- Hợp đồng tín dụng
2.3. ĐÁNH GIÁ ƯU ĐIỂM, HẠN CHẾ CỦA PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Luật Các TCTD 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo nên một bước ngoặt quan trọng trong hoạt động xây dựng pháp luật ngân hàng nói chung và pháp luật điều chỉnh hoạt động của NHTM nói riêng. Cho đến nay, pháp luật về hoạt động của NHTM đã và đang tiếp tục tác động, chi phối hoạt động của NHTM. Bên cạnh những thành tựu nổi bật, pháp luật điều chỉnh hoạt động NHTM ở Việt Nam trong thời gian qua vẫn còn tồn tại những hạn chế cần được hoàn thiện.
2.3.1. Ưu điểm
Thứ nhất, pháp luật điều chỉnh hoạt động của NHTM tiếp tục thể chế hóa quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta về đổi mới hoạt động ngân hàng trong thời kỳ mới; tạo cơ sở pháp lý vững chắc để điều chỉnh và vận hành các quan hệ kinh tế thị trường ở Việt Nam.
Các văn bản pháp luật về hoạt động của ngân hàng đã từng bước cụ thể hoá những nguyên tắc cơ bản về hoạt động của các NHTM, từng bước xây dựng được các chế độ pháp lý điều chỉnh các mặt hoạt động cơ bản của NHTM ngày càng phù hợp hơn với thực tiễn ngân hàng.
Mặt khác, nhằm tạo ra sự vận hành đồng bộ các quan hệ kinh tế, pháp luật điều chỉnh hoạt động của NHTM cũng bước đầu tạo cơ sở cho các quan hệ tiền tệ, tín dụng thực hiện theo cơ chế thị trường. Nhà nước điều chỉnh các quan hệ tiền tệ ngân hàng bằng pháp luật; quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng. Thơng qua đó khẳng định được sự cần thiết khách quan của pháp luật điều chỉnh hoạt động của NHTM trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Đồng thời tạo điều kiện cho các NHTM thể hiện được vai trị tích cực của mình trong việc cung ứng vốn, đáp ứng nhu cầu thanh toán vốn của nền kinh tế; đáp ứng các dịch vụ ngân hàng phát sinh trong đời sống xã hội; từng bước khẳng định tính tự chủ và độc lập trong kinh doanh tiền tệ của các NHTM; từng bước hình thành hệ thống NHTM hợp tác và cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật.
Với việc ban hành Luật Các TCTD 2010, hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động của NHTM đã khắc phục được một số bất cập, thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển ngành ngân hàng. Luật Các TCTD hiện hành đã đề cập và đưa vào áp dụng nhiều thông lệ, chuẩn mực quốc tế phù hợp với điều kiện Việt Nam, qua đó tạo cơ sở pháp lý xây dựng hệ thống TCTD hiện đại, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Các TCTD nhằm xây dựng thị trường tiền tệ lành mạnh, đồng thời hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn trong hoạt động của hệ thống Các TCTD.
Kể từ khi có hiệu lực thi hành đến nay, các quy định của Luật Các TCTD đã được chứng minh là phù hợp với thực tiễn và có tầm nhìn xa; đáp ứng được yêu cầu quản lý và định hướng cho hoạt động, phát triển các TCTD, góp
phần tạo sự ổn định về môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng. Luật Các TCTD hoàn thiện hệ thống pháp luật ngân hàng để quản lý các TCTD. Việc ban hành Luật Các TCTD đã tạo ra khung pháp lý cơ bản cho tổ chức và hoạt động của các TCTD. Cùng với các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, có tham khảo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế tốt nhất về quản trị, giám sát ngân hàng, theo thẩm quyền của mình, NHNN đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về các tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng, quản lý rủi ro, quản trị ngân hàng, kiểm tốn, kiểm sốt nội bộ, kiểm tốn độc lập, cơng khai báo cáo tài chính, mẫu điều lệ...Với nguyên tắc “tự chủ kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình”, các TCTD đã chủ động và tự chủ trong kinh doanh, giảm bớt sự can thiệp của Nhà nước. Luật Các TCTD đã bước đầu tạo ra môi trường hoạt động tương đối bình đẳng cho các TCTD; Hệ thống TCTD đã dần lớn mạnh cả về mạng lưới, vốn và quy mô hoạt động. Luật Các TCTD quy định nhiều loại hình TCTD khác nhau; cho phép các TCTD được mở rộng hoạt động dưới các hình thức thành lập các cơng ty trực thuộc hoạt động trên một số lĩnh vực nhất định.
Thứ hai, pháp luật điều chỉnh hoạt động của NHTM đã tạo nền tảng pháp lý thuận lợi cho việc mở rộng hợp tác và phát triển hoạt động của NHTM Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế hiện nay.
