Bản chất mối quan hệ giữa Viện kiểm sát Quân sự và Cơ quan Điều tra hình sự Quân đội trong tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa viện kiểm sát và cơ quan điều tra hình sự quân đội trong tố tụng hình sự ở quân khu 5 (Trang 38 - 42)

sự và Cơ quan Điều tra hình sự Quân đội trong tố tụng hình sự

1.2.2.1. Bản chất mối quan hệ giữa Viện kiểm sát Quân sự và Cơquan Điều tra hình sự Quân đội trong tố tụng hình sự quan Điều tra hình sự Quân đội trong tố tụng hình sự

VKS và CQĐT tuy là những cơ quan thuộc hệ thống cơ quan nhà nước khác nhau, độc lập với nhau, nhưng các cơ quan này đều có chung nhiệm vụ

và mục đích là đấu tranh phịng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh chính trị, bảo đảm an tồn xã hội. Mặt khác, đều có trách nhiệm bảo đảm mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử một cách nghiêm minh, kịp thời, không làm oan, sai, để lọt tội phạm và người phạm tội, các quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân phải được tơn trọng. Chính từ mục đích chung này đã gắn kết VKS với CQĐT trong quá trình điều tra. Đây là mối quan hệ do pháp luật TTHS quy định, đó là mối quan hệ vừa là quan hệ phối hợp (kết quả điều tra là phục vụ việc thực hành quyền công tố), vừa là quan hệ chế ước lẫn nhau (CQĐT có trách nhiệm thực hiện các quyết định, yêu cầu của VKS nhưng có quyền kiến nghị nếu khơng đồng ý). Và đây cũng là bản chất mối quan hệ giữa VKS và CQĐT nói chung, mối quan hệ giữa VKSQS và CQĐT hình sự Qn đội nói riêng trong TTHS.

Để hiểu được bản chất mối quan hệ này, trước hết cần hiểu quyền cơng tố là gì, nội dung thực hành quyền cơng tố bao gồm những vấn đề gì.

Quyền cơng tố là quyền nhân danh nhà nước thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội ra trước Tịa và bảo vệ sự buộc tội đó tại phiên tịa [40, tr.40].

Từ khái niệm trên thấy rằng quyền công tố thuộc về Nhà nước, được Nhà nước giao cho một cơ quan thực hiện (ở nước ta giao cho VKS) để phát hiện tội phạm và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Để làm được điều này cơ quan có chức năng thực hành quyền cơng tố phải có trách nhiệm bảo đảm việc thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ để xác định tội phạm và người phạm tội. Trên cơ sở đó quyết định truy tố bị can ra TA và bảo vệ sự buộc tội đó trước phiên tịa. Nói cách khác, nội dung của quyền cơng tố là sự buộc tội đối với người đã thực hiện hành vi phạm tội.

Cũng giống như việc thực hiện các quyền lực khác của mình, Nhà nước cũng tổ chức một hệ thống cơ quan chuyên đảm trách việc sử dụng quyền công tố. Ở nước ta đó là cơ quan VKS: “Khơng có cơ quan nhà nước nào có thể thay

thế ngành kiểm sát để sử dụng quyền công tố; bắt, giam, tha, điều tra, truy tố, xét xử có đúng người, đúng tội, đúng pháp luật hay khơng, đó chính là việc Viện kiểm sát phải trơng nom, bảo đảm cho tốt’’. (Kết luận về công tác kiểm sát năm

1968, Nội san Công tác Kiểm sát, số 03/1968) [40, tr.55].

Nội dung của việc thực hành quyền công tố là việc sử dụng tất cả các quyền năng nhằm đảm bảo phát hiện kịp thời, xử lí nghiêm minh mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội, khơng làm oan người khơng có tội. Ở nước ta nội dung này được quy định tại các Điều 13 và 17 Luật tổ chức VKSND năm 2002 và Điều 112 Bộ luật TTHS năm 2003. Theo đó, nội dung thực hành quyền cơng tố trong giai đoạn điều tra bao gồm:

