“vùng cấm” đối với hoạt động kiểm sát
Về phía CQĐT cũng có một nhược điểm cố hữu là sợ lộ bí mật điều tra nên rất hạn chế để VKS tham gia vào hoạt động điều tra cũng như tiếp xúc thường xuyên với hồ sơ vụ án. Có nơi cịn tạo ra “vùng cấm” đối với hoạt động kiểm sát, chỉ để KSV tiếp xúc hồ sơ khi đề nghị phê chuẩn, sau đó đưa ra nhiều lí do để từ chối việc tham gia hỏi cung của KSV cũng như yêu cầu tiếp cận hồ sơ vụ án trong quá trình điều tra. Tình trạng này hay xảy ra ở các CQĐT ở xa VKS, khơng đóng quân trên địa bàn Quân khu 5. Nhược điểm trên gây trở ngại cho hoạt động kiểm sát, sự phối hợp vì thế bị hạn chế dẫn đến khơng thống nhất trong quan điểm xử lí làm cho việc giải quyết vụ án kéo dài, có trường hợp gây căng thẳng trong quan hệ. Đây là một tồn tại mà CQĐT phải khắc phục, bởi lẽ VKS là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc buộc tội bị can, khi VKS đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn thì VKS phải chịu trách nhiệm bồi thường nếu xảy ra oan sai chứ khơng phải CQĐT. Do đó, VKS có quyền và phải được tạo điều kiện để tham gia càng nhiều vào hoạt động điều tra càng tốt chứ khơng thể đặt VKS bên ngồi hoạt động điều tra.
Những tồn tại nêu trên không chỉ làm cho sự phối hợp giữa hai ngành bị ảnh hưởng mà còn làm cho kết quả đấu tranh phòng, chống tội phạm bị hạn chế. Để xảy ra những tồn tại đó, trách nhiệm thuộc về cả CQĐT hình sự Quân đội và VKSQS Quân khu 5.