Chính sách mở cửa kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài là một trong những chủ trương lớn của chính sách kinh tế đối ngoại của Nhà nước ta nhằm khơi thông và tranh thủ các nguồn vốn quốc tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Các quy định của pháp luật ngân hàng trong thời kỳ này, thông qua việc xác định địa vị pháp lý của ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, việc mở và sử dụng tài khoản trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, vấn đề quản lý ngoại hối, việc vay và trả nợ
nước ngoài... đã thực sự tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng nhằm khuyến khích và thu hút đầu tư nước ngồi vào Việt Nam.
Hoạt động của nền kinh tế nói chung và của ngân hàng nói riêng sở dĩ đạt được những thành tựu khả quan trong những năm qua ngày càng chứng tỏ đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước ta là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với quy luật vận động và phát triển của xã hội. Đó là một nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN mà trong đó việc xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật kinh tế nói chung và pháp luật ngân hàng nói riêng có một vai trò quan trọng đặc biệt. Quan hệ biện chứng của sự đổi mới đã chỉ rõ đổi mới nền kinh tế tất yếu phải đổi mới hệ thống chính sách tiền tệ, tín dụng, ngân hàng. Nền kinh tế đổi mới sẽ tạo môi trường, động lực để đổi mới hệ thống tiền tệ ngân hàng. Đồng thời, sự đổi mới ngân hàng sẽ tạo ra bước đột phá, đóng vai trị là "bà đỡ" cho nền kinh tế phát triển. Thực tế cũng cho thấy, chiến lược và mục tiêu đổi mới hoạt động ngân hàng phải nhất quán. Chủ trương và chính sách đổi mới hệ thống ngân hàng phải được tiến hành một cách căn bản và toàn diện, thường xuyên gắn liền với việc nhận thức và vận dụng các quy luật của nền kinh tế thị trường vào lĩnh vực tiền tệ ngân hàng ở nước ta.
Sự nghiệp đổi mới hệ thống ngân hàng chỉ có thể thành cơng khi các nguyên lý chi phối sự vận động của kinh tế thị trường được quán triệt và vận dụng một cách nhất quán, đồng bộ, triệt để. Mọi giải pháp đổi mới nửa vời, lưỡng lự hay nóng vội đều tiềm ẩn trong mình nguy cơ mắc kẹt vào cơ chế cũ hoặc tiến tới một trạng thái kinh tế rối loạn, mất định hướng, thiếu tính mục tiêu. Đương nhiên, trong q trình đổi mới phải lựa chọn bước đi thích hợp, phù hợp hồn cảnh cụ thể của nước ta.
Mặt khác, có sự tác động, liên hệ chặt chẽ giữa tiến trình đổi mới nói chung và đổi mới hoạt động ngân hàng nói riêng với q trình xây dựng và hồn thiện mơi trường pháp luật. Vai trị, tiền đề và động lực của môi trường
pháp lý trong sự nghiệp đổi mới hệ thống tiền tệ, ngân hàng ngày càng được đề cao.
Thứ ba, Pháp luật về hoạt động cho vay đã tạo quyền chủ động và nâng cao tính tự chịu trách nhiệm của TCTD trong hoạt động cho vay. Điều này thể
hiện xu hướng mới trong hoạt động xây dựng văn bản pháp luật ngân hàng, đó là đề cao và mở rộng quyền chủ động và xác định tính tự chịu trách nhiệm của TCTD cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ nền kinh tế. Đồng thời, khách hàng vay vốn tại ngân hàng đã có cơ chế rõ ràng để chủ động trong việc vay, trả nợ và được hưởng thêm nhiều phương thức cho vay tiện ích từ các dịch vụ ngân hàng hiện đại.
Thứ tư, Pháp luật về bảo đảm tiền vay đã có những quy định đề cao nguyên tắc thỏa thuận, bình đẳng và quyền tự chủ của các bên tham gia giao dịch bảo đảm. Nghị định 163 khơng có những quy định chi tiết và cụ thể khi
xử lý tài sản bảo đảm mà chỉ quy định nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm. Việc xử lý tài sản bảo đảm phải được thực hiện một cách khách quan, công khai, minh bạch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch (Khoản 3 Điều 58). Trong trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thỏa thuận của các bên; nếu các bên khơng có thỏa thuận thì tài sản được bán đấu giá theo quy định của pháp luật. Đối với trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó cũng được thực hiện theo thỏa thuận của bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm; nếu các bên khơng có thỏa thuận hoặc khơng thỏa thuận được, thì tài sản được bán đấu giá theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, đối với một số tài sản bảo đảm cụ thể như động sản, quyền địi nợ, giấy tờ có giá, vận đơn, thẻ tiết kiệm, bên nhận bảo đảm có thể chủ động xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ như: quyền được bán tài sản theo giá thị trường mà không phải qua thủ tục đấu giá nếu xác định được giá cụ thể, rõ ràng trên thị trường; yêu cầu bên thứ ba giao các khoản tiền hoặc tài
sản khác cho mình; xử lý ngay đối với tài sản bảo đảm có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị, quyền địi nợ, giấy tờ có giá, thẻ tiết kiệm, vận đơn... Nghị định 163 tuy không can thiệp sâu vào quan hệ bảo đảm tiền vay giữa ngân hàng với bên bảo đảm, tơn trọng ngun tắc thỏa thuận, bình đẳng của các bên và cũng đã trao cho các bên nhiều quyền hơn khi tham gia giao dịch bảo đảm, nhưng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong q trình cho vay có tài sản bảo đảm, các ngân hàng cần chủ động xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn về bảo đảm tiền vay để áp dụng trong nội bộ ngân hàng mình (có kèm theo bộ hợp đồng bảo đảm mẫu) trên cơ sở cụ thể hóa những quy định của BLDS năm 2005, Nghị định 163 và thông tư hướng dẫn Nghị định 163. Văn bản hướng dẫn nội bộ của ngân hàng phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tế của mỗi ngân hàng và cần được tổ chức tập huấn sâu, rộng đến các cán bộ liên quan của ngân hàng.
