Quảng bá xúc tiến du lịch còn yếu Một là, Hình ảnh “thách đố”.

Một phần của tài liệu đa dạng hoá sản phẩm du lịch của thủ đô hà nội trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 72 - 76)

- Phân phối thông qua các đại lý vé, các khu vui chơi giải trí hoặc các bộ phận chuyên trách về du lịch đi lại trong các công ty, cơ quan

2.3.2.4. Quảng bá xúc tiến du lịch còn yếu Một là, Hình ảnh “thách đố”.

Một là, Hình ảnh “thách đố”.

Câu slogan “ Vietnam - The hidden charm” (Việt Nam - Vẻ đẹp tiềm ẩn) đã nhận được khá nhiều ý kiến phản đối từ dư luận trong nước vì theo họ, điều này đã dẫn đến “thất bại” trong việc quảng bá du lịch Việt Nam. Thậm chí, “vẻ đẹp tiềm ẩn” này luôn tạo ra thắc mắc cho bạn bè quốc tế trước mọi sự kiện du lịch quốc tế được tổ chức tại Việt Nam. Phải chăng, vì quá “tiềm ẩn” nên vẫn chưa ai nhìn thấy được hình ảnh đặc trưng của du lịch Việt Nam? Việt Nam có rất nhiều cảnh đẹp, được thiên nhiên ưu đãi hơn nhiều nước, nhưng vì sao thế giới vẫn chưa biết đến Việt Nam? Malaysia chỉ có 2 di sản văn hóa nhưng có đến 18 triệu khách quốc tế và con số này sẽ tăng lên 20 triệu vào năm 2008. Một con số quá lớn so với mục tiêu đón 6 triệu du khách quốc tế vào năm 2010 của Việt Nam và 2 triệu du khách quốc tế vào năm 2010 của thủ đô Hà Nội. “Các nước trong khu vực ASEAN đều định vị được sản phẩm du lịch thế mạnh. Thương hiệu du lịch của Singapore là du lịch đô thị, sản phẩm của họ là vườn cây xanh. Malaysia là điểm mua sắm, biển. Thái Lan là spa, nghỉ dưỡng… Riêng Việt Nam vẫn là cái gì đó còn “tiềm ẩn”! Thay cho câu trả lời, bà Lee Hayoung - đại diện Bộ Văn hóa và Du lịch Hàn Quốc, nhận xét: “Hình ảnh của du lịch Việt Nam là điều gì đó chỉ có thể trải nghiệm được khi du khách đến đây”.

Vậy từ trước đến nay, điều gì ở Việt Nam đã thu hút khách quốc tế đến tìm hiểu, khám phá? Phải chăng Việt Nam đã được bạn bè quốc tế biết đến với những hình ảnh người dân thân thiện, mến khách, món ăn ngon, văn hóa đa dạng, nhiều di sản văn hóa, bãi biển đẹp…? Một trong số những hình ảnh trên có thể trở thành thương hiệu của du lịch Việt Nam, tại sao không lấy đó

làm hình ảnh đặc trưng dễ hiểu cho ngành du lịch?

Hai là, Điểm nhấn nào cho du lịch Thủ đô Hà Nội?

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đã tổ chức rất nhiều chiến dịch quảng bá, xúc tiến du lịch, đã phối hợp với Tổng cục Du lịch tham gia chiến dịch tổng thể phát động điểm đến Việt Nam tại 4 thành phố Tokyo, Osaka, Fukuoka, Nagoya (Nhật Bản) và tham dự Hội chợ JATA (hội chợ chuyên đề du lịch lớn nhất châu Á) tổ chức tại Nhật Bản. Tuy nhiên các cố gắng này đều chưa đem lại kết quả như mong muốn vì chưa tạo được điểm nhấn riêng cho du lịch Hà Nội.

Giáo sư-Tiến sĩ Leo Kenneth Jago, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Du lịch và Khách sạn thuộc trường Đại học Tổng hợp Victoria (Úc) đã nhận xét: “Hà Nội được biết đến là thủ đô vì Hoà Bình hơn là điểm đến của du lịch ở châu Á. Người Úc chúng tôi cũng muốn thân thiện, mến khách nhưng không thể bằng người Hà Nội. Đây là điểm mạnh mà người Hà Nội đã có, cần phát huy và khai thác nó”. Không ai muốn đi đến một nơi mà người ta không có được nhiều thông tin về nó nên người ta sẽ chọn điểm đến có nhiều thông tin hơn. Thay vì đến Hà Nội, họ sẽ đến Băng Cốc (Thái Lan), Singapore, Malaysia, Philippines vì hình ảnh du lịch của các nước đã được quảng bá rất tốt trên các phương tiện truyền thông quốc tế” - Leo Kenneth Jago nói. Cũng theo nhận xét của các chuyên gia nước ngoài, không chỉ “thua” trong việc quảng bá trên các kênh truyền hình quốc tế mà ngay việc tiếp thị trên Internet, du lịch Việt Nam cũng không bằng các nước trong khu vực. Bà Lee Hayoung cho biết: Phần lớn người Hàn Quốc tìm hiểu thông tin du lịch qua Internet. Việt Nam đang là điểm đến của khách du lịch Hàn Quốc đứng thứ 3 trong ASEAN, chỉ sau Thái Lan và Philippines . Nhưng vẫn chưa có một trang web quảng bá du lịch nào ở Việt Nam giới thiệu bằng tiếng Hàn, trong khi các nước trong ASEAN đều đã sử dụng. Ngay cả Hãng Hàng không quốc gia Hàn Quốc, muốn giới thiệu chuyến bay đến Việt Nam, họ phải “tự

chọn” hình ảnh Vịnh Hạ Long của Việt Nam để quảng bá.

