- Hợp đồng tín dụng
3.2.2.3. Hoàn thiện pháp luật về bảo đảm an toàn hoạt động của ngân hàng thương mạ
hàng thương mại
Hoạt động ngân hàng là một trong lĩnh vực hoạt động luôn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao. Vì vậy, việc quy định các biện pháp phịng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng là rất cần thiết. Nhưng trên thực tế, các quy định của pháp luật về phịng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng cịn nhiều bất cập, cần hoàn thiện.
Hiện nay, các nội dung liên quan đến kiểm soát và xử lý rủi ro tín dụng đã được điều chỉnh tương đối tồn diện; tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở mức độ là các quyết định do Thống đốc NHNN, thơng tư do NHNN ban hành. Đó là các Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD; Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 sửa đổi Quyết định số 493; Thông tư số 15/2006/TT-NHNN ngày 10/8/2006 của NHNN quy định về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn đối với TCTD; Quyết định số
457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 về việc ban hành quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các TCTD; Thông tư 13/2010/TT- NHNN ngày 20/5/2010 của Thống đốc NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an tồn trong hoạt động của TCTD; Thơng tư 19; Thông tư 22; Thông tư 33 sửa đổi, bổ sung Thông tư 13.
Để đảm bảo tính hiệu lực pháp lý cao của các quy định có liên quan đến giám sát và xử lý rủi ro tín dụng, pháp luật về vấn đề này cần được tập trung trong văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cao hơn ban hành như: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Nghị định của Chính phủ để tránh tình trạng khơng tương thích trong điều chỉnh cùng nội dung ở các văn bản pháp luật khác nhau, có hiệu lực pháp lý khác nhau.
Hiện nay, các văn bản quy định về phịng ngừa rủi ro, đảm bảo an tồn trong hoạt động cấp tín dụng đã được ban hành và áp dụng trong thời gian khá dài (từ năm 2005) nên việc xem xét, sửa đổi, bổ sung những điểm bất cập là cần thiết, nhằm tạo điều kiện, công cụ và cơ sở pháp lý thuận tiện hơn cho các TCTD trong việc phân loại, quản lý nợ và kiểm sốt rủi ro trong hoạt động tín dụng.
Về cơ bản, pháp luật cần đưa ra những quy định cụ thể nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro của TCTD dựa trên việc yêu cầu xây dựng hệ thống lưu trữ, cập nhật và báo cáo thông tin. Đây đồng thời là yêu cầu của nguyên tắc minh bạch trong quá trình xây dựng pháp luật. Bên cạnh đó, hệ thống các quy định về phòng ngừa rủi ro và xử lý rủi ro tín dụng cũng cần định hướng cho các TCTD trong việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, chính sách quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng.
Nhằm đảm bảo tính khả thi trong việc áp dụng các chuẩn mực Basel liên quan đến đảm bảo an toàn vốn cần có những thay đổi để góp phần hướng các NHTM tiếp cận việc quản lý rủi ro theo Basel II và xa hơn là Basel III. Cụ thể như sau: Thứ nhất là thay đổi cách tính CAR (hệ số an tồn vốn). Theo đó, nên đảm bảo phần tính mẫu số của cơng thức tính CAR với việc cộng cả rủi ro thị trường
và rủi ro hoạt động (rủi ro tác nghiệp). Thứ hai, Basel II đã đưa ra các cách tiếp cận khác nhau cho các ngân hàng có quy mơ, đặc điểm khác nhau và các ngân hàng có thể tự lựa chọn cách tiếp cận riêng cho mình; cần xây dựng việc tính mức độ đủ vốn căn cứ theo quy mô và phạm vi hoạt động của các NHTM.
Hiện nay, hoạt động mua bán, sáp nhập và hợp nhất ngân hàng (M&A) đang là nhu cầu lớn và lâu dài trong nền kinh tế, ảnh hưởng khơng nhỏ đến an tồn hoạt động của hệ thống ngân hàng; song chúng ta đang thiếu một hành lang pháp lý an toàn cho hoạt động này. Trên thực tế, khung pháp lý đối với hoạt động này hiện nay được quy định rải rác trong các đạo luật và hàng chục văn bản dưới luật, nhưng còn sơ sài, bao gồm: Luật Ðầu tư 2005, Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Chứng khoán 2006, Luật Cạnh tranh 2004.
