Các biện pháp bảo đảm

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về hoạt động của ngân hàng thương mại ở việt nam hiện nay (Trang 47 - 50)

- Hợp đồng tín dụng

2.2.2.1. Các biện pháp bảo đảm

Với quy định tại Điều 1 Nghị định 163 thì quan hệ về bảo đảm tiền vay từ chỗ cùng một lúc chịu sự điều chỉnh bởi 2 Nghị định (Nghị định 165, Nghị định 178), nay đã được điều chỉnh bởi Nghị định 163. Theo đó thì các biện pháp bảo đảm tiền vay bao gồm các biện pháp bảo đảm được quy định trong BLDS 2005.

- Theo quy định tại Điều 326 BLDS 2005 thì: “Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình

cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự”. Cầm cố tài sản được áp dụng chủ yếu cho các quan hệ hợp đồng, tuy nhiên cũng có thể được áp dụng cho nghĩa vụ ngồi hợp đồng để bảo đảm cho quyền và lợi ích hợp pháp của bên mang quyền. Trong quan hệ cầm cố, đối tượng cầm cố có thể là động sản hay bất động sản, song việc giao và nhận tài sản cầm cố là yếu tố bắt buộc.

- Theo quy định tại Điều 342 BLDS 2005 thì: Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp. Thế chấp tài sản và biện pháp bảo đảm được áp dụng rộng rãi, đối tượng của thế chấp có giá trị lớn và thường được đảm bảo cho các nghĩa vụ trả nợ vay tại các ngân hàng, TCTD. Bởi đây là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ mà không phải chuyển giao tài sản bảo đảm.

- Khoản 1 Điều 358 BLDS 2005 quy định: “Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc các vật có giá trị khác (gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự”. Theo khái niệm trên thì đặt cọc thực hiện các chức năng bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng nếu hợp đồng chưa được giao kết. Trong trường hợp hợp đồng đã được giao kết thì đặt cọc là biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng. Đối tượng của đặt cọc là một khoản tiền nhất định hoặc những vật có giá trị khác mà một bên giao trực tiếp cho bên kia. Trong trường hợp hợp đồng được giao kết hay thực hiện, tài sản đặt cọc là một khoản thanh toán trước cho bên nhận đặt cọc, nếu hợp đồng không được giao kết hay thực hiện thì tài sản đặt cọc là tài sản bảo đảm. Như vậy, đối tượng đặt cọc vừa mang chức năng bảo đảm, vừa mang chức năng thanh toán nên việc đặt cọc phải được lập thành văn bản.

- Khoản 1 Điều 360 BLDS 2005 quy định: “Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc các giấy tờ giá trị được bằng tiền vào tài khoản phong tỏa tại một ngân hàng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ”. Theo quy định này, người thứ ba giữ tài sản chỉ có thể là ngân hàng. Tùy thuộc vào từng lợi hợp đồng mà một hoặc cả hai bên phải mở một tài khoản tại ngân hàng và gửi tài sản là đối tượng vào tài khoản đó nhưng khơng được sử dụng tài khỏa đó khi hợp đồng chưa chấm dứt. Việc gửi vào tài khoản được coi như gửi giữ tài sản mà không phải là tài khoản tiền gửi, do đó người gửi phải trả thù lao cho bên nhận giữ và không được hưởng lãi đối với tài khoản đã gửi.

- Khoản 1 Điều 359 BLDS 2005 quy định: “Ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí q, đá q hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê”. Mục đích của ký cược là nhằm buộc bên thuê phải trả lại tài sản, qua đó để bảo đảm quyền lợi của bên cho thuê. Vì vậy, nếu tài sản thuê được trả lại thì bên cho th phải hồn trả tài sản ký cược sau khi đã được bên ký cược thanh toán tiền thuê.

- Điều 361 BLDS 2005 quy định: “Bảo lãnh là việc người thứ ba cam kết với bên có quyền sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ, nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình”.

- Khoản 1 Điều 49 Nghị định 163 quy định: “Tín chấp là việc tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở bằng uy tín của mình bảo đảm cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại TCTD để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ”. Nhằm bảo đảm để bên cho vay có thể thu hồi được vốn, biện pháp bảo

đảm bằng tín chấp phải được lập thành văn bản, trong đó phải ghi rõ số tiền vay, mục đích vay, thời hạn vay, lãi suất... Cá nhân, hộ gia đình nghèo được bảo đảm bằng tín chấp phải là thành viên của một trong các tổ chức chính trị - xã hội quy định tại Điều 50 Nghị định 163.

Với việc quy định các biện pháp bảo đảm theo Nghị định 163 thì các TCTD, khách hàng có nhiều lựa chọn, tự do thỏa thuận biện pháp bảo đảm tiền vay. Tuy nhiên, thực tế các biện pháp bảo đảm mà các TCTD thường áp dụng là cầm cố, thế chấp, bảo lãnh và ký quỹ, và khơng có sự thống nhất áp dụng trong hệ thống ngân hàng. Sở dĩ có thực tế trên là do NHNN vẫn chưa có hướng dẫn thực hiện Nghị định 163 về bảo đảm tiền vay.

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về hoạt động của ngân hàng thương mại ở việt nam hiện nay (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w