Nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về mối quan hệ giữa Viện kiểm sát và Cơ quan

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa viện kiểm sát và cơ quan điều tra hình sự quân đội trong tố tụng hình sự ở quân khu 5 (Trang 90 - 93)

hình sự về mối quan hệ giữa Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra trong phòng, chống tội phạm

Để phòng, chống tội phạm hiệu quả trước hết phải hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự cả về luật nội dung và luật về tố tụng. Hệ thống pháp luật hoàn thiện sẽ điều chỉnh đầy đủ các quan hệ pháp luật, các quan hệ tố tụng, giúp cho việc áp dụng thống nhất, tránh sự tùy tiện, chồng chéo, kém hiệu lực. Bộ luật TTHS trực tiếp điều chỉnh các quan hệ tố tụng nên việc hồn thiện có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với quan hệ giữa VKS và CQĐT, trong đó có VKSQS và CQĐT hình sự Qn đội. Để hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm được tăng cường, đồng thời chống oan sai, bỏ lọt tội phạm, Nghị quyết 08, Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Hoạt động công tố phải được thực hiện ngay từ khi khởi tố vụ án và trong suốt quá trình tố tụng nhằm không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội” và “Tăng cường

trách nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra”. Trên cơ sở quan điểm chỉ đạo đó theo chúng tơi cần sửa đổi Bộ luật tố tụng hình sự theo hướng sau:

Thứ nhất, từ mối quan hệ phối hợp và chế ước giữa VKS và CQĐT như

đã nêu trên, để thống nhất trong nhận thức và thực hiện, chúng tôi tán đồng quan điểm của tác giả Nguyễn Tiến Sơn là cần bổ sung một điều luật quy định nguyên tắc hoạt động của mối quan hệ giữa VKS và CQĐT trong Bộ luật TTHS như sau:

Điều… Mối quan hệ giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự

Trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự, Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát phối hợp chặt chẽ và bảo đảm sự chế ước của Viện kiểm sát đối với hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra và các cơ quan được giao nhiệm vụ điều tra theo quy định của pháp luật; bảo đảm việc phát hiện tội phạm, khởi tố, điều tra vụ án hình sự đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội [38, tr.64].

Thứ hai, để bảo đảm cho VKS thực hiện tốt trách nhiệm kiểm sát việc

giải quyết các tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố, CQĐT cung cấp đầy đủ, kịp thời các tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố mà CQĐT đang thụ lý, giải quyết cho VKS cùng cấp để kiểm sát việc giải quyết. VKS có thẩm quyền trực tiếp điều tra, xác minh giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm nếu đã yêu cầu nhưng cơ quan điều tra khơng thực hiện. Bởi vì theo quy định tại Điều 103 Bộ luật TTHS thì CQĐT có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm cịn VKS có thẩm quyền kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của CQĐT nhưng lại khơng có thẩm quyền trực tiếp điều tra xác minh, giải quyết các tố giác, tin báo về tội phạm, dẫn đến quyền hạn của VKS không được thực hiện triệt để. Vì nếu CQĐT khơng giải quyết

hoặc giải quyết khơng khách quan, đúng đắn thì VKS khơng có hình thức nào để bảo đảm không bỏ lọt tội phạm.

Thứ ba, cần sửa đổi Điều 104 Bộ luật TTHS theo hướng bổ sung cho

VKS thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp đã yêu cầu mà CQĐT khơng thực hiện. Bởi vì theo quy định của Bộ luật TTHS hiện hành thì VKS có trách nhiệm kiểm sát việc khởi tố hoặc khơng khởi tố vụ án hình sự thơng qua việc nghiên cứu, xem xét các quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định khơng khởi tố vụ án hình sự kèm theo tài liệu do CQĐT gửi đến. Tuy nhiên trong các trường hợp như CQĐT không gửi đầy đủ, kịp thời hoặc thậm chí khơng gửi thì VKS khơng có cơ sở để đánh giá các quyết định đó có căn cứ khơng; hoặc trường hợp CQĐT xác minh khơng có dấu hiệu tội phạm nhưng khơng ra quyết định khơng khởi tố vụ án hình sự mà chuyển hồ sơ để xử lý hành chính hoặc bằng các biện pháp khác khơng phải hình sự thì VKS khơng có căn cứ để kiểm sát hoặc phát hiện việc bỏ lọt tội phạm; hoặc trường hợp VKS phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm đáng ra phải khởi tố nhưng CQĐT không ra quyết định khởi tố. Ngay cả khi VKS sử dụng quyền công tố để yêu cầu khởi tố nhưng CQĐT khơng thực hiện thì VKS cũng khơng thể làm gì khác vì theo quy định của pháp luật hiện hành VKS khơng có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, dẫn đến việc bỏ lọt tội phạm.

Thứ tư, thẩm quyền đình chỉ điều tra chỉ thuộc VKS. Việc giao cho

CQĐT thẩm quyền đình chỉ điều tra là bất cập, dễ dẫn đến tiêu cực. Sự bất cập thể hiện ở việc VKS là cơ quan phê chuẩn quyết định khởi tố của CQĐT nhưng CQĐT lại đình chỉ điều tra đối với bị can mà VKS đã phê chuẩn. Mặt khác, VKS phê chuẩn quyết định khởi tố, phê chuẩn áp dụng các biện pháp ngăn chặn nên phải chịu trách nhiệm hồn tồn, cịn CQĐT (chủ yếu là ĐTV) có tư tưởng khơng phải chịu trách nhiệm nên khơng tích cực điều tra, thậm chí tiêu cực để đình chỉ điều tra. Thực tế là có nhiều vụ án sau khi VKS phê chuẩn thì kết quả điều tra khơng mở rộng thêm mà cắt xén đi, chứng cứ yếu

dần và sau cùng là đình chỉ điều tra. Do đó khi CQĐT khơng có thẩm quyền này thì sẽ khắc phục được nhược điểm trên. Như vậy cũng phù hợp với thông lệ quốc tế: Cơ quan Công tố phát động mở cuộc điều tra và chấm dứt việc điều tra.

Thứ năm, quy định các biện pháp chế tài (kỷ luật, hình sự) để đảm bảo

cho các quyết định, yêu cầu của VKS đối với CQĐT được thực hiện; CQĐT không được từ chối VKS tham gia vào các hoạt động điều tra theo tố tụng mà phải đảm bảo để VKS thực hiện nhiệm vụ này thường xuyên trong suốt quá trình tố tụng, tránh tình trạng tạo ra “vùng cấm” đối với hoạt động công tố, không cho công tố gắn với hoạt động điều tra. Nhất là khi VKS được tổ chức phù hợp với tổ chức Tòa án theo tinh thần cải cách tư pháp.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa viện kiểm sát và cơ quan điều tra hình sự quân đội trong tố tụng hình sự ở quân khu 5 (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w