Một số kinh nghiệm áp dụng đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về hoạt động của ngân hàng thương mại ở việt nam hiện nay (Trang 31 - 37)

Thực tế cho thấy, hầu hết các quy định cơ bản của pháp luật ngân hàng Việt Nam hiện nay có nguồn gốc từ pháp luật ngân hàng ở một số nước theo truyền thống luật thành văn cũng như một số nước theo truyền thống án lệ.

Trong vòng khoảng hơn 10 năm trở lại đây, pháp luật ngân hàng Việt Nam đã có những bước tiến dài rất đáng kể. Bằng chứng cho nhận định này là sự ra đời của hai Pháp lệnh ngân hàng và tiếp theo là hai đạo luật về ngân hàng, với rất nhiều văn bản dưới luật.

Thật vậy, trước năm 1990, về cơ bản hệ thống ngân hàng Việt Nam tồn tại theo mơ hình một cấp, gắn với những đặc trưng của nền kinh tế kế hoạch hóa. Theo mơ hình này, NHNN Việt Nam là pháp nhân duy nhất hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, vừa với tư cách là cơ quan quản lí nhà nước về ngân hàng, vừa tiến hành các hoạt động của ngân hàng trung ương trên lãnh thổ Việt Nam đồng thời cũng kiêm luôn chức năng của một NHTM, tức là huy động vốn và cho vay đối với khu vực kinh tế quốc doanh và khu vực kinh tế tập thể. Mơ hình này khơng có sự tách bạch rõ ràng giữa chức năng quản lí nhà nước về ngân hàng của NHNN với chức năng kinh doanh ngân hàng của NHTM. Vì vậy, NHNN Việt Nam trong giai đoạn này không hoạt động theo đúng nghĩa của một ngân hàng trung ương, cũng không thực sự là một NHTM với chức năng kinh doanh ngân hàng chuyên nghiệp.

Kể từ khi nền kinh tế Việt Nam chính thức được chuyển đổi theo hướng thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, việc tìm hiểu, học hỏi và tiếp thu kinh nghiệm lập pháp của nước ngoài trong nhiều lĩnh vực nói chung và trong lĩnh

vực ngân hàng nói riêng đã dẫn tới hệ quả là sự ra đời của hai pháp lệnh về ngân hàng (bao gồm Pháp lệnh NHNN và Pháp lệnh Ngân hàng, HTXTD và cơng ti tài chính). Đây chính là kết quả ban đầu của việc kế thừa kinh nghiệm nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng pháp luật ngân hàng ở Việt Nam. Với cơ sở pháp lí đầu tiên là hai pháp lệnh về ngân hàng và tiếp theo là hai đạo luật ngân hàng, hệ thống ngân hàng ở Việt Nam đã có những thay đổi rất cơ bản về tổ chức và hoạt động, so với giai đoạn trước đó. Dựa trên nền tảng pháp lí trực tiếp là các văn bản quy phạm pháp luật này, hệ thống ngân hàng hai cấp ở Việt Nam đã chính thức được hình thành, bao gồm hai bộ phận là ngân hàng trung ương và ngân hàng trung gian, với sự phân tách rạch ròi giữa chức năng “ngân hàng trung ương” của NHNN Việt Nam với chức năng “kinh doanh ngân hàng” của các ngân hàng trung gian. Trên thực tế, hệ thống này được thiết lập dựa vào việc tiếp thu kinh nghiệm điều chỉnh của pháp luật nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng. Trong quá trình soạn thảo các pháp lệnh và các đạo luật về ngân hàng, nhiều tài liệu pháp luật nước ngoài đã được thu thập và dịch sang tiếng Việt để thuận tiện cho việc tìm hiểu, nghiên cứu, so sánh và đối chiếu, với mục tiêu học hỏi và vận dụng cho phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam.

Theo các quy định hiện hành của Luật Các TCTD, địa vị pháp lí của TCTD tại Việt Nam được thiết kế theo hướng kết hợp giữa mơ hình ngân hàng đa năng theo kiểu Anh và kiểu Đức. Những quy định này cho phép mỗi loại hình TCTD được quyền thực hiện các hoạt động ngân hàng trong một phạm vi nhất định, tùy thuộc vào bản chất của TCTD đó là ngân hàng hay khơng phải ngân hàng. Ngồi ra, các TCTD này cũng được phép góp cổ phần vào các doanh nghiệp khác bằng vốn tự có của mình với một giới hạn nhất định; được phép tham gia vào các hoạt động trong lĩnh vực chứng khốn, bảo hiểm thơng qua việc thành lập các cơng ti con trực thuộc có tư cách pháp nhân. Đây chính là sự tiếp nhận có chủ đích các mơ hình ngân hàng đa năng

theo pháp luật của nước ngoài vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Thực tiễn cho thấy sự tiếp nhận các mơ hình này tỏ ra khá thích hợp với xu hướng phát triển lâu dài của hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.

