QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về hoạt động của ngân hàng thương mại ở việt nam hiện nay (Trang 83 - 86)

- Hợp đồng tín dụng

3.1. QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ

VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1. QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂNHÀNG THƯƠNG MẠI HÀNG THƯƠNG MẠI

Để tạo được cơ sở pháp lý hữu hiệu và khả thi cho việc thực hiện các hoạt động của NHTM, việc hoàn thiện pháp luật về hoạt động của NHTM cần bám sát các quan điểm cơ bản sau:

Một là, việc hoàn thiện pháp luật về hoạt động của NHTM phải thể

chế hoá kịp thời, đầy đủ chủ trương, quan điểm của Đảng về hồn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về hoạt động của NHTM nói riêng nhằm hướng tới mục tiêu làm tăng hiệu quả hoạt động, đồng thời tạo cơ chế pháp lý hữu hiệu bảo đảm thực thi nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về ngân hàng nói chung, pháp luật về hoạt động của NHTM nói riêng.

Văn kiện Đại hội XI nhấn mạnh định hướng của Đảng và Nhà nước về hoàn thiện pháp luật ngân hàng: “Hình thành đồng bộ khn khổ pháp lý về hoạt động ngân hàng. Mở rộng các hình thức thanh tốn qua ngân hàng và thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Điều hành chính sách lãi suất, tỉ giá linh hoạt theo nguyên tắc thị trường. Đổi mới chính sách quản lý ngoại hối và vàng; từng bước mở rộng phạm vi các giao dịch vốn; tăng cường kiểm tra, kiểm soát tiến tới xố bỏ tình trạng sử dụng ngoại tệ làm phương tiện thanh tốn trên lãnh thổ Việt Nam. Tăng cường vai trị của NHNN trong việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ. Kết hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ với chính sách tài khố. Kiện tồn cơng tác thanh tra, giám sát hoạt động tài chính, tiền tệ”.

Hai là, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và sự phù hợp giữa pháp luật

điều chỉnh hoạt động của NHTM với hệ thống pháp luật Việt Nam.

Xuất phát từ địi hỏi này, tính thống nhất giữa pháp luật kinh tế nói chung với pháp luật về NHTM cần được xem xét và giải quyết trong mối quan hệ giữa luật chung (Lex generalis) và luật chuyên ngành (Lex specialis) ở cả hai mặt hoạt động sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới các văn bản pháp luật. Cho đến nay trong hoạt động xây dựng pháp luật ở Việt Nam mối quan hệ này

chưa được giải quyết thấu đáo, thể hiện qua mối quan hệ giữa một số luật và một số chế định pháp lý cụ thể.

Chẳng hạn, về quan hệ giữa BLDS với Luật Các TCTD (và các văn bản pháp luật liên quan khác) về giao dịch bảo đảm; giữa Luật Các TCTD với Luật Doanh nghiệp, Luật phá sản, Luật chứng khốn... Hồn thiện pháp luật về hoạt động của NHTM phải được đặt trong tổng thể hoàn thiện hệ thống pháp luật, đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ giữa pháp luật ngân hàng và các quy định pháp luật có liên quan nhằm tạo được sự phối hợp, bổ sung trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến các hoạt động ngân hàng mà khơng có sự chồng chéo, mâu thuẫn, thậm chí làm vơ hiệu lẫn nhau.

Ba là, pháp luật về hoạt động của NHTM phải phù hợp với những cam kết

hội nhập quốc tế của Việt Nam và thông lệ quốc tế trong hoạt động ngân hàng. Hoàn thiện pháp luật về hoạt động của NHTM phải phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hố - xã hội, đường lối chính trị của Việt Nam; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của quốc tế. Tổng kết một cách toàn diện thực tiễn hoạt động NHTM, trong đó chú trọng tổng kết cơng tác tổ chức thực hiện pháp luật về NHTM; giải quyết bất cập về pháp luật, thực tiễn hoạt động NHTM; kế thừa, phát triển và pháp điển hố các quy định cịn phù hợp, tiến bộ phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, trình độ văn hố pháp lý của nhân dân cũng như đạo đức, tập quán, truyền thống của dân tộc và bản sắc văn hoá Việt Nam. Đồng thời, trong bối cảnh tồn cầu hố, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hoạt động của NHTM cần phải tiếp thu, kế thừa có chọn lọc những thành tựu mà nhân loại đã đạt được về xây dựng Nhà nước pháp quyền, tổ chức và thi hành pháp luật của các nước, bảo đảm kết hợp hài hồ tính truyền thống và tính hiện đại của hệ thống pháp luật.

Bốn là, pháp luật về hoạt động của NHTM phải tạo ra một cơ sở pháp lý

chặt chẽ, thận trọng trong hoạt động ngân hàng, đặc biệt là nâng cao được khả năng kiểm soát, giám sát của NHNN đối với hoạt động của từng TCTD và sự ổn định, an toàn của hệ thống ngân hàng.

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về hoạt động của ngân hàng thương mại ở việt nam hiện nay (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w