Tăng cường quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát Quân sự và các Cơ quan Điều tra hình sự Quân độ

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa viện kiểm sát và cơ quan điều tra hình sự quân đội trong tố tụng hình sự ở quân khu 5 (Trang 97 - 99)

sát Quân sự và các Cơ quan Điều tra hình sự Quân đội trong đấu tranh phòng, chống tội phạm

Tăng cường quan hệ phối hợp giữa VKS với CQĐT trong hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm là một yêu cầu tất yếu hiện nay. Yêu cầu đó xuất phát từ yêu cầu của Nhà nước pháp quyền là quản lý xã hội bằng pháp luật. Các cơ quan thực thi pháp luật hoạt động trong khn khổ pháp luật, có trách nhiệm bảo vệ trật tự pháp luật, ngăn chặn vi phạm, tội phạm. Trong hoạt động tố tụng, cơ quan tố tụng phải xác lập quan hệ phối hợp, tơn trọng, kiểm sốt nhau trên cơ sở luật định để cùng thực hiện nhiệm vụ chung là đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Nội dung tăng cường phối hợp cần được thể hiện trên các phương diện sau:

Thứ nhất, nâng cao nhận thức và tôn trọng mối quan hệ phối hợp và

chế ước giữa VKSQS và các CQĐT hình sự Quân đội để mỗi cơ qua thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong đấu tranh phịng chống tội phạm. Trong đó:

- Cần xác định quan hệ phối hợp và chế ước giữa các cơ quan tố tụng là một nguyên tắc trong Bộ luật TTHS. Việc luật hóa quan hệ phối hợp và chế ước trong TTHS sẽ nâng cao trách nhiệm thực hiện phối hợp, kiểm soát, cân bằng giữa các cơ quan tố tụng và là cơ sở pháp lí để kí kết các quy chế phối hợp liên ngành.

- Nhận thức rõ bản chất của quan hệ chế ước giữa các CQĐT hình sự Quân đội và VKSQS, mục đích trong việc giao thẩm quyền tố tụng của Nhà nước sẽ làm cho từng cơ quan thấy rõ trách nhiệm của mình, tơn trọng thẩm quyền của nhau, phối hợp tốt hơn trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. Phải làm cho từng ĐTV, KSV hiểu rằng sự chế ước lẫn nhau là nhằm tránh xu hướng lạm quyền của cả hai bên, hạn chế oan sai, bỏ lọt tội phạm; không vi phạm quyền dân chủ trong tố tụng; bảo đảm cho

hoạt động điều tra, truy tố đúng quy định của pháp luật. Khi đã nhận thức rõ vấn đề thì hành động sẽ đúng hướng và hiệu quả. CQĐT sẽ làm tốt hơn nhiệm vụ điều tra tội phạm và chịu sự kiểm sát của VKS, cịn VKS thực hành quyền cơng tố thông qua kết quả hoạt động điều tra của CQĐT. Quan hệ chế ước vì thế sẽ phát huy tác dụng tích cực làm giảm bớt oan, sai, bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, đảm bảo tính nghiêm minh và cơng bằng trong xử lí tội phạm.

Thứ hai, nghiên cứu khoa học về các giải pháp tăng cường cơng tác

phối hợp liên ngành trong đấu tranh phịng, chống tội phạm nhằm trang bị về mặt nhận thức cho những người tiến hành tố tụng. Từ đó hướng đến hành động phối hợp trong thực tiễn.

Thứ ba, xây dựng quy chế phối hợp liên ngành và tổ chức các hoạt

động phối hợp liên ngành. Nội dung quy chế phải cụ thể, minh định rõ cơ chế phối hợp, cách thức điều chỉnh quan hệ phối hợp. Trên cơ sở quy chế phối hợp, từng ngành quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện. Hoạt động phối hợp liên ngành phải được thực hiện từ giai đoạn tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác tội phạm, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi và trong suốt quá trình điều tra, từ khi khởi tố vụ án cho đến khi truy tố người phạm tội ra trước Tòa án. Trước khi tiến hành các biện pháp điều tra quan trọng cần có sự trao đổi bàn bạc giữa ĐTV và KSV. Khi KSV có yêu cầu tiếp cận hồ sơ hoặc tham gia vào hoạt động điều tra thì CQĐT và ĐTV phải tạo điều kiện, trường hợp khơng đáp ứng được thì phải có lí do chính đáng. Khi gặp khó khăn vướng mắc, CQĐT cần chủ động trao đổi hoặc tổ chức họp cấp lãnh đạo để bàn biện pháp giải quyết. Trước khi kết thúc điều tra, ĐTV và KSV phải bàn bạc, trao đổi kỹ về hồ sơ, chứng cứ, các vấn đề cần chứng minh đã chứng minh đầy đủ chưa, hướng đề xuất xử lí. Về phía VKSQS cũng cần chủ động cung cấp cho các CQĐT hình sự Quân đội những thơng tin mà mình nắm được để cùng CQĐT thống nhất các yêu cầu điều tra và các biện pháp điều tra. Khi nhận hồ sơ vụ án do CQĐT chuyển đề nghị

truy tố, nếu qua thẩm tra thấy chưa đảm bảo chứng cứ để truy tố hoặc lọt tội danh, lọt đồng phạm hoặc vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng thì VKS trao đổi với CQĐT các biện pháp điều tra bổ sung.

Thứ tư, khắc phục những tồn tại trong quan hệ phối hợp, chế ước cũng

giúp tăng cường sự phối hợp. Những tồn tại trong quan hệ phối hợp, chế ước phải được nhận diện kịp thời và có biện pháp khắc phục ngay khơng để kéo dài dẫn đến trầm trọng. Định kỳ họp liên ngành, sơ kết, tổng kết công tác phối hợp liên ngành, thơng qua đó kiểm điểm, đánh giá cơng tác phối hợp được xem là biện pháp tốt nhất hiện nay. Tại cuộc họp các bên phát biểu ý kiến nêu ra các vấn đề khúc mắc trong quan hệ, vướng mắc trong công việc để cùng nhau thảo luận thống nhất trên quan điểm phê và tự phê. Lãnh đạo liên ngành qua đó cũng nắm được những vấn đề cộm lên trong quan hệ phối hợp để chấn chỉnh cấp dưới của mình.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa viện kiểm sát và cơ quan điều tra hình sự quân đội trong tố tụng hình sự ở quân khu 5 (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w