Nội luật hóa các nguyên tắc, quy phạm được thừa nhận chung của pháp luật và tập quán quốc tế trong hoạt động ngân hàng

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về hoạt động của ngân hàng thương mại ở việt nam hiện nay (Trang 87 - 89)

- Hợp đồng tín dụng

3.2.1.2. Nội luật hóa các nguyên tắc, quy phạm được thừa nhận chung của pháp luật và tập quán quốc tế trong hoạt động ngân hàng

của pháp luật và tập quán quốc tế trong hoạt động ngân hàng

Hiện nay, Việt Nam đã tham gia vào các tổ chức quốc tế và khu vực như ASEAN, APEC, ASEM, đã ký Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và gia nhập WTO. Quá trình này đặt ra nhiều vấn đề xây dựng và hoàn thiện pháp luật về NHTM, địi hỏi phải tính đến sự tương thích và phù hợp giữa pháp luật NHTM Việt Nam với pháp luật và tập quán quốc tế về hoạt động ngân hàng, về khả năng nghiên cứu và vận dụng các án lệ, tập quán quốc tế vào giải quyết tranh chấp trong hoạt động ngân hàng, đảm bảo chủ động phục vụ tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Để đáp ứng yêu cầu này, cần tập trung giải quyết một số vấn đề sau:

Một là, áp dụng các nguyên tắc, chuẩn mực và thông lệ quốc tế về ngân

hàng trong việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động của NHTM ở Việt Nam. Cho đến nay, hệ thống pháp luật về NHTM Việt Nam được xây dựng với những nội dung ngày càng phù hợp hơn với thực tiễn và thơng lệ quốc tế. Tuy nhiên, vì nhiều ngun nhân khác nhau mà đến nay một số quy định vẫn chưa phù hợp với thông lệ và tập quán quốc tế. Do vậy, cần tiếp tục xem xét để xây dựng và ban hành một số quy định mới, đó là các vấn đề về chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS), kiểm tốn, phương pháp hạch tốn, tiêu chuẩn về vốn tự có, về thẩm quyền cơ quan giám sát ngân hàng...

Hai là, coi các tập quán quốc tế là nguồn của pháp luật kinh tế nói

chung và của pháp luật ngân hàng nói riêng. Nghiên cứu khả năng áp dụng án lệ, tập quán quốc tế thông qua việc thừa nhận, cơng nhận tính pháp lý của các quy tắc, tập quán quốc tế được áp dụng rộng rãi và phổ biến trong hoạt động ngân hàng. Các thỏa thuận trong hiệp định thương mại hai bên hay nhiều bên cũng đồng thời đặt ra khả năng áp dụng các án lệ, quy tắc và tập quán quốc tế trong hoạt động ngân hàng, đặc biệt trong giao dịch tín dụng chứng từ và nhờ thu, bảo lãnh.

Ba là, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu lập pháp để tiếp nhận và áp dụng

các giá trị pháp luật nước ngoài và quy tắc, tập quán quốc tế thông qua nhiều kênh tiếp nhận khác nhau, như tiếp nhận thơng qua việc nội luật hóa các Hiệp định quốc tế song phương và đa phương; tiếp nhận pháp luật trong q trình hội nhập ASEAN, APEC và WTO; tiếp nhận thơng qua các Luật mẫu (Luật mẫu về thuê mua, Luật mẫu về chiết khấu...); tiếp nhận thông qua điều lệ của các hiệp hội và tổ chức nghề nghiệp quốc tế; tiếp nhận thơng qua các điều kiện cung cấp hàng hóa, dịch vụ, các hợp đồng mẫu. Cần sửa đổi, bổ sung, xây dựng các văn bản pháp luật mới cho phù hợp với các cam kết trong Hiệp định. Đây là một tác động lớn nhất, bao trùm đến hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung cũng như hệ thống pháp luật ngân hàng Việt nam nói riêng. Xây dựng, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với những cam kết trong Hiệp định đối với những chế định pháp luật chưa phù hợp hoặc pháp luật Việt Nam chưa quy định. Xây dựng, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với những cam kết trong Hiệp định đối với những chế định pháp luật chưa phù hợp hoặc pháp luật Việt Nam chưa quy định.

Tham gia một số các điều ước quốc tế về thương mại theo nghĩa rộng (bao gồm thương mại hàng hóa, sở hữu trí tuệ, đầu tư, đặc biệt là thương mại dịch vụ phần về lĩnh vực ngân hàng tài chính). Áp dụng quy tắc, tập quán quốc tế, án lệ

được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong hoạt động ngân hàng, đặc biệt trong thanh tốn tín dụng quốc tế (giao dịch tín dụng chứng từ, nhờ thu...).

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về hoạt động của ngân hàng thương mại ở việt nam hiện nay (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w