Trang bị các phương tiện kỹ thuật, nghiệp vụ đảm bảo để cán bộ điều tra, cán bộ kiểm sát điều tra thực hiện tốt nhiệm vụ

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa viện kiểm sát và cơ quan điều tra hình sự quân đội trong tố tụng hình sự ở quân khu 5 (Trang 100 - 105)

bộ điều tra, cán bộ kiểm sát điều tra thực hiện tốt nhiệm vụ

Phương tiện kỹ thuật, nghiệp vụ là không thể thiếu trong hoạt động điều tra tội phạm. ĐTV chỉ có thể làm tốt cơng việc của mình khi được trang bị đầy đủ các phương tiện kỹ thuật, nghiệp vụ. Trong thời đại khoa học - công

nghệ, kỹ thuật cao, những ứng dụng công nghệ cao sẽ được tội phạm sử dụng để phạm tội và đối phó với CQĐT. Nếu khơng được hỗ trợ bởi các phương tiện kỹ thuật, nghiệp vụ thì ĐTV sẽ gặp khó khăn, thậm chí khơng phát hiện được tội phạm. Phương tiện kỹ thuật, nghiệp vụ phải đảm bảo các tính năng hiện đại, hiệu quả, phục vụ đắc lực cho công tác điều tra.

Thực tế đã chỉ ra rằng, các phương tiện kỹ thuật, nhất là phương tiện kỹ thuật hiện đại, tiên tiến có ý nghĩa rất lớn trong điều tra khám phá tội phạm, hạn chế đến mức thấp nhất các thương vong không cần thiết cho cán bộ, chiến sĩ. Các nước phát triển đã sử dụng nhiều thành tựu khoa học tiên tiến vào công tác đấu tranh chống tội phạm và đã mang lại hiệu quả cao.

Ngành Kiểm sát quân sự cũng cần trang bị những phương tiện thông tin, phương tiện kỹ thuật phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ của KSV, đảm bảo để KSV thực hiện tốt nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động điều tra.

Những giải pháp nêu trên cần được tiến hành một cách đồng bộ mới mang lại hiệu quả cao nhất. Việc hoàn thiện pháp luật sẽ tạo cơ sở pháp lí cho quan hệ phối hợp, các biện pháp vừa tăng cường phối hợp, vừa đảm bảo sự chế ước cùng với việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trang bị các phương tiện kỹ thuật, nghiệp vụ sẽ giúp cho hoạt động điều tra, truy tố tội phạm nhanh chóng, chính xác, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, khơng bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh phịng, chống tội phạm.

Kết luận chương 3

Trong tình hình mới hiện nay, cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm trong cả nước nói chung và trong Quân đội nói riêng vẫn là những thách thức lớn mà Đảng, Nhà nước ta và toàn xã hội rất quan tâm. Trên cơ sở phân tích những vướng mắc kể cả lý luận và thực tiễn của mối quan hệ phối hợp và chế ước giữa CQĐT hình sự Quân đội với VKSQS, chương 3 của luận

văn đã đưa ra một số giải pháp cụ thể để tháo gỡ, khắc phục các khó khăn, vướng mắc nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay, bao gồm:

- Nhóm giải pháp hồn thiện pháp luật TTHS về mối quan hệ giữa VKS và CQĐT trong phòng, chống tội phạm.

- Nhóm giải pháp nhằm nâng cao vị trí, vai trị, nhiệm vụ của CQĐT hình sự Qn đội và VKSQS trong đấu tranh phòng, chống tội phạm.

KẾT LUẬN

Đấu tranh phòng và chống tội phạm là vấn đề quan trọng trong xã hội và là vấn đề mà Đảng, Nhà nước ta hết sức quan tâm. Để đấu tranh phịng, chống tội phạm có hiệu quả, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức và cá nhân công dân; quyền tự do dân chủ của cơng dân, địi hỏi sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, mà nịng cốt là các cơ quan tư pháp, trong đó CQĐT và VKS đóng vai trị vơ cùng quan trọng và cần thiết. Chính vì vậy, trong giai đoạn cách mạng mới của đất nước, Đảng, Nhà nước đã tin tưởng giao cho ngành Kiểm sát nhân dân chức năng “thực hành quyền cơng tố và kiểm sốt các hoạt động tư pháp”, “tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra”. Đây là nhiệm vụ rất vinh dự nhưng cũng rất nặng nề mà ngành Kiểm sát nhân dân gánh vác cùng với ngành Điều tra. Thực tiễn công tác phối hợp đấu tranh phòng, chống tội phạm giữa ngành Điều tra và ngành Kiểm sát trong những năm qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ góp phần khơng nhỏ vào sự nghiệp đổi mới của đất nước song vẫn còn những hạn chế tồn tại mà hai ngành phải xác định để có hướng phấn đấu khắc phục nhằm đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Để góp phần vào việc tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trên cả phương diện lý luận và thực tiễn về mối quan hệ phối hợp và chế ước giữa CQĐT và VKS trong TTHS (trong đó có CQĐT hình sự Quân đội và

VKSQS) tác giả đã cố gắng đi sâu nghiên cứu một số vấn đề lý luận về mối quan hệ phối hợp trong TTHS; sự chế ước trong TTHS; phân tích làm rõ về vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của CQĐT và VKS trong TTHS, trong hoạt động điều tra và thực hành quyền cơng tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự, đồng thời trên cơ sở sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu và tiếp thu những thành tựu của những người đi trước, tổng hợp, thống kê, so sánh…phân tích, đánh giá các đặc điểm tình hình, điều kiện tự nhiên của địa bàn LLVT Quân khu 5, cơ cấu tổ chức của VKSQS Quân khu 5 và CQĐT hình sự Quân đội thực hiện thẩm quyền điều tra trên địa bàn Quân khu 5, các ảnh hưởng của chúng đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ chung; đánh giá thực trạng mối quan hệ giữa CQĐT hình sự Quân đội và VKSQS Quân khu 5 trong việc giải quyết các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của TAQS với những ưu điểm, khuyết điểm và rút ra bài học kinh nghiệm, cũng như nguyên nhân tồn tại của nó. Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp nhằm hồn thiện các quy định của Bộ luật TTHS về mối quan hệ giữa CQĐT và VKS; nâng cao vị trí, vai trị, nhiệm vụ của CQĐT hình sự Quân đội và VKSQS trong đấu tranh phịng, chống tội phạm trong và ngồi Qn đội, đáp ứng yêu cầu thực tiễn cải cách tư pháp trong tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay.

Với kết quả nghiên cứu đề tài: “Mối quan hệ giữa Viện kiểm sát và Cơ

quan Điều tra hình sự Quân đội trong tố tụng hình sự ở Quân khu 5 ”. Chúng tơi tin tưởng rằng nó sẽ góp phần khiêm tốn vào q trình hồn thiện nói trên. Do kiến thức của tác giả hạn chế nên chắc chắn Luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết về nội dung, về cách thể hiện nên rất cần nhận được sự góp ý của q thầy, cơ và các tác giả khác. Nhân dịp này, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến các thầy, cô giáo trong Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Đặc biệt là Tiến sỹ Nguyễn Duy Phương - người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này. Cảm ơn

các tác giả mà chúng tôi đã tham khảo, sử dụng tác phẩm trong quá trình thực hiện luận văn.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa viện kiểm sát và cơ quan điều tra hình sự quân đội trong tố tụng hình sự ở quân khu 5 (Trang 100 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w