Ba là, Thiếu thông tin, hướng dẫn cho khách

Lang thang quanh khu phố cổ, “niềm tự hào” của người Hà Nội, dễ bắt gặp những Tây balô đi bộ trên khu phố bàn cờ với gương mặt ngơ ngác, tay xoay ngang xoay dọc tấm bản đồ, cố xác định cho đúng hướng trên những con phố nhỏ giống đúc nhau, chỉ trăm mét đã lại thay tên đổi họ. Ai cũng cầm trên tay, hoặc lấp ló trong túi cuốn sách giới thiệu về Hà Nội. Toàn là sách ngoại của “Lonely Planet” hay "Rough Guide", trong sách có đủ thông tin về giá phòng của từng khách sạn nhỏ tí, thậm chí cả tính cách của ông chủ khách sạn trên từng con phố cổ. Chẳng tìm đâu ra sách của Việt Nam xuất bản, hay nếu có thì chỉ có thể tìm mua ở những nơi kín đáo đến mức người Việt cũng khó mà tìm ra? Cũng có thể khách du lịch trong một lần lạc đường nào đó đã tìm thấy, đã xem nhưng không sử dụng được, vì sách của ta viết về du lịch của ta mà vẫn ít thông tin cần thiết hơn sách của họ. Trong thời buổi này, nếu chúng ta “im tiếng” như vậy thì sẽ có người lên tiếng "hộ", tất nhiên, vì quyền lợi của họ, chứ không phải chúng ta.

Hay bước chân vào một văn phòng của một công ty cũng có tiếng tăm ở Hà Nội, xem giới thiệu có vài lựa chọn tour làng nghề truyền thống và chùa chiền khá hấp dẫn (như một tour thăm làng gốm Bát Tràng, làng tranh Đông Hồ, làng mộc Đồng Kỵ, chùa Bút Tháp). Nhưng giới thiệu là một chuyện, còn ngỏ ý muốn đi thì câu trả lời là… không tổ chức vì ít khách. Hoặc là nhận được một câu trả lời rất… hồn nhiên: “Mấy làng nghề đó cũng không có gì đặc biệt đâu. Hà Nội xem một ngày là đủ rồi. Nếu các anh chị còn thời gian thì nên đi Hạ Long, di sản thế giới đấy”. Kiểu vừa giới thiệu vừa khéo léo đuổi khách ra khỏi Hà Nội thế này thật… miễn bình luận. Khi nghe khách nước ngoài “chê” Hà Nội xấu, nghe một người làm tour sẵn sàng bảo “đi thăm Hà Nội chỉ nửa ngày là hết” thì chẳng khác gì… một sự xúc phạm. Ông Nguyễn Văn Huy, Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam phản ứng với vẻ đầy bức xúc: "Những người nói thế thật không đáng làm công tác du lịch! Họ phải đi nghiên cứu, phải có thông tin nhiều chiều. Biết bao nhiêu nhà sử học, nhà văn hóa đã có những công trình viết về Hà Nội. Những người làm

du lịch phải biết hưởng và chắt lọc, biết biến tất cả những nghiên cứu tiềm năng kia thành sản phẩm du lịch".

Ông Tô Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội văn nghệ dân gian Việt Nam thì dành hàng tiếng để kể về các làng nghề, các nét văn hóa của Hà Nội và vùng ngoại vi mà các tour du lịch chưa chịu khai thác, hoặc khai thác "hời hợt, chủ yếu là theo kiểu dẫn khách đến mua sắm để kiếm tiền hoa hồng, thiếu hẳn hàm lượng văn hóa". Như Vạn Phúc là điểm đến của khá nhiều tour du lịch, nhưng theo ông chỉ còn rất ít địa chỉ Vạn Phúc "xịn", nơi có thể tìm thấy hàng thật, có thể thăm quan xưởng dệt. "Bây giờ vàng thau lẫn lộn, tơ giả thậm chí còn bóng hơn tơ thật, nên hàng càng chất lượng thì ban đầu càng khó bán". Những yếu kém và hạn chế trên do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính vẫn là điểm xuất phát của nền kinh tế nước ta còn thấp, ngành du lịch vừa qua giai đoạn đầu của sự phát triển. Sau khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực năm 1997, sau chiến tranh I-rắc và dịch SARS, rất nhiều quốc gia như Thái Lan, Xin-ga-po, Trung Quốc tập trung phát triển du lịch, dùng du lịch làm động lực, đòn xeo thúc đẩy nền kinh tế. Các nước này có cơ chế chính sách hấp dẫn và rất linh hoạt để tạo điều kiện cho phát triển du lịch, phát huy lợi thế trong cạnh tranh quốc tế đặt ngành du lịch nước ta vào thế cạnh tranh gay gắt. Tuy nhiên, thiệt hại nặng nề do trận động đất và sóng thần ngày 26-12-2004 gây ra vừa qua ở một loạt các nước Nam Á và Đông - Nam Á cũng đặt ra cho ngành du lịch một số vấn đề cần phải tính toán, cân nhắc trong chiến lược phát triển của mình.

Trong giai đoạn cách mạng mới, Nghị quyết Đại hội IX của Đảng xác định: "... nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa, lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực...". Mục tiêu ngành du lịch nước ta năm 2010 đón 6 - 7 triệu lượt khách quốc tế, 25 triệu lượt khách nội địa trong đó Thủ đô Hà Nội đón khoảng 2 triệu lượt khách quốc tế, 10 triệu lượt khách nội

địa, thu nhập của ngành 4 - 4,5 tỉ USD, chiếm 6,5% tổng GDP cả nước. Đến năm 2010 tạo thêm 1,4 triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu đa dạng hoá sản phẩm du lịch của thủ đô hà nội trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w