- Hợp đồng tín dụng
3.2.2.1. Hoàn thiện quy chế cho vay
Xuất phát từ phạm vi và đối tượng điều chỉnh, vai trò của hoạt động cung ứng vốn đối với nền kinh tế nên về lâu dài, cần có một văn bản dưới hình thức cao hơn để điều chỉnh hoạt động cho vay nhằm mục đích vừa nâng cao hiệu lực pháp lý các văn bản, vừa bảo đảm thống nhất và tương thích với các quy chế khác trong hoạt động ngân hàng (như Nghị định về giao dịch bảo đảm, đăng ký giao dịch bảo đảm,...). Trước mắt, cần sửa đổi, bổ sung một số vấn đề mà quy chế cho vay hiện hành còn vướng mắc, bất cập và còn hạn chế, cụ thể:
Thứ nhất, quy định về lãi suất áp dụng đối với khoản nợ quá hạn được
thỏa thuận tối đa không quá 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong HĐTD (theo Điều 11 Khoản 2) khơng cịn phù hợp với quy định về lãi suất quá hạn của BLDS 2005: “lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do NHNN công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ”. Theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì cần phải sửa đổi theo quy định có hiệu lực pháp lý cao hơn. Vì vậy, cần sửa đổi quy định về lãi suất quá hạn tại Quy chế 1627 theo hướng phù hợp với quy định về lãi suất quá hạn của BLDS 2005. Thực tiễn cho thấy, quy định lãi suất quá hạn theo Quy chế cho vay ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 hiện nay vẫn chưa được ngành Ngân hàng sửa đổi, bổ sung. Các TCTD khi giao kết HĐTD vẫn thường sử dụng điều khoản mẫu có thỏa thuận trả lãi bao gồm lãi trong hạn, lãi quá hạn và tiền phạt chậm trả lãi như trước thời điểm BLDS năm 2005 có hiệu lực thi hành, lãi suất phạt vẫn là 150% lãi suất cho vay trong hạn, khi xảy ra tranh chấp, các TCTD dựa trên thỏa thuận về lãi suất quá hạn trong HĐTD để yêu cầu Toà án giải quyết. Do bên vay vốn, bên bảo lãnh khơng có
yêu cầu xem xét lại về mức lãi suất đối với khoản dư nợ quá hạn, nên thơng thường Tồ án chấp nhận lãi suất quá hạn theo cách tính của các TCTD, vì vậy, khi giải quyết tranh chấp trong tín dụng ngân hàng, Tồ án áp dụng lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay theo Quy chế cho vay ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ - NHNN nêu trên là không đúng với khoản 5 Điều 474 của BLDS và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008.
Nếu cho rằng hoạt động của các TCTD, trong đó có hoạt động cho vay vốn, là hoạt động đặc thù nên phải áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật do NHNN ban hành (Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN; Thông tư số 07/2010/TT-NHNN ngày 26/02/2010 của NHNN quy định về việc cho vay bằng đồng Việt Nam theo lãi suất thỏa thuận của TCTD với khách hàng; Thông tư số 12/2010/TT-NHNN ngày 14/4/2010 của NHNN hướng dẫn TCTD cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng theo lãi suất thỏa thuận) để chấp nhận cách tính lãi suất quá hạn của TCTD thì cũng là trái quy định của pháp luật bởi HĐTD thực chất cũng là một dạng của Hợp đồng vay tài sản trong đó thỏa thuận về lãi suất, nghĩa vụ trả nợ của bên vay đã được quy định tại các Điều 474 và 476 BLDS năm 2005. Mặt khác, Thơng tư do NHNN ban hành cũng có quy định cho phép TCTD được thỏa thuận về lãi suất bao gồm lãi suất nợ quá hạn với bên vay vốn nhưng không ấn định hoặc quy định cụ thể mức lãi suất nợ quá hạn.
Thứ hai, các quy định về giới hạn cho vay, hạn chế cho vay, các trường
hợp không được cho vay quy định tại Điều 19, 20 Quy chế 1627 cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với các quy định của Luật Các TCTD 2010. Điều 19 Quy chế 1627 cần sửa đổi, bổ sung theo hướng: “Khơng được cấp tín dụng đối với những tổ chức, cá nhân là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngồi, pháp nhân là cổ đơng có người đại
diện phần vốn góp là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm sốt của TCTD là cơng ty cổ phần, pháp nhân là thành viên góp vốn, chủ sở hữu của TCTD là công ty trách nhiệm hữu hạn; cha, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm sốt, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương”.
Điều 20 Quy chế 1627 cần sửa đổi, bổ sung theo hướng: “khơng được cấp tín dụng khơng có bảo đảm, cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho những đối tượng là tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; thanh tra viên đang thanh tra tại TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngồi; kế tốn trưởng của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngồi; cổ đơng lớn, cổ đơng sáng lập”.
Thứ ba, Quy chế cho vay sau khi được thay thế bằng một văn bản dưới
hình thức pháp lý cao hơn cần bổ sung các quy định về việc cho vay khơng có bảo đảm, quy định cụ thể các hành vi vi phạm hoạt động cho vay để từ đó tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thực thi Điều 179 Bộ luật Hình sự (quy định về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng).