Vị trí, vai trị của Cơ quan Điều tra hình sự Quân đội trong tố tụng hình sự Việt Nam

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa viện kiểm sát và cơ quan điều tra hình sự quân đội trong tố tụng hình sự ở quân khu 5 (Trang 29 - 38)

tố tụng hình sự Việt Nam

CQĐT là một trong những cơ quan tiến hành TTHS được pháp luật giao nhiệm vụ tiến hành điều tra làm rõ các vụ án hình sự: xác định tội phạm và người phạm tội, làm rõ nguyên nhân và điều kiện phạm tội, lập hồ sơ đề nghị truy tố người phạm tội ra trước pháp luật, qua đó góp phần phịng ngừa tội phạm.

Về thẩm quyền điều tra, khoản 2 Điều 110 Bộ luật TTHS quy định CQĐT trong QĐND điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của TAQS. Tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự quy định tại Điều 3, Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự năm 2002 và được hướng dẫn thực hiện tại Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT, ngày 18/4/2005 của Tòa án nhân dân tối cao, VKSND Tối cao, Bộ Quốc phịng, Bộ Cơng an. Luật cũng quy định cho CQĐT có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. CQĐT hình sự cấp khu vực điều tra những vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của TAQS khu vực; CQĐT hình sự cấp Quân khu điều tra những vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của TAQS cấp Quân khu hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT cấp dưới nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra. Theo Điều 1 Pháp lệnh Tổ chức Điều tra hình sự năm 2004, trong QĐND có các CQĐT sau đây:

a) Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phịng; Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương; Cơ quan điều tra hình sự khu vực;

b) Cơ quan An ninh điều tra Bộ Quốc phòng; Cơ quan An ninh điều tra quân khu và tương đương.

Qua thẩm quyền điều tra, cơ cấu tổ chức cho thấy rằng CQĐT hình sự Qn đội có cùng vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn với Cơ quan Cảnh sát điều tra trong CAND theo quy định của Bộ luật TTHS và cũng là cơ quan điều tra chủ yếu trong tố tụng hình sự (sau đây gọi chung là Cơ quan Điều tra).

Nhiệm vụ của Cơ quan điều tra trong tố tụng hình sự:

Điều 3 Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004 (sửa đổi năm 2006, 2009) quy định:

“CQĐT tiến hành điều tra tất cả các tội phạm, áp dụng mọi biện pháp do Bộ luật TTHS quy định để xác định tội phạm và người đã thực hiện hành

vi phạm tội, lập hồ sơ đề nghị truy tố, tìm ra nguyên nhân, điều kiện phạm tội và yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa”.

Từ quy định trên về nhiệm vụ chung của CQĐT có thể rút ra nhiệm vụ của CQĐT hình sự Quân đội như sau:

- Điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương từ Chương XII đến Chương XXIII của BLHS khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của TAQS, trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSQS trung ương.

- Áp dụng mọi biện pháp do Bộ luật TTHS quy định để xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội, lập hồ sơ đề nghị truy tố;

- Tìm ra nguyên nhân, điều kiện phạm tội và yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa.

Khi xảy ra tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của mình, CQĐT có trách nhiệm tổ chức hoạt động điều tra, áp dụng mọi biện pháp do Bộ luật TTHS quy định để điều tra khám phá, xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội. Cụ thể là phải tổ chức xác minh các nguồn tin báo tội phạm; bắt, giam, giữ người bị tình nghi thực hiện tội phạm; tổ chức khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi để thu thập dấu vết, thực hiện khám xét để thu vật chứng; tổ chức thực nghiệm điều tra, đối chất, nhận dạng, trưng cầu giám định...; ghi lời khai người bị hại, người làm chứng, người bị tạm giữ, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án; hỏi cung bị can để làm rõ vụ án.