- Khởi tố vụ án, khởi tố bị can: Đây là biện pháp tố tụng được xem là khởi đầu (hay phát động) quyền công tố. Nghị quyết 08 ngày 02 tháng 01 năm 2002 của Bộ chinh trị nêu rõ: “Hoạt động công tố phải được thực hiện ngay từ khi khởi tố vụ án và trong suốt q trình tố tụng nhằm khơng bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội”. Tuy nhiên trong thực tế quyền công tố được thực hiện sớm hơn như trong trường hợp CQĐT giải quyết tin báo, tố giác tội phạm ra quyết định khơng khởi tố vụ án hình sự nhưng VKS quyết định hủy bỏ quyết định không khởi tố, hoặc trường hợp phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ khi chưa khởi tố vụ án hình sự. Vấn đề cần phân biệt là quyền công tố và quyền khởi tố. Theo quy định của Bộ luật TTHS thì có nhiều cơ quan có thẩm quyền khởi tố, đó là CQĐT, VKS, Kiểm lâm, Hải quan, Bộ đội biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển, các cơ quan khác thuộc CAND và QĐND được giao tiến hành một số hoạt động điều tra, Hội đồng xét xử. Nhưng quyền công tố chỉ thuộc cơ quan duy nhất là VKS. Trong các quyền năng cụ thể của quyền cơng tố có quyền khởi tố của VKS. Sự khác biệt ở chỗ các quyết định khởi tố của các cơ quan nêu trên (trừ Hội đồng xét xử) có thể bị VKS hủy bỏ hoặc thay đổi.

- Yêu cầu CQĐT khởi tố hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Luật quy định VKS chỉ khởi tố vụ án trong trường hợp VKS hủy bỏ

quyết định không khởi tố vụ án của CQĐT và các cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra và trong trường hợp Hội đồng xét xử yêu cầu khởi tố vụ án. Quy định thẩm quyền này nhằm đảm bảo cho mọi tội phạm phải được khởi tố, điều tra đúng với tội danh quy định trong BLHS.

- Đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu CQĐT tiến hành điều tra. Việc điều tra do CQĐT tiến hành nhưng cơ quan công tố không chỉ sử dụng kết quả điều tra mà cịn có trách nhiệm đối với kết quả điều tra. Do vậy thẩm quyền này nhằm đảm bảo việc điều tra toàn diện, thu thập đầy đủ chứng cứ, làm rõ các tình tiết của vụ án.

- Trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra. Luật quy định khi cần thiết VKS có thể tiến hành hỏi cung bị can, ghi lời khai người bị bắt khẩn cấp, người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án, tiến hành đối chất, thực nghiệm điều tra, trưng cầu giám định.

- Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam và các biện pháp ngăn chặn khác. Đây là các quyền trực tiếp mà VKS được giao để đảm bảo vai trò quyết định trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn. Trong khi CQĐT cần sự phê chuẩn thì VKS quyết định trực tiếp.

- Quyết định phê chuẩn, quyết định không phê chuẩn các quyết định của CQĐT. Thẩm quyền này của VKS nhằm đảm bảo quyền quyết định của VKS trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự trong giai đoạn điều tra. Các quyết định của CQĐT mà luật quy định phải có sự phê chuẩn của VKS, nếu khơng được VKS phê chuẩn sẽ khơng có giá trị pháp lí.

- Hủy bỏ các quyết định khơng có căn cứ và trái pháp luật của CQĐT. Đây là thẩm quyền chi phối lớn nhất đến hoạt động điều tra. Các quyết định của CQĐT bị VKS hủy bỏ sẽ khơng cịn hiệu lực.

- Quyết định việc truy tố bị can. Thẩm quyền này là biểu hiện tập trung nhất quyền công tố, chỉ có VKS mới có quyền truy tố bị can ra Tịa và TA chỉ có thể xét xử những người và tội danh do VKS truy tố.

- Quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án. Đây là quyền để VKS tự mình chấm dứt tố tụng khi thấy khơng cịn lí do để tiến hành tố tụng hoặc thấy khơng cần tiếp tục tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật.

Tất cả các hoạt động nêu trên của VKS hồn tồn mang tính độc lập, khơng lệ thuộc vào bất cứ cơ quan nào trong việc buộc tội đối với bị can.

Đối với CQĐT, với thẩm quyền Luật định, là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc phát hiện tội phạm, điều tra thu thập chứng cứ làm cơ sở cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự. Thế nhưng, CQĐT khơng có quyền quyết định việc truy tố bị can ra Tịa và trong q trình điều tra CQĐT phải chấp hành các quyết định của VKS (Điều 114 Bộ luật TTHS). Như vậy, suy cho cùng thì kết quả điều tra là để phục vụ cho việc thực hành quyền cơng tố. Nhưng CQĐT có quyền kiến nghị đối với quyết định của VKS.

Như vậy, xét về bản chất mối quan hệ giữa VKS với CQĐT trong TTHS chính là mối quan hệ giữa VKS và CQĐT trong việc thực hiện các quyền năng thuộc quyền công tố của VKS trong giai đoạn điều tra nêu ở trên.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa viện kiểm sát và cơ quan điều tra hình sự quân đội trong tố tụng hình sự ở quân khu 5 (Trang 38 - 42)

w