- Hợp đồng tín dụng
2.2.3.3. Tỷ lệ bảo đảm an toàn
Trước đây, Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VI năm 1987 cho phép “thực hiện mạnh mẽ chính sách huy động vốn trong dân, trong các tổ chức kinh tế bằng nhiều hình thức, nhiều kênh bảo đảm lợi ích của người gửi”. Lúc này các tổ chức kinh tế được huy động vốn hoàn toàn tự do mà khơng có bất kỳ một quy định nào về đảm bảo an toàn. Hậu quả tất yếu là cả hệ thống sụp đổ do nó hoạt động theo kiểu tiền của người gửi sau được sử dụng để trả lãi cho người gửi tiền trước (mơ hình tháp Ponzi). Vì vậy, quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động của các ngân hàng đầu tiên được thể hiện trong các pháp lệnh về ngân hàng năm 1990. Một số quy định cơ bản đã có nhưng cịn khá thơ sơ như “ TCTD không được huy động vốn quá 20 lần tổng số vốn tự có và quỹ dự trữ” thay vì sử dụng hệ số đủ vốn theo quy định của Basel I được ban hành năm 1988.
Khi Luật NHNN và Luật Các TCTD được ban hành vào năm 1997, những chuẩn mực quốc tế về đảm bảo lần đầu tiên được nghiên cứu và áp dụng khá chi tiết vào Việt Nam và chúng đã được cụ thể hóa bằng Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các TCTD (Quyết định 297/1999/QĐ-NHNN), Quy định về giới hạn cho vay đối với một khách hàng (Quyết định 296/1999/QĐ-NHNN) cũng như một số văn bản khác (sau đây gọi tắt là Quy định 1999).
Những chỉ tiêu về đảm bảo an toàn theo Basel I và một số chuẩn mực khác đã được đưa vào. Hệ số đủ vốn đã trở thành một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất về đảm bảo an toàn trong hoạt động của các ngân hàng Việt
Nam. Quy định này yêu cầu “TCTD (trừ chi nhánh ngân hàng nước ngồi) phải duy trì tỷ lệ tối thiểu 8% giữa vốn tự có so với tài sản “Có”, kể cả các cam kết ngoại bảng, được điều chỉnh theo mức độ rủi ro”.
Về tài sản có rủi ro đã được tính tốn khá gần với các quy định của Basel I. Tuy nhiên vấn đề lớn của Quy định 297 là sự nhầm lẫn về vốn với định nghĩa “Vốn tự có của TCTD bao gồm: vốn điều lệ (vốn đã được cấp, vốn đã góp) và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ”.
Thực ra, theo Basel I, đây chính là vốn cấp I của một tổ chức tài chính với yêu cầu mức tối thiểu chỉ là 4% chứ không phải là 8%.
Ngày 19/4/2005, Thống đốc NHNN ban hành Quyết định số 475/2005/QĐ-NHNN (sau đây gọi là Quyết định 475) quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các TCTD. Quyết định 475 lần đầu tiên đưa ra một định nghĩa tương đối đầy đủ và cụ thể về vốn tự có của các TCTD; cho phép các TCTD được phép xác định vốn tự có của mình theo hai cấp, trong đó về cơ bản vốn cấp 1 bao gồm vốn điều lệ và các quỹ dự trữ, vốn cấp 2 là các nguồn vốn tự bổ sung hoặc có nguồn gốc từ bên ngồi của TCTD. Theo Quyết định 475 thì TCTD phải duy trì tỷ lệ tối thiểu 8% giữa vốn tự có so với tổng tài sản “ Có” rủi ro. Ngồi ra, Quyết định 475 cũng đã quy định về giới hạn tín dụng đối với khách hàng; tỷ lệ về khả năng chi trả; tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn; giới hạn góp vốn, mua cổ phần.
Năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành danh mục về vốn pháp định của các TCTD mà hiểu một cách đơn giản, đối với một ngân hàng, đến hết năm 2010 phải có vốn điều lệ tối thiểu là 3.000 tỷ đồng.
Những quy định được ban hành năm 2005 và năm 2006 là một bước tiến đáng kể khác trong việc xây dựng những nền tảng cần thiết về đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng ở Việt Nam. Nhờ các quy định nêu trên cũng
như các văn bản liên quan khác, các chỉ tiêu về đảm bảo an tồn của các tổ chức tài chính hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đã được cải thiện đáng kể.
Ngày 20/5/2010, NHNN ban hành Thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD (sau đây gọi là Thông tư 13). Thông tư đã đề cập nhiều vấn đề liên quan đến mức độ an tồn của các TCTD, trong đó có 3 điểm mấu chốt gồm: tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu; hạn chế việc tham gia của các NHTM vào các hoạt động liên quan đến chứng khoán và kinh doanh bất động sản; tăng cường quy định về đảm bảo khả năng thanh khoản của các TCTD. Sau đó, Thơng tư 13 được sửa đối, bổ sung bởi Thông tư 19/2010 ngày 27/9/2010. Ngày 30/8/2011, Thống đốc NHNN ban hành Thơng tư 22/2010/TT-NHNN, hủy bỏ tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động quy định tại Thông tư 13, được sửa đổi, bổ sung bởi thông tư 19; điều chỉnh hệ số rủi ro đối với một số tài sản có bằng ngoại tệ khi tỉnh tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu.