+ Định nghĩa
“Phân phối trong du lịch là quá trình hoạt động, nhờ đó khách hàng đến được với sản phẩm thông qua môi giới trung gian”.
- Mục đích của phân phối trong du lịch là thiết lập mối liên hệ giữa cung và cầu, giữa các tổ chức du lịch và khách du lịch, đưa sản phẩm và dịch vụ đến khách hàng và đưa khách hàng đến với sản phẩm.
- Đối với sản phẩm tiêu dùng, phân phối có mục đích đưa sản phẩm đến với người tiêu thụ. Trong du lịch, sản phẩm du lịch thường ở xa khách hàng, nên phân phối có mục đích thông tin đến khách hàng và đưa khách hàng đến với sản phẩm.
- Các tổ chức trung gian để đưa khách đến với sản phẩm thường tổ chức theo một hệ thống bao gồm nhiều kênh phân phối. Chúng ta có thể định nghĩa kênh phân phối trong du lịch như sau:
“Hệ thống kênh phân phối trong du lịch là một tập hợp các đơn vị cung ứng hay cá nhân để hoạt động những việc thuộc lĩnh vực của mình hoặc của những đơn vị khác nhằm đưa khách hàng đến với sản phẩm hoặc cung cấp thông tin về sản phẩm cho khách hàng”.
+ Chức năng của kênh phân phối Kênh phân phối có những chức năng: - Thông tin (Information)
- Kích thích khách hàng (Promotion) - Thiết lập những mối liên hệ (Contact) - Tiến hành thương lượng (Negotiation)
- Tổ chức vận chuyển (Physical distribution) - Đảm bảo kinh phí (Financing)
- Chấp nhận rủi ro (Risk taking)
Phân phối trực tiếp và gián tiếp (Kênh phân phối)
Khách hàng
Các nhà cung ứng
Vận chuyển Phòng ở Ăn uống Tham quan Dịch vụ khác
Sơ đồ 1.1: Hệ thống phân phối trong du lịch theo S. Wahab, Crampon và Rothfield
Giữa nhà cung ứng và khách du lịch khi giao dịch với nhau có thể trực tiếp hoặc gián tiếp như sơ đồ trên và có thể qua các cấp như sơ đồ dưới đây:
Các công ty du lịch trọn gói Các đại lý du lịch Người cung ứng Khách hàng
Sơ đồ 1.2: Các kênh phân phối
+ Tổ chức và hoạt động của hệ thống phân phối du lịch
Trong hệ thống phân phối du lịch, có 3 kênh phân phối chính:
- Công ty du lich trọn gói
Ở Việt Nam, những người làm dịch vụ bao biện du lịch hoặc công ty du lịch trọn gói là một trong những bộ phận của dịch vụ lữ hành (dịch vụ lữ hành bao gồm những đơn vị tổ chức, xây dựng và bán các chương trình du lịch trọn gói hoặc theo yêu cầu của khách và những đại lý bán chương trình du lịch).
Đặc tính
Du lịch trọn gói là hai hoặc nhiều sản phẩm du lịch không bán riêng lẻ từng cái mà bán ra như một sản phẩm đơn nhất với giá nguyên kiện (ăn, ở, tham quan, vận chuyển…)
Những ích lợi và bất tiện của việc bao trọn gói đối với khách hàng và nhà cung ứng dịch vụ: Người cung ứng Người cung ứng Văn phòng du lịch Người cung ứng Nhà bao gói du lịch Văn phòng du lịch Khách hàng Khách hàng Khách hàng Người cung ứng Nhà bao gói du lịch Văn phòng du lịch Kênh chuyên biệt Khách hàng
- Đối với khách hàng, thuận lợi trước tiên là khách biết những chi tiết chuyến du lịch như: thời gian, phương tiện vận chuyển, ăn ở khách sạn. Thứ hai là khách biết được giá cả, chi phí trọn gói cho chuyến đi. Ngoài ra, khách còn tiết kiệm được nhờ giá rẻ trong lúc mua trọn gói. Tuy nhiên, bất tiện cho khách khi mua chuyến du lịch trọn gói vì sự ràng buộc, phụ thuộc vào sự kết hợp các bộ phận trong bao trọn gói. Thật vậy, có những bộ phận mà khách không thích hợp cũng phải chịu giá. Và sau hết, khách bị ràng buộc vào thời biểu nhất định.
- Đối với đơn vị cung ứng du lịch trọn gói có lợi là sản phẩm hấp dẫn hơn và nhờ dịch vụ trọn gói, đơn vị cung ứng cải thiện được tình trạng kinh doanh ế ẩm vào những mùa ít khách. Ngoài ra, nhờ dịch vụ trọn gói đơn vị cung ứng du lịch tiết kiệm được phí tổn.
* Một bộ du lịch trọn gói gồm ít nhất là phương tiện di chuyển và nơi cư trú. Ngoài ra, dịch vụ trọn gói còn có các bữa ăn, giải trí và tham quan.
Hoạt động của công ty du lịch trọn gói
Những dịch vụ bao gói của công ty du lịch trọn gói được thể hiện qua
những kênh phân phối tổ chức và hoạt động của kênh.
- Những chuyến du lịch trọn gói thường được bán thông qua bản thân những công ty cung ứng dịch vụ trọn gói (kênh cấp không vì bán trực tiếp) hoặc thông qua những điểm bán lẻ của chính công ty đó hoặc những điểm bán lẻ mà công ty kiểm soát (kênh một cấp) và cũng có trường hợp dành cho các văn phòng du lịch được công ty chấp thuận.
- Những công ty du lịch trọn gói thường cộng tác với các hãng hàng không, hãng tàu biển, khách sạn nhà hàng, các địa điểm dịch vụ tham quan, giải trí, các công ty thuê xe và cũng có thể cả chính phủ để sắp xếp những suất bao cho khách.