Trong quan hệ phối hợp

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa viện kiểm sát và cơ quan điều tra hình sự quân đội trong tố tụng hình sự ở quân khu 5 (Trang 65 - 71)

Quan hệ phối hợp giữa VKSQS Quân khu 5 và các CQĐT hình sự Qn đội trong đấu tranh phịng, chống tội phạm xảy ra trên địa bàn LLVT

Quân khu 5, thuộc thẩm quyền xét xử của TAQS thể hiện trên các phương diện sau đây:

Thứ nhất, trên phương diện thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nghiệp vụ

- Trong giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm.

Trong quá trình kiểm sát hoạt động giải quyết tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố, VKSQS cấp quân khu cũng như VKSQS các khu vực phối hợp với CQĐT hình sự quân khu trong thống kê, xử lý tội phạm, vi phạm. Các tin báo, tố giác luôn được vào sổ theo dõi đầy đủ, VKSQS Quân khu 5 thường xuyên kiểm tra hồ sơ xử lý tin báo, đối chiếu với thời hạn xử lý tin báo để đôn đốc CQĐT xác minh, giải quyết đúng thời hạn. Trong quá trình giải quyết, nếu xác định có dấu hiệu của tội phạm thì kiên quyết xử lý bằng biện pháp hình sự, trường hợp chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì yêu cầu chuyển ra các cơ quan có thẩm quyền bên ngồi xử phạt bằng các biện pháp hành chính hoặc nếu là tranh chấp dân sự, kinh tế thì hướng dẫn đương sự thỏa thuận giải quyết hoặc khiếu kiện đến Tòa án giải quyết, nếu xác định là vi phạm kỷ luật quân đội thì kiến nghị đơn vị xử lý theo Điều lệnh quản lý bộ đội.

- Trong hoạt động khởi tố và kiểm sát việc khởi tố

Công tác kiểm sát việc khởi tố của VKSQS cấp quân khu và các VKSQS cấp khu vực luôn được chú trọng nhằm bảo đảm cho các quyết định khởi tố hoặc quyết định khơng khởi tố vụ án hình sự của CQĐT đều có căn cứ và hợp pháp. Tổng số án mà VKSQS Quân khu 5 phải kiểm sát khởi tố năm 2007 là 54 vụ/80 bị can, kiểm sát khởi tố năm 2008 là 39 vụ/58 bị can, kiểm sát khởi tố năm 2009 là 35 vụ/46 bị can, kiểm sát khởi tố năm 2010 là 32 vụ/ 43 bị can, kiểm sát khởi tố năm 2011 là 41 vụ/66 bị can [58].

Về cơ bản việc phê chuẩn của VKSQS ở cả 2 cấp là kịp thời giúp cho hoạt động điều tra thuận lợi, nhanh chóng. Giữa các CQĐT hình sự Qn đội

ở 2 cấp và VKSQS ở 2 cấp ở Quân khu 5 đã xác lập và duy trì khá tốt việc định kỳ họp phân loại xử lí thơng tin tội phạm, trao đổi thông tin trước khi khởi tố nên đạt được sự đồng thuận trong thực hiện. Các quyết định khởi tố và phê chuẩn hầu hết có căn cứ và đúng pháp luật nên khơng có trường hợp phải bồi thường oan sai. Các quyết định không khởi tố của CQĐT cũng được gởi đến VKSQS để kiểm sát. Trường hợp VKSQS ra quyết định khởi tố thì VKSQS gửi quyết định khởi tố kèm theo yêu cầu điều tra cho CQĐT để tiến hành điều tra. Khi có khiếu nại việc khởi tố, không khởi tố giữa các CQĐT và VKSQS 2 cấp ở Quân khu 5 cũng có sự thống nhất trong việc trả lời người khiếu nại.

- Trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn

+ Trong phê chuẩn việc bắt người: Sau khi nhận văn bản đề nghị phê chuẩn kèm theo hồ sơ các CQĐT hình sự Quân đội đề nghị phê chuẩn việc bắt người để tạm giam và bắt người trong trường hợp khẩn cấp, VKSQS 2 cấp ở Quân khu 5 đã khẩn trương trong việc nghiên cứu xem xét phê chuẩn, nhất là đối với các trường hợp phê chuẩn bắt khẩn cấp. Thời gian thực hiện phê chuẩn về cơ bản đúng quy định của pháp luật. Trường hợp từ chối phê chuẩn Viện kiểm sát có văn bản nêu rõ lí do. Trường hợp cần bổ sung tài liệu, chứng cứ, VKS có văn bản yêu cầu để CQĐT bổ sung nhằm đảm bảo việc bắt người có căn cứ, đúng pháp luật. CQĐT cũng tạo điều kiện để KSV trực tiếp hỏi người bị bắt khẩn cấp như quy định tại khoản 4 điều 81 Bộ luật tố tụng hình sự. Trong 5 năm VKSQS Quân khu 5 đã thực hiện phê chuẩn bắt khẩn cấp 02 người theo đề nghị của CQĐT.

