Nâng cao ý thức chính trị, phẩm chất đạo đức, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ của cán bộ điều tra, cán bộ kiểm sát và bố trí phù

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa viện kiểm sát và cơ quan điều tra hình sự quân đội trong tố tụng hình sự ở quân khu 5 (Trang 94 - 97)

dưỡng, nâng cao trình độ của cán bộ điều tra, cán bộ kiểm sát và bố trí phù hợp với nhiệm vụ phòng, chống tội phạm

Suy cho cùng yếu tố con người quyết định tất cả, thành công hay thất bại đều do con người, cho nên để làm tốt nhiệm vụ thì bất cứ cơ quan nào cũng phải chú trọng chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ - những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy:

“Cán bộ là cái gốc của công việc”.

Về công tác cán bộ Đảng và Nhà nước đặt ra yêu cầu hiện nay là phải tăng cường rèn luyện ý thức chính trị và phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ pháp lý và chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện đúng lương tâm và trách nhiệm. Đánh giá về công tác cán bộ, Nghị quyết số 08 - NQ/TW ngày 02-1-2002 của Bộ Chính trị nêu ra những ưu điểm: “Phần lớn các cán bộ làm cơng tác tư pháp giữ vững phẩm chất chính trị, có tinh thần trách nhiệm và hồn thành nhiệm vụ, nhiều đơng chí đã tận tụy với cơng việc, có những trường hợp đã

hy sinh cả tính mạng trong cuộc đấu tranh chống tội phạm” [5]. Tuy nhiên, Nghị quyết cũng đã chỉ rõ những khuyết điểm của công tác này là:

Công tác cán bộ của các cơ quan tư pháp chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình hiện nay. Đội ngũ cán bộ tư pháp còn thiếu về số lượng, yếu về trình độ và năng lực nghiệp vụ, một bộ phận tiêu cực, thiếu trách nhiệm, thiếu bản lĩnh, sa sút về phẩm chất đạo đức. Đây là vẫn đề nghiêm trọng làm ảnh hưởng tới kỷ cương, pháp luật, giảm hiệu lực của Bộ máy nhà nước [5].

Do vậy, việc không ngừng tăng cường ý thức chính trị, phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho cán bộ, ĐTV, KSV của các cơ quan tư pháp trong Quân đội ở Quân khu 5 là một trong những giải pháp quan trọng nhằm bảo đảm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phịng, chống tội phạm trong và ngồi Qn đội.

Trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tội phạm ở giai đoạn điều tra thì lực lượng nịng cốt trực tiếp tham gia là các ĐTV, cán bộ điều tra và KSV, cán bộ kiểm sát điều tra. Những cán bộ này cần được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ và lí luận chính trị.

- Về chuyên mơn nghiệp vụ

+ Đối với ngành Điều tra hình sự, cần tiêu chuẩn hóa đào tạo đối với ĐTV. ĐTV cần được đào tạo không chỉ về nghiệp vụ điều tra mà còn được trang bị kiến thức bổ trợ như ngoại ngữ, sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin, … ĐTV còn phải được đào tạo chuyên sâu về kỹ năng điều tra theo từng loại tội các tội có sử dụng cơng nghệ cao, các lĩnh vực tài chính, ngân hàng… Ngoài việc đào tạo cơ bản ở nhà trường, việc tập huấn nghiệp vụ, bồi dưỡng chuyên đề, cung cấp tài liệu để tự nghiên cứu cũng giúp cho ĐTV thường xuyên bổ sung kiến thức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

+ Đối với ngành Kiểm sát quân sự, các KSV cần được thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ, kể cả nghiệp vụ điều tra. Tổ chức tổng kết chuyên đề, tập huấn

nghiệp vụ, cung cấp tài liệu nghiên cứu cho KSV nhằm giúp nâng cao trình độ chun mơn. Tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên sâu về phối hợp phòng, chống một số loại tội phạm cụ thể giành cho KSV. Chỉ khi được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ thì KSV mới có thể thực hiện tốt nhiệm vụ trong mối quan hệ vừa phối hợp, vừa chế ước với CQĐT. Năng lực, trình độ của KSV có ý nghĩa quan trọng trong việc thẩm định hồ sơ vụ án do ĐTV thu thập. Nếu năng lực, trình độ yếu KSV khơng thể lĩnh hội được các vấn đề mà ĐTV khám phá ra, nhất là các vấn đề khó và mới lạ, từ đó dẫn đến việc khơng thống nhất với quan điểm của ĐTV làm cho việc giải quyết vụ án kéo dài, ảnh hưởng đến tiến trình chung. Ngược lại nắm bắt tốt, KSV vừa phối hợp tạo điều kiện cho ĐTV, vừa có thể điều chỉnh q trình điều tra theo đúng quy định của pháp luật.

- Về lí luận chính trị

Bồi dưỡng về lí luận chính trị là nhằm trang bị phương pháp luận về lí luận nhận thức, trang bị các quan điểm của Đảng về nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm để ĐTV, KSV nắm bắt và vận dụng trong thực tiễn, xác định rõ trách nhiệm; xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng khơng dễ bị cám dỗ vật chất, mài dũa phẩm chất đạo đức người quân nhân cách mạng để thực hiện nhiệm vụ chung mà Đảng, Nhà nước, Quân đội giao cho.

Sau khi đào tạo, bồi dưỡng thì việc bố trí, sử dụng cán bộ cũng rất quan trọng. Nếu bố trí phù hợp thì cán bộ phát huy được năng lực mang lại hiệu quả công việc, ngược lại bố trí khơng phù hợp thì cán bộ gặp khó khăn trong cơng việc dẫn đến khơng hồn thành nhiệm vụ. Việc bố trí, phân cơng ĐTV nào điều tra vụ án, KSV nào kiểm sát điều tra vụ án là trách nhiệm của lãnh đạo, chỉ huy. Người lãnh đạo, chỉ huy phải nắm bắt năng lực, trình độ, sở trường của ĐTV, KSV để bố trí phù hợp với từng vụ án nhằm phát huy cao nhất năng lực của họ.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa viện kiểm sát và cơ quan điều tra hình sự quân đội trong tố tụng hình sự ở quân khu 5 (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w