Pháp luật về hoạt động của ngân hàng thương mại trước khi có Luật Các tổ chức tín dụng

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về hoạt động của ngân hàng thương mại ở việt nam hiện nay (Trang 37 - 39)

có Luật Các tổ chức tín dụng

Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Việt Nam là nước thuộc địa nửa phong kiến dưới sự thống trị của thực dân Pháp. Hệ thống tiền tệ, tín dụng ngân hàng được thiết lập và hoạt động chủ yếu phục vụ chính sách thuộc địa của Nhà nước Pháp ở Việt Nam. Trong suốt thời kỳ thuộc địa, sự hình thành và phát triển của hệ thống tiền tệ, tín dụng đều do Chính phủ Pháp xếp đặt, bảo hộ thông qua Ngân hàng Đông Dương. Thực chất, Ngân hàng Đông Dương hoạt động với tư cách là một Ngân hàng phát hành Trung ương, đồng thời là một ngân hàng kinh doanh đa năng bao gồm các nghiệp vụ NHTM và nghiệp vụ đầu tư.

Sau Cách mạng Tháng Tám, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của chính quyền cách mạng là phải từng bước xây dựng nền tiền tệ độc lập, tự chủ, cơng cụ quan trọng của chính quyền để xây dựng và bảo vệ đất nước. Nhiệm vụ này dần trở thành hiện thực khi bước sang năm 1950, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam ngày một tiến triển mạnh mẽ với những chiến thắng vang dội trên khắp các chiến trường và vùng giải phóng khơng ngừng được mở rộng. Sự chuyển biến của cục diện cách mạng địi hỏi cơng tác kinh tế, tài chính phải được củng cố và phát triển theo yêu cầu mới. Trên cơ sở chủ trương chính sách mới về tài chính - kinh tế mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (tháng 2/1951) đã đề ra, ngày 6 tháng 5 năm 1951, Chủ

tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam với các nhiệm vụ chủ yếu là: Quản lý việc phát hành giấy bạc và tổ chức lưu thông tiền tệ, quản lý Kho bạc nhà nước, thực hiện chính sách tín dụng để phát triển sản xuất, phối hợp với mậu dịch để quản lý tiền tệ và đấu tranh tiền tệ với địch.

Sự ra đời của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam là một bước ngoặt lịch sử, là kết quả nối tiếp của quá trình đấu tranh xây dựng hệ thống tiền tệ, tín dụng độc lập, tự chủ, đánh dấu bước phát triển mới, thay đổi về chất trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng ở nước ta. Từ đó đến nay, gắn liền với sự phát triển của từng thời kỳ cách mạng, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (từ tháng 1/1960 đến nay là NHNN Việt Nam) đã từng bước lớn mạnh và phát triển, góp phần quan trọng vào việc xây dựng, củng cố, hồn thiện thể chế tiền tệ, tín dụng và hệ thống Ngân hàng Việt Nam, phục vụ tích cực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tháng 5/1990, Hội đồng Nhà nước thông qua và công bố 2 Pháp lệnh về ngân hàng (Pháp lệnh NHNN Việt Nam và Pháp lệnh Ngân hàng, HTXTD và cơng ty tài chính). Sự ra đời của 2 Pháp lệnh Ngân hàng đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ một cấp sang hai cấp, trong đó NHNN thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh tiền tệ, ngân hàng và thực thi nhiệm vụ của một Ngân hàng trung ương; các NHTM và TCTD kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh tốn, ngoại hối và dịch vụ ngân hàng trong khuôn khổ pháp luật Pháp lệnh ngân hàng, HTXTD và cơng ty tài chính là văn bản pháp lý cao nhất đầu tiên của Nước Cộng hoà XHCN Việt Nam về tổ chức và hoạt động của các TCTD. Với hệ thống pháp lý tương đối hoàn chỉnh tại thời điểm đó, sau 7 năm thực hiện, Pháp lệnh đã tạo điều kiện cho hệ thống TCTD phát triển cả về số lượng, chất lượng và loại hình TCTD. Hệ thống các TCTD đã cung ứng nhiều tiện ích ngân hàng, huy động vốn tạm thời nhàn rỗi để cung ứng vốn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh

tế của đất nước, và đặc biệt là đã làm cho công chúng tiếp cận nhiều hơn với hoạt động ngân hàng, tham gia góp vốn vào thành lập các TCTD.

Tháng 10/1993, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và cộng đồng tài chính quốc tế (Quỹ Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á) được tái lập và khơi thông.

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về hoạt động của ngân hàng thương mại ở việt nam hiện nay (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w