Với Luật Doanh nghiệp năm 2005, các quy định về M&A được quy định tại Ðiều 150, Ðiều 151, Ðiều 152, Ðiều 153, đề cập đến một số vấn đề trong tổ chức, quản lý doanh nghiệp với các trường hợp về chia, tách, hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp. Luật Ðầu tư năm 2005 cũng đề cập đến hình thức đầu tư thơng qua góp vốn, mua cổ phần và sáp nhập, mua lại của các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào lãnh thổ Việt Nam. Luật Cạnh tranh năm 2004 điều chỉnh các vấn đề mua bán doanh nghiệp gây ảnh hưởng đến sự cạnh tranh trên thị trường liên quan. Ðiều 29, Ðiều 32, Ðiều 69 Luật Chứng khoán năm 2006, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán năm 2010 điều chỉnh các hoạt động M&A trong lĩnh vực chứng khốn và các cơng ty đại chúng. Các hoạt động M&A trong lĩnh vực quỹ hay chứng khốn có các nghị định hướng dẫn thực hiện riêng như Thông tư 194/2009/TT-BTC ngày 02/10/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc chào mua cơng khai cổ phiếu của công ty đại chúng, chứng chỉ quỹ của quỹ đóng. Thơng tư 04/2010/TT- NHNN (2-2010) quy định việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD, Quyết định 254/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ “Phê duyệt Đề án cơ cấu lại hệ thống Các TCTD giai đoạn 2011-2015”... Về quản lý hoạt động này,
văn bản pháp luật cũng quy định nhiều cơ quan quản lý khác nhau: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, NHNN, Bộ Tài chính, Bộ Cơng Thương, Bộ Ngoại giao... Cơ sở chung cho tự do khế ước có thể tìm thấy trong BLDS 2005.
Tuy nhiên, mỗi luật điều chỉnh hoạt động M&A từ một góc độ khác nhau. Luật Doanh nghiệp quy định về M&A như là hình thức tổ chức lại doanh nghiệp. Luật Ðầu tư quy định M&A như là hình thức đầu tư trực tiếp. Luật Chứng khốn quy định M&A như là hình thức đầu tư gián tiếp. Luật Cạnh tranh quy định M&A như là hình thức tập trung kinh tế thuộc nhóm các hành vi hạn chế cạnh tranh... Các văn bản này chỉ giải quyết vấn đề thủ tục chứ chưa quy định cụ thể các vấn đề liên quan theo tỷ lệ cổ phiếu nắm giữ của các bên. Vì thế, việc mua bán vốn cổ phần các ngân hàng hiện vẫn theo các “ngoại lệ” được cơ quan quản lý phê duyệt, trên cơ sở dàn xếp giữa các bên với nhau. Hầu hết các trường hợp mua bán vốn cổ phần, kể cả giữaTCTD, cổ đông cá nhân và tổ chức trong nước với nhau hay trong và ngoài nước đều gặp vướng mắc nếu muốn chuyển nhượng thông qua các quyền chọn bán hoặc chọn mua, phát hành trái phiếu chuyển đổi hay phát hành các chứng chỉ lưu ký chứng khốn. Các vấn đề gây khó khăn gồm thủ tục chuyển nhượng, các hậu quả pháp lý và việc chịu trách nhiệm giữa các bên, việc tham gia quản lý, điều hành công ty sau khi mua lại cổ phần, định giá ngân hàng, các vấn đề hậu mua bán, sáp nhập ngân hàng. Nhìn chung, các văn bản điều chỉnh hoạt động mua bán, sáp nhập chưa theo kịp các diễn biến và yêu cầu đa dạng của thực tiễn hoạt động này tại Việt Nam.