+ Trong phê chuẩn gia hạn tạm giữ: Khi xét cần phải kéo dài thời gian tạm giữ, CQĐT ra quyết định gia hạn tạm giữ (lần 1, lần 2) và có văn bản đề nghị VKS phê chuẩn. VKSQS Quân khu 5 đã thực hiện phê chuẩn tạo điều kiện cho các CQĐT có thời gian củng cố chứng cứ để khởi tố. Trường hợp từ chối, VKS có văn bản nêu rõ lí do.

+ Trong phê chuẩn lệnh tạm giam: Khi thấy cần thiết phải tạm giam bị can, CQĐT ra lệnh tạm giam và có văn bản đề nghị VKS phê chuẩn. VKSQS Quân khu 5 (2 cấp) cử KSV có kinh nghiệm nghiên cứu hồ sơ, chứng cứ, các căn cứ để thực hiện phê chuẩn. Trong 5 năm, VKSQS Quân khu 5 đã phê chuẩn tạm giam 147 bị can, tỷ lệ 32,88% theo đề nghị của các CQĐT hình sự Quân đội. Các trường hợp từ chối phê chuẩn, VKSQS Quân khu 5 đều nêu rõ lí do và được các CQĐT chấp nhận.

+ Trong việc gia hạn tạm giam: Khi cần thiết phải gia hạn tạm giam, CQĐT có văn bản đề nghị VKS ra quyết định gia hạn tạm giam. Từ năm 2007 đến năm 2011, VKSQS Quân khu 5 đã gia hạn thời hạn tạm giam đối với 20 bị can, tỷ lệ 4,47% theo đề nghị của các CQĐT hình sự Quân đội. Trường hợp từ chối gia hạn VKSQS Quân khu 5 có văn bản nêu rõ lí do.

+ Trong áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, cho bảo lĩnh, thay đổi biện pháp ngăn chặn đều có sự thống nhất giữa hai ngành.

- Trong hoạt động điều tra và kiểm sát hoạt động điều tra

+ Trong hoạt động khám nghiệm hiện trường: Khi có vụ có đủ điều kiện để tổ chức khám nghiệm hiện trường các CQĐT hình sư Qn đội đều thơng báo cho VKSQS 2 cấp cử KSV tham gia việc khám nghiệm như quy định tại Điều 150 Bộ luật tố tụng hình sự.

+ Trong hỏi cung bị can: Có sự phối hợp trong hỏi cung bị can, các vấn đề cần hỏi được ĐTV và KSV thống nhất, nhiều trường hợp KSV cùng tham gia hỏi cung với ĐTV.

+ Trong việc lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án: ĐTV và KSV thống nhất những người cần triệu tập để ghi lời khai, những vấn đề cần hỏi, cần làm rõ. Thống nhất đánh giá lời khai, những vấn đề cần hỏi bổ sung. Thống nhất giải pháp xử lí vụ án trong trường hợp khơng ghi được lời khai của những người trên.

+ Trong việc nhận dạng, đối chất: ĐTV và KSV thống nhất những phương án, cách thức tiến hành. Hầu như các trường hợp nhận dạng, đối chất đều có sự tham gia của KSV để kịp thời trao đổi các vấn đề phát sinh.

+ Trong thực nghiệm điều tra: Q trình tổ chức thực nghiệm có KSV tham gia cùng với ĐTV và có sự thống nhất về cách thức tiến hành.

+ Trong khám xét, thu giữ, tạm giữ vật chứng, kê biên tài sản: Khi thấy cần thiết khám xét, CQĐT có văn bản đề nghị VKS phê chuẩn lệnh khám xét. Khi cần kê biên tài sản, CQĐT ra Lệnh kê biên tài sản và thông báo cho VKS trước khi thi hành. Nhiều vụ khám xét, kê biên tài sản do ĐTV chủ trì có sự tham gia của KSV. Quá trình khám xét, kê biên giữa ĐTV và KSV trao đổi thống nhất cách thức tiến hành, thống nhất việc tạm giữ những đồ vật, tài liệu liên quan, thống nhất trong việc xác định diện tài sản kê biên.

+ Trong trưng cầu giám định: Chủ yếu là định giá tài sản làm căn cứ định tội và định khung hình phạt. Một số trường hợp nhằm xác định năng lực hành vi khi nghi can có bệnh lí tâm thần. Việc tiến hành định giá được thực hiện theo Nghị Định 26 của Chính phủ về định giá trong tố tụng hình sự. Vì việc định giá để làm căn cứ khởi tố nên giữa các CQĐT và VKSQS các cấp ở Quân khu 5 thường thống nhất với nhau về những tài sản đưa ra định giá, đánh giá kết quả định giá và sử dụng kết quả định giá trong xử lí vụ án. Đối với trường hợp nghi vấn người có hành vi phạm tội có dấu hiệu bệnh lí tâm thần, CQĐT thơng báo cho VKS biết và tiến hành trưng cầu giám định pháp y tâm thần. Căn cứ kết quả giám định, nếu bị can mắc bệnh tâm thần thì CQĐT đề nghị VKS ra quyết định bắt buộc chữa bệnh.