Có thể nói rằng pháp luật hiện hành đã cụ thể hóa quyền chủ, tự do thỏa thuận của các bên về giao dịch bảo đảm, góp phần tạo hành lang pháp lý an tồn cho việc thực hiện giao dịch bảo đảm, hoàn thiện pháp luật về giao dịch bảo đảm.
Thứ năm, pháp luật về bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng được điều chỉnh theo hướng chặt chẽ hơn. Hoạt động của các TCTD có những tác động
lớn đến sự ổn định xã hội, phát triển kinh tế của đất nước, vì với tư cách là các trung gian tài chính, TCTD là những doanh nghiệp có khả năng huy động và sử dụng nguồn vốn rất lớn trong xã hội. Việc quản lý thiếu chặt chẽ có thể dẫn đến đổ vỡ TCTD, gây ra sự mất lòng tin trong nhân dân và đe dọa sự ổn định của hệ thống các TCTD cũng như của cả nền kinh tế. Do vậy, Luật Các TCTD 2010 đã có nhiều quy định để nâng cao mức độ an toàn trong hoạt động của các TCTD trên cơ sở quán triệt quan điểm: TCTD là các doanh nghiệp đặc biệt, cần được quản lý một cách đặc biệt và tiếp cận sát với thông
lệ quốc tế về các yêu cầu bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng (các nguyên tắc của Uỷ ban Basel).
Một số các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng được Luật Các TCTD 2010 điều chỉnh theo hướng chặt chẽ hơn và được phân thành các nhóm quy định khác nhau, cụ thể:
- Nhóm các quy định liên quan đến hạn chế xung đột lợi ích trong nội bộ TCTD (từ Điều 126 đến Điều 128). Mục đích chủ yếu của nhóm các quy định này là nhằm hạn chế các hoạt động cấp tín dụng trong nội bộ một TCTD. Ví dụ, cấm một số đối tượng khơng được nhận tín dụng của chính TCTD mà trong đó mình là người quản lý, người điều hành hoặc là những người có quyền lực như cổ đơng lớn hoặc những quy định nhằm hạn chế việc cấp tín dụng đối với một số đối tượng khác có liên quan với TCTD.
- Nhóm các quy định về hạn chế trong hoạt động nhằm bảo đảm an toàn được quy định chủ yếu tại Chương VI. Các hạn chế để bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD gồm:
+ Những quy định “cấm” như: cho vay kinh doanh cổ phiếu; cấp tín dụng cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán mà TCTD nắm quyền kiểm soát... (Điều 126);
+ Những quy định “hạn chế” về phạm vi hoạt động như: giới hạn cấp tín dụng, giới hạn góp vốn, mua cổ phần. (Điều 98 - 123, 127, 128, 129, 132, 135).
+ Nhóm các quy định về tỷ lệ an toàn, bao gồm quy định trao quyền xử lý của NHNN chặt chẽ, nghiêm khắc hơn (Điều 130) và quy định về hạn chế các quan hệ tín dụng, hùn vốn, góp vốn chéo (góp vốn, mua cổ phần lẫn nhau) giữa TCTD với các cơng ty có quan hệ về vốn, đặc biệt là các công ty nắm quyền kiểm sốt ngân hàng (những cơng ty mà theo định nghĩa tại dự thảo Luật nắm giữ, sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp trên 20% vốn điều lệ của một NHTM); giữa NHTM với các cơng ty con, cơng ty liên kết của mình (Điều
134 và 135). Đây là những quy định mới nhằm ràng buộc trách nhiệm cũng như hạn chế sự lũng đoạn của các cơng ty có thể kiểm sốt được hoạt động của các NHTM thông qua việc nắm giữ số lượng lớn cổ phần tại ngân hàng.