Ngoài các quy định về việc cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng và những quy định về cơ cấu tổ chức nói chung của một TCTD, luật ngân hàng của các nước đều tìm cách quy định rõ các hoạt động ngân hàng chuyên nghiệp mà một TCTD được phép thực hiện. Các hoạt động này bao gồm việc huy động vốn dưới các hình thức nhận tiền gửi kí thác từ cơng chúng, phát hành các giấy tờ có giá ở trong nước hoặc nước ngồi, nhận các khoản tín dụng ngắn hạn từ ngân hàng trung ương và sử dụng các nguồn vốn huy động này để cấp tín dụng cho khách hàng đồng thời cung ứng các dịch vụ thanh toán cho khách hàng vì mục tiêu lợi nhuận. Có thể dễ dàng tìm thấy những quy định này trong Luật NHTM Trung Quốc (Điều 2 và Điều 3); Luật về ngành tín dụng Đức (Khoản 1 Tiết 1); Luật ngân hàng Ba Lan năm 1989 (Điều 11.1); Luật các tổ chức tài chính và ngân hàng năm 1989 - Đạo Luật 372 của Malaysia (khoản 2 phần mở đầu).

Tương tự như luật ngân hàng của các nước, những hoạt động chuyên nghiệp này cũng được ghi nhận khá đầy đủ trong Luật Các TCTD của Việt Nam.Những quy định này được xây dựng từ ý tưởng du nhập hoặc vay mượn các quy định tiên tiến của nước ngoài, nhất là các nước phát triển như Đức, Pháp, Hoa Kì, Nhật Bản hoặc các nước có điều kiện, hồn cảnh tương tự Việt Nam như Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia...

Tóm lại, trong gần hai thập kỉ xây dựng và hoàn thiện pháp luật ngân hàng Việt Nam, nhiều quy định pháp luật tiên tiến của nước ngoài đã được du nhập vào Việt Nam. Ngồi việc tiếp thu có chọn lọc các quy định hợp lí của pháp luật nước ngồi, pháp luật ngân hàng Việt Nam cũng thừa nhận sự tồn tại có tính cách tạm thời của một số quy định đặc thù trong giai đoạn nền kinh

tế chuyển đổi, chẳng hạn như việc duy trì vai trị chủ đạo của các NHTM nhà nước trong một giai đoạn nhất định; quy định chức năng quản lí nhà nước của NHNN Việt Nam đối với hệ thống ngân hàng...

Hiện nay, trong khi cả thế giới đang đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính, hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng khơng nằm ngồi vịng xốy này thì khối ngân hàng Trung Quốc vẫn trụ vững và đang tích cực hỗ trợ chủ trương kích cầu của Chính phủ bằng cách tăng cường cho vay và vẫn đảm bảo kiểm sốt được rủi ro tín dụng. Nhằm thốt ra khỏi khủng hoảng, chúng ta đang tích cực tìm các biện pháp hữu hiệu để khơi phục hoạt động của hệ thống ngân hàng, đó là cơng cuộc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng theo đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015. Trên thực tế, công cuộc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng ở mỗi một quốc gia là đặc thù, xét đến điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội ở mỗi nước là khác nhau. Hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng không giống với bất kỳ một quốc gia nào khác, song có những nét tương đồng với các nước Châu Á như Malaysia hay Hàn Quốc, trên phương diện hệ thống ngân hàng Việt Nam có nhiều ngân hàng nhỏ, phân tán, thiếu những ngân hàng đủ lớn làm trụ cột; tương đồng với Trung Quốc về văn hóa, mối quan hệ của hệ thống ngân hàng và khối DNNN. Ngồi ra, điều kiện ở Trung Quốc có khác biệt bởi nước này đã có sẵn những ngân hàng trụ cột và rất lớn về mặt quy mô, song hoạt động không khỏe mạnh, cần được cải tổ và tái cấu trúc.