Trong giai đoạn điều tra, CQĐT phải xác định được:

+ Có hành vi phạm tội xảy ra hay khơng, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội;

+ Ai là người thực hiện hành vi phạm tội, có đồng phạm hay khơng, vai trị của những người đồng phạm; có lỗi hay khơng có lỗi, do cố ý hay vơ ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay khơng; mục đích, động cơ phạm tội;

+ Những thiệt hại do tội phạm gây ra (thiệt hại về thể chất, vật chất, thiệt hại về tinh thần, ảnh hưởng về chính trị, tình hình trật tự xã hội...);

+ Những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 48 BLHS; những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 46 BLHS; những đặc điểm về nhân thân của bị can có ý nghĩa trong việc định tội và lượng hình;

+ Nguyên nhân, điều kiện phạm tội.

Khi thực hiện các hoạt động điều tra, CQĐT phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật TTHS; phải lập các biên bản điều tra, lập hồ sơ vụ án, đề nghị truy tố người phạm tội sau khi kết thúc điều tra. CQĐT phải tôn trọng sự thật, phải tiến hành điều tra một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ nhằm phát hiện chính xác và nhanh chóng mọi hành vi phạm tội, làm rõ những chứng cứ xác định là có tội và những chứng cứ xác định là vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội.

Thông qua hoạt động điều tra, xử lí tội phạm, CQĐT hình sự Qn đội khơng chỉ chống tội phạm mà cịn có trách nhiệm phịng ngừa tội phạm xảy ra trong và ngoài Quân đội. Do vậy, trong khi tiến hành điều tra vụ án hình sự, CQĐT hình sự Qn đội có nhiệm vụ tìm ra ngun nhân và điều kiện phạm tội để áp dụng các biện pháp phịng ngừa có hiệu quả. Đồng thời qua đó yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan kịp thời khắc phục những thiếu sót, sơ hở trong quản lí kinh tế, xã hội... và tuyên truyền cho quân nhân, quần chúng nhân dân nêu cao cảnh giác, chủ động phòng, chống tội phạm.

Để thực hiện các nhiệm vụ trên, CQĐT có các quyền hạn sau đây.

Quyền hạn của Cơ quan điều tra trong tố tụng hình sự:

Theo quy định của Bộ luật TTHS năm 2003, CQĐT có các quyền: - Khởi tố vụ án, khởi tố bị can;

- Tiến hành các hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật TTHS; - Áp dụng các biện pháp ngăn chặn, các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật TTHS;

- Làm kết luận điều tra và đề nghị truy tố nếu có đủ chứng cứ xác định có tội phạm và người phạm tội; hoặc ra quyết định đình chỉ điều tra, tạm đình chỉ điều tra, quyết định truy nã bị can;v.v...

Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn mở đầu của TTHS. Trong đó, cơ

quan có thẩm quyền xác định có hay khơng có căn cứ để ra quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định khơng khởi tố vụ án hình sự. Quyết định khởi tố vụ án hình sự là cơ sở pháp lí để mở đầu việc điều tra làm rõ vụ án hình sự;

làm phát sinh quan hệ pháp luật TTHS; các hoạt động điều tra, các biện pháp ngăn chặn và các biện pháp cưỡng chế khác chỉ được tiến hành sau khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự. Tuy nhiên, trừ một số trường hợp như khám nghiệm hiện trường, bắt, tạm giữ người, bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang, khám xét khẩn cấp, thì được tiến hành trước khi khởi tố vụ án hình sự).

Quyết định khơng khởi tố vụ án hình sự là văn bản pháp lí chấm dứt hoạt động

TTHS đối với thông tin về tội phạm. Do đó, tùy theo từng trường hợp có thể chuyển sang xử lí hành chính hoặc các biện pháp khác (dân sự, hòa giải...).

