gốm Bát Tràng, Làng lụa Vạn Phúc, Tranh Hàng Trống, Làng hoa Ngọc Hà, Ngũ Xã, Lệ Mật, Làng đúc đồng Ngũ Xá, Làng giấy Yên Thái.

+ Ẩm thực

Người Hà Nội rất chú trọng đến cách ăn uống và coi đó như là một sự thưởng thức văn hoá. Quan niệm này có lễ ít nơi nào có được, Hà Nội nổi tiếng với rượu mơ (Kẻ Mơ hay làng Hoàng Mai), làng Thuỵ (Thuỵ Khuê), làng Vọng (Phương Liệt) đã từng được nhắc đến trong sách ‘Dư địa chí’ của Nguyễn Trãi. MÓn ăn Hà Nội cũng phong phú và hấp dẫn mang những phong cách rất đặc trưng của văn hoá Hà Nội như : Bún Thang, Chả cá Lã Vọng, bánh tôm Hồ Tây, bánh cốm Hàng Than, bánh cuốn Thanh Trì … và hàng trăm laọi quà ngon khác nhau.

Hà Nội tập trung rất nhiều các bảo tàng như : bảo tàng Cách mạng (1959), bảo tàng Hồ Chí Minh (1990), bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (1966), bảo tàng Dân tộc học (1996), bảo tàng Quân đội (1959), bảo tàng Lịch sử (1958), bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (1995)….

+ Các công viên, khu sinh thái, danh thắng

Hà Nội có rất nhiều công viên, khu sinh thái, danh thắng nổi tiếng. Ngoài mục đích tạo nơi vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi cho du khách thì đây còn là những lá phổi tạo nên bầu không khí trong lành cho thủ đô. Tiêu biểu là: Hồ Gươm, hồ Bảy Mẫu, hồ Tây, hồ Trúc Bạch, Vườn quốc gia Ba Vì, Công viên Lê Nin, Công viên Thủ Lệ, Vườn bách thảo, Ao Vua, Đồng Mô, Hồ Tây, Công viên Hồ Tây, Khoang Xanh, Hồ Thiền Quang, Hồ Trúc Bạch, Sông Hồng, Công viên Thiên Đường Bảo Sơn.

+ Các lễ hội truyền thống

Đồng bằng sông Hồng mà Hà Nội là trung tâm, là quê hương của hội làng, hội vùng, hội của cả nước, là cái nôi của lễ hội nông nghiệp và lễ hội lịch sử. Các lễ hội như hội về An Dương Vương ở đền Cổ Loa (mùng 6 đến 16 tháng 1 âm lịch), hội gò Đống Đa (mùng 5 tháng 1 âm lịch), hội đền Sóc Sơn (mùng 7 âm lịch), hội chùa Hương (từ mùng 6 tháng 1 âm lịch đến 15 tháng 3 âm lịch), hội Gióng (mùng 9 tháng 4 âm lịch) …. Ngoài ra còn vô số các lễ hội dân gian đặc sắc khác biểu hiện sự sinh động của văn hoá dân tộc, đều là đối tượng của du lịch đặc biệt là du lịch văn hoá.

+ Vui chơi giải trí

Người Hà Nội có truyền thống thanh lịch, tao nhã, đặc tính đó còn thể hiện cả trong vui chơi giải trí của người Hà Nội. Đặc biệt nổi bật hơn cả là các chương trình biểu diễn múa rối nước mà hầu như khách du lịch nước ngoài nào đến Hà Nội cũng đến thưởng thức môn nghệ thuật truyền thống này. Ngoài ra Hà Nội còn có tất cả các loại hình nghệ thuật sân khấu truyền

thống (các nhà hát chèo, tuồng, cải lương và các nhà hát kịch nói hiện đại). + Các công trình khác:

Sân bay quốc tế Nội Bài, Ga Hà Nội, Cầu Long Biên, Cầu Chương Dương, Cầu Thăng Long, Sân vận động quốc gia Mỹ Đình, Trung tâm Hội nghị Quốc gia Việt Nam, Đường cao tốc Láng, Hòa Lạc, Khách sạn Sofitel Metropole, Hanoi Hilton Opera, Quảng trường Ba Đình….

Một phần của tài liệu đa dạng hoá sản phẩm du lịch của thủ đô hà nội trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w