Như vậy, lộ trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể kết hợp tham khảo những bài học thành công của các quốc gia này, trước hết là quá trình xây dựng hệ thống ngân hàng mạnh với những ngân hàng đủ lớn như ở Malaysia và Hàn Quốc, sau đó là tham khảo những biện pháp quyết liệt của Chính phủ Trung Quốc nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả, an toàn và chất lượng hoạt động của những ngân hàng trụ cột này, đáp ứng những tiêu chuẩn quốc tế và vươn tầm cạnh tranh khu vực. Cũng như các quốc gia khác, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng ở Việt Nam là một bài tốn khó, song nỗ lực để tái

cấu trúc hệ thống ngân hàng của Chính phủ và NHNN Việt Nam với những bước đi cụ thể cho thấy viễn cảnh lạc quan về nền kinh tế khỏe mạnh và có sức thu hút lớn đối với các nhà đầu tư.

Trong bối cảnh Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức WTO và chính thức tham gia vào sân chơi tồn cầu, việc tìm hiểu pháp luật nước ngồi và pháp luật quốc tế cũng như nắm vững các tập quán, thông lệ quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng để hành xử hợp lí là yêu cầu cần thiết.

Từ chính sách kinh tế và sự phát triển của hệ thống ngân hàng của các nước trong tiến trình cơng nghiệp hóa cần rút ra những bài học kinh nghiệm sau:

Thứ nhất, hệ thống ngân hàng đóng vai trị quan trọng trong việc phân

phối vốn, trước hết để thực hiện thành cơng cơng nghiệp hố - hiện đại hóa, Chính phủ cần sớm có một khung pháp lý lành mạnh cho hệ thống tài chính, một khn khổ pháp lý và cơ chế giám sát hữu hiệu hỗ trợ cho hệ thống ngân hàng nội địa (như Singapore). Đồng thời, việc sử dụng chính sách kinh tế vĩ mô cũng như những hạn chế mục tiêu thời kỳ đầu là cần thiết để kìm chế sự bùng nổ cho vay, cho vay quá nhiều mà ngân hàng khó kiểm sốt được chất lượng tín dụng, hoặc đẩy mạnh tín dụng phát triển kinh tế theo “kiểu bong bóng” là nguy cơ tổn thương của hệ thống ngân hàng.

Thứ hai, xây dựng hệ thống ngân hàng có tiềm lực vững mạnh, nhanh

chóng đa dạng các hình thức huy động vốn, cùng với đẩy mạnh phát triển thị trường tài chính nhằm khai thơng vốn trong nước, đồng thời thu hút tư bản nước ngoài để đáp ứng vốn và kỹ thuật cho q trình cơng nghiệp hóa. Bên cạnh đó, Chính phủ cần có biện pháp mở cửa đồng bộ, cắt giảm thuế quan, chính sách ưu đãi tín dụng... để nâng cao chất lượng tín dụng.

Thứ ba, khi các định chế tài chính trong nước cịn yếu kém, nhất là khi

hệ thống ngân hàng chưa đủ khả năng phân phối tín dụng một cách hữu hiệu, việc tự do hóa thị trường vốn ngắn hạn là rất nguy hiểm. Dòng vốn tư bản

ngắn hạn ồ ạt gây hiện tượng “thừa vốn”, dẫn đến tình trạng lãng phí, hâm nóng thị trường bất động sản, và sự đảo ngược dòng vốn này gây ra bất ổn trong thị trường tài chính.

Thứ tư, cần có sự can thiệp kịp thời của Chính phủ đối với hệ thống ngân

hàng, mở rộng tín dụng và thực hiện chính sách ưu đãi lãi suất đối với những mặt hàng, ngành công nghiệp ưu tiên hướng đến xuất khẩu, nhằm tạo động lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Vấn đề hỗ trợ lãi suất cho tín dụng cần phải có chương trình hành động bước đi thích hợp với những chỉ tiêu cụ thể, với kinh nghiệm của các nước cần phải có chế độ kiểm sốt chặt chẽ các khoản tín dụng để tránh nguy cơ thất thoát vốn. Tuy nhiên nếu sự can thiệp quá mức mang tính áp đặt của Chính phủ vào hoạt động ngân hàng sẽ trở nên bị gị bó, thiếu tính linh động, gây khó khăn cho ngân hàng trong tiến trình hội nhập quốc tế.

Từ đặc điểm kinh tế xã hội Việt Nam cùng với việc phát huy những kinh nghiệm quý báu là những bài học cần thiết để phát triển hệ thống ngân hàng, khai thác, huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong q trình thực hiện cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa ở Việt Nam.

Chương 2

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về hoạt động của ngân hàng thương mại ở việt nam hiện nay (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w