Khởi tố bị can là việc cơ quan có thẩm quyền quyết định khởi tố về

hình sự một người đã thực hiện hành vi phạm tội. Quyết định khởi tố bị can là cơ sở pháp lí mở đầu việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đã thực hiện hành vi phạm tội; là cơ sở pháp lí cho việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, các biện pháp cưỡng chế khác và các biện pháp điều tra, xử lí đối với người phạm tội theo quy định của pháp luật. Khoản 1 điều 126 Bộ luật TTHS quy định: “khi có đủ căn cứ để xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội thì CQĐT ra quyết định khởi tố bị can”.

- Các hoạt động điều tra do CQĐT tiến hành theo quy định của Bộ luật TTHS gồm có:

+ Hỏi cung bị can: là biện pháp đấu tranh trực diện, công khai đối với

bị can. Hỏi cung bị can là biện pháp điều tra bằng cách hỏi trực tiếp người đã bị khởi tố về hình sự với tư cách là bị can. Việc hỏi cung bị can phải tuân theo

đúng quy định tại Điều 131, Điều 132 của Bộ luật TTHS. Biện pháp hỏi cung bị can được tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can. Trường hợp bị can khơng bị giam giữ thì ĐTV phải triệu tập bị can để hỏi cung bị can. Nếu bị can không chấp hành giấy triệu tập, ĐTV có thẩm quyền ra quyết định áp giải. Bị can đang bị tạm giam được triệu tập thông qua Ban giám thị trại tạm giam.

+ Lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án: được tiến hành theo quy định tại các Điều 133,134,135,136,137 Bộ luật TTHS. Đây là biện pháp điều tra bằng cách triệu tập và hỏi những người biết về vụ án hoặc người bị tội phạm gây thiệt hại về vật chất, tinh thần, sức khỏe nhằm làm rõ sự thật của vụ án. Đối với người làm chứng nếu khơng chấp hành giấy triệu tập mà khơng có lí do chính đáng thì CQĐT ra quyết định dẫn giải; nếu họ cố tình khai báo gian dối thì CQĐT có quyền truy cứu trách nhiệm hình sự đối với họ về tội “Khai báo gian dối” theo Điều 307 BLHS, nếu từ chối hoặc trốn tránh việc khai báo mà khơng có lí do chính đáng thì truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Từ chối khai báo” theo quy định tại Điều 308 BLHS.

+ Đối chất: là biện pháp điều tra bằng cách tiến hành hỏi hai người cùng một lúc về cùng một vấn đề có liên quan đến vụ án nhằm làm rõ sự mâu thuẫn trong các lời khai của họ. Việc đối chất phải được tiến hành theo đúng quy định tại Điều 138 Bộ luật TTHS.

+ Nhận dạng: là biện pháp điều tra được tiến hành bằng cách đưa người, vật, ảnh cho người làm chứng, người bị hại hoặc bị can quan sát nhận xét có đúng là đối tượng có liên quan đến vụ án hình sự mà họ đã biết trước đây hay không. Việc nhận dạng phải được tiến hành theo đúng quy định tại Điều 139 Bộ luật TTHS.

+ Khám xét: là biện pháp điều tra bằng cách tìm tịi, lục sốt trên người, chỗ ở, địa điểm, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm nhằm phát hiện thu

giữ vật chứng, đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án. Việc khám xét phải tuân thủ đúng quy định tại các Điều 142,143,144,145 của Bộ luật TTHS.

+ Kê biên tài sản: là biện pháp cưỡng chế nhằm bảo đảm việc thi hành án. Trong thời gian kê biên, đối tượng bị áp dụng bị hạn chế quyền về tài sản. Do đó, việc kê biên tài sản phải tuân thủ đúng quy định tại Điều 146 Bộ luật TTHS.

+ Khám nghiệm hiện trường: là biện pháp điều tra do ĐTV tiến hành khám nghiệm nơi xảy ra, nơi phát hiện tội phạm nhằm phát hiện dấu vết của tội phạm, vật chứng và làm sáng tỏ các tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án. Kết quả công tác khám nghiệm hiện trường là cơ sở để nhận định, đánh giá tình hình, vạch ra phương hướng, giả thuyết điều tra, thu thập tài liệu chứng cứ phục vụ cho việc điều tra, xử lí tội phạm. Khám nghiệm hiện trường có thể tiến hành trước khi khởi tố vụ án hình sự. Khám nghiệm hiện trường được thực hiện đúng quy định tại Điều 150 Bộ luật TTHS.