+ VKSQS 2 cấp ở Quân khu 5 cũng đã thực hiện 20 lượt gia hạn thời hạn điều tra, chiếm tỷ lệ 4,47%, theo đề nghị của các CQĐT hình sự Quân đội.

+ Qua kết quả công tác kiểm sát điều tra, VKSQS Quân khu 5 đã tổng hợp các vi phạm pháp luật của CQĐT cùng cấp để trao đổi yêu cầu sửa chữa hoặc kiến nghị khắc phục. Do các vi phạm đều được phát hiện một cách chính

xác và có căn cứ nên các yêu cầu hoặc kiến nghị của VKSQS Quân khu 5 đều được CQĐT hình sự Quân đội cùng cấp tiếp thu sửa chữa, khắc phục kịp thời.

- Trong việc đề nghị truy tố và quyết định truy tố

Trong 5 năm (2007 - 2011), các CQĐT hình sự Quân đội đã đề nghị truy tố 289 vụ/ 447 bị can, đình chỉ điều tra 08vụ/ 13 bị can, chiếm tỷ lệ 2,77% số vụ, 2,9% số bị can. VKSQS 2 cấp ở Quân khu 5 đã quyết định truy tố 227 vụ/ 378 bị can. Về cơ bản việc đề nghị truy tố của các CQĐT là chính xác nên số vụ án và bị can mà VKSQS Quan khu 5 đình chỉ vụ án rất ít và tất cả đều là đình chỉ miễn trách nhiệm hình sự theo Điều 25. Đó chính là kết quả của sự phối hợp giữa hai ngành trong điều tra, truy tố tội phạm.

Thứ hai, trên phương diện công tác chỉ đạo điều hành

+ Hoạt động phối hợp liên ngành tố tụng được cả hai cấp chú trọng. Lãnh đạo liên ngành cấp Quân khu (cấp phòng) đã đề ra chương trình phối hợp thường niên để thống nhất thực hiện. VKSQS Quân khu và CQĐT hình sự Quân khu 5, Binh đoàn 15 tổ chức giao ban hàng quý, sơ kết 6 tháng và tổng kết hàng năm để kiểm điểm đánh giá công tác phối hợp liên ngành và đề ra chương trình phối hợp tiếp theo.

+ Do khơng cùng nằm trên địa bàn Quân khu nên ngoài các cuộc họp định kỳ, trong q trình giải quyết án nếu có vướng mắc, tùy từng giai đoạn tố tụng, các CQĐT thụ lí chủ động mời họp cấp lãnh đạo liên ngành để bàn hướng giải quyết. Do đó sự phối hợp càng chặt chẽ, giúp tháo gỡ nhiều khó khăn vướng mắc trong hoạt động phối hợp cũng như trong thực hiện nhiệm vụ của mỗi cơ quan.

+ Khi cấp khu vực có những vướng mắc về nghiệp vụ, sau khi trao đổi thống nhất, lãnh đạo liên ngành có kết luận thơng báo thống nhất thực hiện trong toàn Quân khu (như việc ĐTV không được tham gia làm thành viên Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự; việc cấp giấy chứng nhận bào chữa ở từng giai đoạn tố tụng; việc chuyển tang vật của vụ án; việc sử dụng kết quả giám định...)

Nhìn chung, quan hệ phối hợp giữa các CQĐT hình sư Quân đội thực hiện điều tra các vụ án hình sự trên địa bàn LLVT Quan khu 5 và VKSQS 2 cấp ở Quân khu 5 trong 5 năm qua về cơ bản là chặt chẽ và hiệu quả. Tội phạm được ngăn chặn, các vi phạm pháp luật trong Qn đội được kiểm sốt, tình hình chính trị, kỷ luật quân đội được giữ ổn định, từng ngành hoàn thành tốt nhiệm vụ, kế hoạch cơng tác góp phần xây dựng qn đội ngày càng chính quy hiện đại và góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ở cả hai cấp quan hệ phối hợp ngày càng được tăng cường, tình trạng “quyền anh, quyền tơi” giảm dần, cả hai ngành đều phấn đấu vì nhiệm vụ chung là đấu tranh phòng, chống tội phạm, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa viện kiểm sát và cơ quan điều tra hình sự quân đội trong tố tụng hình sự ở quân khu 5 (Trang 65 - 71)

w