Từ những phân tích trên cho thấy, cần xây dựng tập trung và có hệ thống đối với quy định của pháp luật về M&A ngân hàng với (i) hoạt động mua lại, sáp nhập và hợp nhất và (ii) đầu tư mua cổ phần để trở thành cổ đông chiến lược trong Luật Các TCTD với tư cách là đạo luật điều chỉnh chuyên ngành, theo đó cần có các định nghĩa, khái niệm, hình thức, điều kiện, quy trình và hợp đồng M&A ngân hàng cụ thể. Ðồng thời, với tư cách là một hình thức tập
trung kinh tế bị điều chỉnh bởi các quy định của pháp luật cạnh tranh, các quy định về M&A ngân hàng cần phải phù hợp, đáp ứng các điều kiện về kiểm sốt cạnh tranh khơng lành mạnh, về thị phần, thị trường liên quan... để tránh việc độc quyền, hạn chế cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường ngân hàng. Hiện nay, các đạo luật về đầu tư, các cam kết của Việt Nam về đầu tư cũng đã xác nhận M&A là một hình thức đầu tư, tuy nhiên quy định này mới chỉ xác định nó với tư cách là một hình thức đầu tư trực tiếp (FDI) và còn rất sơ sài về yêu cầu, điều kiện, trình tự, thủ tục đầu tư này trong lĩnh vực ngân hàng, trong khi đó Luật Chứng khốn coi hoạt động góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư đối với các ngân hàng trên thị trường chứng khốn là một hình thức đầu tư gián tiếp (FII)... Ngoài ra, các vấn đề pháp lý khác cũng rất đáng được quan tâm như định giá tài sản, thương hiệu, thuế, giải quyết lao động sau M&A... cũng cần phải được làm rõ trong quá trình hồn thiện các chính sách, cơ chế cho hoạt động M&A ngân hàng.
KẾT LUẬN
Sau hơn 25 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong mọi mặt của đời sống xã hội. Chính hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung và NHTM nói riêng đã tạo điều kiện và là động lực đảm bảo thắng lợi cho công cuộc đổi mới đó. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới thì hoạt động của hệ thống NHTM ln chịu sự tác động của thị trường tài chính tồn cầu. Điều đó đã đặt ra u cầu phải khơng ngừng củng cố, hồn thiện hoạt động ngân hàng.
Ở Việt Nam, NHTM là một định chế tài chính trung gian lớn nhất và quan trọng nhất trong số các định chế tài chính xét theo tính chất, quy mơ và phạm vi hoạt động của nó. Cùng với thực tiễn hoạt động ngân hàng, định chế NHTM Việt Nam ngày càng được quy định cụ thể hơn. Đồng thời, thực tiễn cũng luôn luôn đặt ra những yêu cầu mới cần được pháp luật xem xét và điều chỉnh. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế, hệ thống các TCTD Việt Nam nói chung và các NHTM Việt Nam nói riêng đang có những cơ hội và thách thức mới. Thực tiễn hoạt động cho thấy, hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động của NHTM còn nhiều hạn chế và bất cập mà nó cần phải được tiếp tục hồn thiện. Việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động của NHTM là yêu cầu khách quan. Đây là một q trình địi hỏi phải được tiến hành dựa trên những cơ sở khoa học với tư cách là những quan điểm chủ đạo trong việc định ra các giải pháp cho việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động của NHTM. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật phải dựa trên những yêu cầu và căn cứ nhất định nhằm bảo đảm tính khoa học, tính thực tiễn cũng như tính khả thi, cho phép phát huy tối đa vai trị tích cực của pháp luật trong việc điều chỉnh hoạt động của NHTM ở Việt Nam.
Dựa trên việc phân tích một số vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về hoạt động của NHTM và thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động của NHTM,
luận văn đã trình bày quan điểm hồn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động của NHTM đó là: Việc hồn thiện pháp luật về hoạt động của NHTM phải thể chế hoá kịp thời, đầy đủ chủ trương, quan điểm của Đảng về hồn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về hoạt động của NHTM nói riêng; bảo đảm tính thống nhất và sự phù hợp giữa pháp luật điều chỉnh hoạt động của NHTM với hệ thống pháp luật Việt Nam; pháp luật về hoạt động của NHTM phải phù hợp hơn với những cam kết hội nhập quốc tế của Việt Nam và thông lệ quốc tế trong hoạt động ngân hàng. Trên cơ sở đó, luận văn đã đưa ra một số giải pháp chung và các giải pháp cụ thể nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động của NHTM trong hoạt động cho vay, bảo đảm tiền vay và bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng trong thời gian tới.