Hoàn thiện pháp luật về bảo đảm tiền vay

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về hoạt động của ngân hàng thương mại ở việt nam hiện nay (Trang 91 - 94)

- Hợp đồng tín dụng

3.2.2.2. Hoàn thiện pháp luật về bảo đảm tiền vay

Trên cơ sở thực trạng pháp luật về giao dịch bảo đảm, để tiếp tục hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này, cần nghiên cứu, thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau đây:

Một là, nghiên cứu để mở rộng nội hàm của khái niệm giao dịch bảo

đảm vì cách hiểu truyền thống về giao dịch bảo đảm đã bộc lộ những hạn chế, bất cập trước xu thế hiện nay. Tham khảo pháp luật một số nước có thị trường tín dụng phát triển mạnh (Anh, Mỹ, Canada, Niudilân); nhận thấy, do chỉ quan tâm đến bản chất của giao dịch bảo đảm là giao dịch làm phát sinh lợi ích bảo đảm mà không chú trọng loại giao dịch nên pháp luật về giao dịch bảo đảm không điều chỉnh về từng biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

cụ thể (cầm cố tài sản, thế chấp thế chấp, bảo lãnh...) mà điều chỉnh về lợi ích bảo đảm và các vấn đề liên quan đến việc thực hiện lợi ích bảo đảm đó. Các loại giao dịch bảo đảm được gọi chung là các hợp đồng bảo đảm (security

agreements). Để thúc đẩy sự phát triển của giao lưu thương mại và phù hợp

với thông lệ thương mại quốc tế, cần tiếp cận xu hướng này để nghiên cứu mở rộng phạm vi các giao dịch chịu sự điều chỉnh của pháp luật về giao dịch bảo đảm nhằm hướng tới mục tiêu tăng cường tính an tồn, cơng khai, minh bạch cho các giao dịch trên thị trường, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể.

Hai là, cần loại bỏ những “rào cản pháp lý” để có thể mở rộng hơn nữa

phạm vi tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Xu hướng cải cách này đã được nhiều nước trên thế giới triển khai thực hiện vì những quy định thiếu rõ ràng, cụ thể về điều kiện đối với tài sản bảo đảm, hình thức của hợp đồng bảo đảm... đã dẫn đến khó khăn trong việc khai thông thị trường vốn, cản trở các chủ thể kinh doanh (đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa) tiếp cận nguồn vốn ngân hàng để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, từ đó hạn chế sức cạnh tranh của nền kinh tế... Do vậy, pháp luật về giao dịch bảo đảm cần rà sốt, đánh giá tồn diện nhằm tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân dùng tài sản hợp pháp để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ. Xu hướng này cần được thực hiện kiên trì nhưng phải kiên quyết và mạnh mẽ nhằm đảm bảo tính tương thích với pháp luật về giao dịch bảo đảm trong khu vực và trên thế giới.

Ba là, rà soát để bãi bỏ những quy định không phù hợp với thực tiễn, hạn

chế các chủ thể thiết lập, thực hiện các giao dịch bảo đảm, ví dụ như: quy định “vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự phải thuộc sở hữu của bên bảo đảm” (khoản 1 Điều 320 BLDS), về giá trị của tài sản so với tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm (khoản 1 Điều 324 BLDS) hay quy định giao GCNQSDĐ cho bên nhận thế chấp giữ trong trường hợp thế chấp quyền sử

dụng đất (khoản 1 Điều 717, khoản 5 Điều 718 BLDS)...; bãi bỏ các quy định về giao dịch bảo đảm cịn mâu thuẫn, chưa thống nhất, ví dụ như cách thức xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất (Luật Đất đai năm 2003 quy định trong trường hợp khơng xử lý được theo thoả thuận thì quyền sử dụng đất được bán đấu giá, trong khi đó BLDS quy định bên nhận bảo đảm phải khởi kiện tại Toà án); bổ sung một số quy định đáp ứng yêu cầu thực tiễn, ví dụ như: những quy định nhằm bảo vệ quyền kiểm soát tài sản bảo đảm là quyền tài sản (đặc biệt là quyền đòi nợ) của bên nhận bảo đảm hay như quy định về hạn chế tài sản là nhà ở dùng để thế chấp cho nhiều nghĩa vụ tại nhiều TCTD trong Luật Nhà ở... Vì chính những mâu thuẫn, thiếu thống nhất của pháp luật về giao dịch bảo đảm dẫn đến những rủi ro pháp lý và cản trở các nhà đầu tư khi tiếp cận với thị trường vốn Việt Nam.

Bốn là, cần có các quy định tạo điều kiện thuận lợi cho chủ nợ có bảo

đảm được thực thi tốt nhất quyền năng của mình trên thực tế. Nói cách khác, trong trường hợp bên bảo đảm không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ được bảo đảm thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm trong thời gian nhanh nhất, ít tốn kém nhất nhưng vẫn phải khách quan, trung thực. Ngồi ra, cần phải có sự thay đổi về quan điểm lập pháp khi điều chỉnh hành vi của các bên ký kết hợp đồng bảo đảm, đó là: áp dụng thủ tục tố tụng rút gọn đối với những tranh chấp liên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm; tăng cường cơ chế, biện pháp để bên nhận bảo đảm dễ dàng tiếp cận và xử lý tài sản bảo đảm hoặc chỉ cần chứng minh hai chứng cứ là: (i) hợp đồng bảo đảm hợp pháp và (ii) con nợ khơng có khả năng trả nợ theo đúng cam kết, thì chủ nợ hồn tồn có quyền xử lý tài sản bảo đảm theo như thoả thuận hoặc theo pháp luật quy định. Hiện nay, “có 56 nước áp dụng quy trình tố tụng

giản lược này, nhờ đó thời gian để tiến hành xử lý tài sản thế chấp ở những nước này ít hơn 50% so với những nước dùng các biện pháp xét xử khác”

chỉnh các giao dịch bảo đảm nói chung chứ chưa cụ thể, chuyên sâu vào lĩnh vực bảo đảm tiền vay.

Nhìn chung, quy định của pháp luật hiện hành mới chỉ dừng lại ở việc điều chỉnh các giao dịch bảo đảm nói chung chứ chưa cụ thể, chuyên sâu vào lĩnh vực bảo đảm tiền vay. Thực tế, do chưa có văn bản hướng dẫn Nghị định 163 nên hầu hết các ngân hàng và cơ quan pháp luật vẫn đang áp dụng Thông tư liên tịch số 03/2001/TTLT/NHNN-BTP-BCA-BTC-TCĐC ngày 23/4/2001 hướng dẫn Nghị định 178 (đã bị Nghị định 163 bãi bỏ). Trước thực tế đó, các ngân hàng đã xây dựng các quy chế bảo đảm tiền vay để áp dụng trong nội bộ ngân hàng mình, dẫn đến hệ thống pháp luật về bảo đảm tiền vay thiếu khả thi và khơng thống nhất. Vì vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngân hàng trong hoạt động cho vay có tài sản bảo đảm, cần thiết phải ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể Nghị định 163 về bảo đảm tiền vay.

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về hoạt động của ngân hàng thương mại ở việt nam hiện nay (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w