+ Khám nghiệm tử thi: là biện pháp điều tra bằng cách xem xét trên thân thể của người chết nhằm phát hiện dấu vết của tội phạm hoặc những dấu vết cần thiết, tìm ra nguyên nhân chết. Việc khám nghiệm tử thi phải đúng theo quy định tại Điều 151 Bộ luật TTHS.

+ Xem xét dấu vết trên thân thể: là biện pháp điều tra bằng cách tiến hành xem xét trên thân thể người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, người bị hại, người làm chứng để phát hiện trên người họ dấu vết của tội phạm hoặc các dấu vết khác có ý nghĩa đối với vụ án. Việc xem xét dấu vết trên thân thể phải đúng theo quy định tại điều 152 Bộ luật TTHS.

+ Thực nghiệm điều tra: là biện pháp điều tra bằng việc CQĐT tổ chức diễn lại hoặc làm thử một hành vi, sự việc, hiện tượng có liên quan đến việc điều tra làm rõ vụ án, trong điều kiện tương tự như lời khai của bị can, người làm chứng, người bị tạm giữ, người bị hại hay giả thuyết điều tra của CQĐT để xem hành vi, sự việc, hiện tượng đó như thế nào, có xảy ra hay khơng. Việc thực nghiệm điều tra phải đúng theo quy định tại Điều 153 Bộ luật TTHS.

+ Trưng cầu giám định: là hoạt động của CQĐT được tiến hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định nhằm sử dụng tri thức khoa học và các nhà chuyên môn vào việc nghiên cứu, kết luận về các vấn đề cần giám định để thu thập chứng cứ phục vụ cho việc giải quyết vụ án hình sự. Việc trưng cầu giám định phải đúng theo các quy định tại các Điều 155,156,157 Bộ luật TTHS.

- Các biện pháp ngăn chặn và biện pháp cưỡng chế mà CQĐT được quyền áp dụng trong khi điều tra vụ án hình sự gồm có:

+ Bắt người: là biện pháp ngăn chặn trong TTHS được áp dụng đối với bị can, bị cáo hoặc người chưa bị khởi tố (trong trường hợp khẩn cấp, quả tang) nhằm kịp thời ngăn chặn tội phạm, ngăn ngừa họ bỏ trốn, tạo điều kiện cho công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Thực chất việc bắt người trong TTHS là người có thẩm quyền trực tiếp cưỡng chế một người khi có căn cứ của pháp luật, buộc họ về ngay trụ sở cơ quan có thẩm quyền theo thủ tục luật định để phục vụ cho việc giải quyết vụ án hình sự. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm, yêu cầu tăng cường pháp chế XHCN, tôn trọng và bảo đảm các quyền công dân, Bộ luật TTHS quy định ba trường hợp bắt người trong giai đoạn điều tra thuộc thẩm quyền của CQĐT là: Bắt bị can để tạm giam (Điều 80 Bộ luật TTHS); bắt người trong trường hợp trường hợp khẩn cấp (Điều 81 Bộ luật TTHS); bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã (Điều 82 Bộ luật TTHS).

+ Tạm giữ: là biện pháp ngăn chặn mà CQĐT có thể áp dụng đối với những người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo lệnh truy nã. Mục đích là để CQĐT có thời gian thu thập chứng cứ, đánh giá tính chất mức độ phạm tội của người bị bắt trước khi xem xét việc khởi tố hay khơng khởi tố về hình sự. Việc tạm giữ phải đúng theo quy định tại các Điều 86,87 Bộ luật TTHS.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa viện kiểm sát và cơ quan điều tra hình sự quân đội trong tố tụng hình sự ở quân khu 5 (Trang 29 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w