Các Tổ chức tín dụng
Trong thời kỳ diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ tại các nước trong khu vực (năm 1997), việc đổ bể của nhiều TCTD và việc phá sản hàng loạt các doanh nghiệp lớn đã ảnh hưởng không nhỏ với hoạt động kinh doanh và đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời cũng ảnh hưởng tới hoạt động ngân hàng tại Việt Nam.
Các khuôn khổ pháp lý được quy định tại 2 Pháp lệnh về ngân hàng khơng cịn phù hợp và khơng bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của các TCTD, có quá nhiều sự xung đột pháp lý giữa các Pháp lệnh về ngân hàng với các luật pháp có liên quan khác như BLDS, Luật Công ty... Mặt khác, do phải xử lý điều chỉnh các TCTD thành lập trước khi có các Pháp lệnh về ngân hàng nên việc cấp giấy phép cho các TCTD (nhất là các NHTMCP) đến cuối năm 1994 là khá tràn lan, nhiều TCTD hoạt động khơng hiệu quả, có dấu hiệu vi phạm pháp luật cần phải chấn chỉnh, củng cố và sắp xếp lại để hướng đến mục tiêu xây dựng một hệ thống ngân hàng mạnh.
Từ thực tiễn và bối cảnh nêu trên, Luật Các TCTD đã được xây dựng và được Quốc hội thơng qua ngày 12/12/1997, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/10/1998. Đây là một bước tiến quan trọng trong lịch sử xây dựng pháp luật ngân hàng, tạo ra các chuẩn mực mới về môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng ở Việt Nam trong giai đoạn mới. Đặc biệt, Luật các TCTD đã xác lập các tiền đề pháp lý cần thiết đối với các TCTD nói chung và các NHTM nói riêng. Việc thơng qua hai Luật ngân hàng: Luật NHNN và Luật Các
TCTD 1997 là bước ngoặt pháp lý to lớn, đánh dấu bước phát triển mới trong q trình lập pháp của nước ta nói chung cũng như trong q trình xây dựng và hồn thiện pháp luật ngân hàng nói riêng. Cùng với việc ban hành hai luật nói trên, một hệ thống các văn bản pháp luật, từ các luật liên quan cho đến các văn bản dưới luật ngày càng được xây dựng, hỗ trợ và cụ thể hóa, từng bước tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động của NHTM ngày càng đi vào quỹ đạo ổn định.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Luật Các TCTD 1997 đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập làm cản trở việc tiếp tục đổi mới và phát triển của hệ thống TCTD, cũng như yêu cầu nâng cao khả năng quản lý an toàn trong hoạt động của các TCTD. Do vậy, ngày 16/6/2010 Chủ tịch Nước đã ký Lệnh công bố Luật Các TCTD 2010. Đây là đạo luật quan trọng xác lập khung pháp lý mới cho tổ chức và hoạt động của các TCTD cũng như hoạt động quản lý, thanh tra, giám sát của NHNN.
Kể từ khi có hiệu lực thi hành đến nay, các quy định của Luật Các TCTD đã được chứng minh là phù hợp với thực tiễn và có tầm nhìn xa; đáp ứng được u cầu quản lý và định hướng cho hoạt động, phát triển các TCTD, góp phần tạo sự ổn định về mơi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng.
Việc ban hành Luật Các TCTD đã tạo ra khung pháp lý cơ bản cho tổ chức và hoạt động của các TCTD. Cùng với các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, có tham khảo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế tốt nhất về quản trị, giám sát ngân hàng, theo thẩm quyền của mình, NHNN đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về các tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng, quản lý rủi ro, quản trị ngân hàng, kiểm toán, kiểm soát nội bộ, kiểm toán độc lập, cơng khai báo cáo tài chính, mẫu điều lệ...Với ngun tắc “tự chủ kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình", các TCTD đã chủ động và tự chủ trong kinh doanh, giảm bớt sự can thiệp của Nhà nước.
Luật Các TCTD đã bước đầu tạo ra môi trường hoạt động tương đối bình đẳng cho các TCTD; hệ thống TCTD đã dần lớn mạnh cả về mạng lưới, vốn và quy mô hoạt động. Luật Các TCTD quy định nhiều loại hình TCTD khác nhau; cho phép các TCTD được mở rộng hoạt động dưới các hình thức thành lập các công ty trực thuộc hoạt động trên một số lĩnh vực nhất định.