Pháp luật về bảo đảm tiền vay

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về hoạt động của ngân hàng thương mại ở việt nam hiện nay (Trang 46 - 47)

- Hợp đồng tín dụng

2.2.2. Pháp luật về bảo đảm tiền vay

Như chúng ta đã biết, hoạt động tín dụng ngân hàng là hoạt động chứa nhiều rủi ro. Mặc dù trước khi cho vay, ngân hàng đã thực hiện những quy trình hết sức nghiêm ngặt như thu thập, xử lý, phân tích và thẩm định khả

năng trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên vẫn không thể nào loại bỏ được rủi ro tín dụng; cụ thể, theo Báo cáo giải trình và trả lời chất vấn của Thủ tướng Chính phủ tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội Khóa XIII, nợ xấu của hệ thống ngân hàng là khoảng 250.000 tỷ đồng. Trước thực tế đó, bảo đảm tiền vay là phương án hữu hiệu làm tăng khả năng thu hồi nợ và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Vì vậy, việc quy định các biện pháp pháp lý để bảo đảm tiền vay đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện.

Pháp luật hiện hành đã quy định khá cụ thể về giao dịch bảo đảm. Ngay khi BLDS 2005 ra đời, Chính phủ đã ban hành Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 hướng dẫn thi hành BLDS 2005 về các giao dịch bảo đảm (sau đây gọi là Nghị định 163). Nghị định 163 thay thế Nghị định 165/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm và bãi bỏ Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của Các TCTD và Nghị định 85/2002/NĐ-CP ngày 25/10/2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 178. Ngày 22/2/2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 11/2012/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị đinh 163 về giao dịch bảo đảm (sau đây gọi là Nghị định 11/2012). Nghị định 11/2012 đã cụ thể hóa quan điểm tăng cường hơn nữa quyền tự chủ, quyền tự do cam kết, thỏa thuận và tự chịu trách nhiệm của các chủ thể tham gia giao dịch bảo đảm.

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về hoạt động của ngân hàng thương mại ở việt nam hiện nay (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w